Xét nghiệm nhiễm sắc thể vợ chồng bao nhiêu tiền

Tiến bộ trong di truyền học cho phép con người tiếp cận và thay đổi cục diện các lựa chọn trong hỗ trợ sinh sản. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ [PGT] được biết đến là kỹ thuật hiện đại để xác định những bất thường về mặt di truyền ở gen. Ứng dụng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trước khi chuyển phôi có thể chọn lựa được những phôi tốt, tăng tỷ lệ mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ là gì?

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ – Premplantation Genetic Testing [PGT] là tập hợp các kỹ thuật chuyên sâu để xác định những bất thường về di truyền của phôi được tạo ra trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm. [1]

Phôi được tạo ra từ trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Trứng và tinh trùng trưởng thành có 23 nhiễm sắc thể, khi chúng kết hợp với nhau, một sinh mệnh mới được tạo ra có bộ nhiễm sắc thể 2n= 46. Nhiễm sắc thể chứa các gen xác nhận đặc điểm của cá thể mới, ví dụ: màu mắt, chiều cao và nhóm máu…

Thông tin di truyền của một cá nhân được đóng gói thành các chuỗi DNA gọi là nhiễm sắc thể [NST]. Tế bào người bình thường gồm 46 NST, hoặc 23 cặp NST. Những cặp NST này được đánh dấu từ 1 đến 22 [NST thường] và X, Y [NST giới tính]. Một số lỗi trong giai đoạn phát triển sớm của tinh trùng, noãn hoặc phôi có thể dẫn đến bất thường số lượng NST trong phôi đang phát triển [ví dụ: thiếu hoặc thừa NST]. Đây được gọi là lệch bội NST. Bất thường số lượng NST có thể gây thất bại làm tổ, sẩy thai, hoặc sinh ra đứa trẻ bị bất thường NST [ví dụ: hội chứng Down].

Với chu kỳ IVF thu được nhiều hơn một phôi, các chuyên viên phôi học và bác sĩ sẽ trao đổi với khách hàng để quyết định nên chuyển phôi tươi hay trữ lạnh. Các tiêu chí lựa chọn phôi sẽ dựa trên nhiều yếu tố như hình thái và động học phát triển của phôi. Một số trường hợp như phụ nữ lớn tuổi, người có tiền sử sinh con dị tật, tiền sử sảy thai nhiều lần… có thể được khuyến nghị sàng lọc phôi với xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để kiểm tra tình trạng di truyền của phôi. [2]

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có thể cho chúng ta biết những thông tin về sức khỏe di truyền của phôi.

Các loại xét nghiệm PGT

Có 3 loại xét nghiệm di truyền tiền làm tổ [PGT] được áp dụng tại IVFTA gồm:

  • PGT-M: đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh đơn gen. PGT-M thường được chỉ định thực hiện với trường hợp bố mẹ có mang bất thường di truyền đơn gen, và có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh. Xét nghiệm PGT-M sẽ giúp các cặp vợ chồng xác định được những phôi thai không bị mắc các bệnh về gen do cha mẹ mang gen để lại. Một số bệnh có thể sàng lọc nhờ PGT-M như bệnh tan máu bẩm sinh [Thalassemia], bệnh máu khó đông Hemophilia…
  • PGT- SR: đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong trường hợp các cặp vợ chồng gặp các bất thường về nhiễm sắc thể như mất đoạn nhiễm sắc thể, hoặc nhân đoạn nhiễm sắc thể, chuyển đoạn cân bằng… Xét nghiệm này giúp lựa chọn phôi khỏe, không bị mắc các dị tật về nhiễm sắc thể.
  • PGT- A: là xét nghiệm phát hiện những bất thường lệch bội dùng để sàng lọc thể lệch bội liên quan đến bất kỳ nhiễm sắc thể nào. PGT-A thường được chỉ định trong trường hợp như nam giới vô sinh nặng, nữ giới lớn tuổi, có tiền sử thất bại chuyển phôi nhiều lần, sảy thai liên tiếp…

Lợi ích của phương pháp

Lợi ích của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ giúp cung cấp những thông tin về sức khỏe di truyền của phôi. Từ những thông tin này bác sĩ có thể lựa chọn những phôi tốt, không mang bất thường về di truyền để chuyển phôi từ đó tăng tỷ lệ có thai cũng như tăng cơ hội mang thai và sinh con khỏe mạnh, không mắc phải những hội chứng di truyền đã sàng lọc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có bệnh lý về di truyền hoặc lớn tuổi.

Một nghiên cứu được công bố trên trang National Center for Biotechnology Information [NCBI] cho thấy trong hỗ trợ sinh sản tỷ lệ phôi thai bất thường khá cao thường gặp ở những cặp vợ chồng lớn tuổi.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Khang: ”Với sự phát triển của những phương pháp hỗ trợ sinh sản, vấn đề chất lượng con người ngày càng được quan tâm, không chỉ tiếp cận chẩn đoán trước khi qua bào thai mà còn sâu hơn là chẩn đoán từ phôi thai. Theo một số nghiên cứu, tuổi người phụ nữ càng cao thì tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở phôi càng tăng, tỷ lệ này chiếm 30% với phụ nữ dưới 35 tuổi và lên đến 85% với phụ nữ trên 42 tuổi. Vì vậy các xét nghiệm di truyền tiền làm tổ mang lại nhiều lợi ích cho quy trình thụ tinh ống nghiệm, giúp chọn lọc được phôi khỏe mạnh.

Quá trình phát triển của phôi từ ngày 0 đến ngày 5.

Trường hợp nào nên thực hiện xét nghiệm di truyền làm tiền tổ

1. Trường hợp nào nên thực hiện PGT-M

PGT-M là xét nghiệm chẩn đoán bệnh đơn gen thường được khuyến nghị với các trường hợp như bố mẹ hoặc cả bố và mẹ mang các đột biến di truyền đơn gen thể trội [ví dụ như bệnh Huntington] hoặc thể lặn [ví dụ như bệnh xơ nang], các rối loạn liên kết giới tính, rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh… [3]

Bên cạnh đó, trong tương lai PGT-M còn hướng tới ứng dụng trong điều trị cho những anh/chị/em ruột của trẻ đã ra đời nhưng mang gen bệnh. Kỹ thuật PGT-M có thể chẩn đoán sự phù hợp về kháng nguyên bạch cầu người của phôi với các anh/chị/em bị bệnh. Tế bào gốc được lưu trữ từ máu cuống rốn của đứa bé sinh ra từ phôi được lựa chọn qua kỹ thuật PGT-M sẽ giúp ích trong điều trị với trường hợp anh/chị/em bị bệnh.

2. Trường hợp nào nên thực hiện PGT-A

PGT-A là xét nghiệm di truyền tiền làm tổ nhằm phát hiện bất thường lệch bội, kỹ thuật này có thể được sử dụng để sàng lọc thể lệch bội liên quan đến bất kỳ nhiễm sắc thể nào. PGT-A thường được chỉ định với phụ nữ lớn tuổi, người có tiền sử sảy thai liên tiếp, thất bại làm tổ nhiều lần và trường hợp vô sinh từ yếu tố nam nặng [mất đoạn AZF]

Thực hiện PGT-A đồng nghĩa với việc khách hàng phải thực hiện chu kỳ làm IVF hoặc ICSI. Sau khi cho trứng và tinh trùng tạo thành phôi. Các phôi sẽ được nuôi đến giai đoạn phôi nang [phôi ngày 5 hoặc ngày 6]. PGT-A chỉ có thể thực hiện trên các phôi nang phù hợp để trữ lạnh. Với những phôi chưa đạt đến phôi nang đều không thích hợp để trữ lạnh và không được tiến hàng làm sàng lọc phôi.

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ nhằm phát hiện bất thường lệch bội PGT-A có khả năng phát hiện một số trường hợp mất đoạn hoặc nhân đôi [một phần của nhiễm sắc thể có thể bị thừa hoặc thiếu], tùy thuộc vào kích thước của đoạn nhiễm sắc thể liên quan.

3. Trường hợp nào nên thực hiện PGT-SR

PGT-SR là xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi để phát hiện những bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này thường áp dụng với những cặp vợ hoặc chồng có bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể như chuyển đoạn mất cân bằng nhiễm sắc thể, mất hoặc nhân đoạn nhiễm sắc thể.

Trường hợp có một hoặc cả bố và mẹ mắc các hội chứng liên quan đến bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể như: Angelman, Cri du chat, DiGeorge, Langer – Giedion, Miller – Dieker, Prader – Willi, Smith – Magenis, Williams – Beuren, Wolf – Hirschhorn…

Quy trình xét nghiệm di truyền tiền làm tổ

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ [PGT] là kỹ thuật tiên tiến trong hỗ trợ sinh sản. Quy trình làm xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bao gồm việc tạo một lỗ nhỏ trên màng ngoài của phôi [trophectoderm cell hay còn gọi là lớp tế bào lá nuôi phôi bên ngoài], sử dụng tia laser tích hợp trên kính hiển vi chuyên dụng.

Sau đó, chuyên viên phôi học dùng hệ thống vi thao tác để lấy nhẹ nhàng 5-7 tế bào ra khỏi phôi và đem đi phân tích DNA. Kỹ thuật này được sử dụng để xác định các bất thường di truyền của phôi được tạo ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương [IVF hoặc ICSI], sàng lọc phôi có chất lượng tốt nhất để cấy vào tử cung, tăng khả năng thành công, giảm số chu kỳ thụ tinh nhân tạo.

Hiện nay, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ được thực hiện với phôi nang ngày 5 hoặc ngày 6 để thu được nhiều tế bào mà không làm ảnh hưởng đến khối inner cell mass [thành phần tạo nên bào thai sau này].

Các bước thực hiện chính của PGT bao gồm:

  1. Thăm khám được tư vấn và thực hiện xét nghiệm sàng lọc thể mang gen.
  2. Thực hiện IVF hoặc ICSI, nuôi cấy phôi ngày 5.
  3. Sinh thiết phôi và trữ phôi.
  4. Xét nghiệm sàng lọc di truyền.
  5. Chuyển các phôi trữ bình thường vào tử cung.

Những tình huống ngoài mong đợi

PGT là xét nghiệm có kỹ thuật tương đối an toàn, lớp tế bào lấy sinh thiết là lớp tế bào từ phần sẽ phát triển thành bánh nhau sau này vì vậy sàng lọc phôi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của phôi. Tuy nhiên kết quả của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ PGT không khẳng định đúng 100% về tình trạng di truyền của phôi. Vì vậy với thai kỳ chuyển phôi có làm xét nghiệm PGT, thai phụ vẫn phải thực hiện các xét nghiệm tiền sản thường quy.

Việc thực hiện PGT trong hỗ trợ sinh sản sẽ làm tăng chi phí điều trị và thường chỉ sàng lọc được những bất thường di truyền trong phạm vi xét nghiệm cụ thể chứ không thể loại trừ hoàn toàn các bất thường di truyền có thể gặp ở phôi thai.

PGT là xét nghiệm có xâm lấn vì vậy có thể ảnh hưởng đến tiềm năng của phôi, đặc biệt là những phôi có chất lượng kém. Khoảng 3% trường hợp làm sinh thiết phôi không có kết quả. Trường hợp này có thể cân nhắc làm sinh thiết lại. Một điều không mong đợi là tất các các mẫu thôi được sinh thiết trong 1 chu kỳ làm IVF có thể bất thường toàn bộ, không thích hợp về mặt di truyền để chuyển phôi. Phôi sau khi sinh thiết và có kết quả PGT có thể được lưu trữ trong thời gian dài, tuy nhiên có thể xảy ra hư hỏng ở các mẫu lưu trữ này.

Xét nghiệm bao lâu thì có kết quả?

Mẫu tế bào phôi sau khi sinh thiết sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích. Tùy thuộc và loại xét nghiệm mà thời gian có kết quả sẽ khác nhau. Thông thường xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ sẽ mất từ 15 ngày đến 1 tháng để có kết quả. [4]

Chi phí thực hiện

Chi phí làm xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bao nhiêu là điều mà nhiều người quan tâm. Đây là một xét nghiệm cao cấp giúp chọn lọc phôi khỏe mạnh, tìm những bất thường di truyền của phôi. Tùy theo xét nghiệm được thực hiện, chi phí làm xét nghiệm này thường giao động từ 15-20 triệu/phôi.

Hiện tại tại IVFTA-HCM có thể thực hiện được xét nghiệm di truyền tiền làm tổ thường quy với những trường hợp được chỉ định một cách chính xác, chuyên nghiệp và cho kết quả chính xác.

Giới thiệu dịch vụ sàng lọc phôi tại Tâm Anh

Hiện nay xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có thể thực hiện ở những bệnh viện hoặc trung tâm chuyên môn ở Việt Nam. Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh được đánh giá là đơn vị có khả năng thực hiện các kỹ thuật này một cách chính xác và chuyên nghiệp.

Bác sĩ tại IVFTA-HCM đang trao đổi về sự phát triển của phôi.

Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, hệ thống phòng lab siêu sạch chuẩn ISO5 hiện đại nhất Đông Nam Á cùng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo, hệ thống nuôi phôi động học giúp theo dõi và đánh giá phôi… Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh cũng quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao được đào tạo bài bản đạt yêu cầu khi thực hiện các kỹ thuật khó như PGT.

️Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh hiện đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ IVF thành công trung bình lên tới 64,5%, con số này bao gồm cả những trường hợp ca khó, như nữ giới có dự trữ buồng trứng thấp, lớn tuổi đi kèm nhiều bệnh lý, nam giới không có tinh trùng, vợ chồng hiếm muộn lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, được chỉ định xin trứng, xin tinh trùng, mang thai hộ ở các trung tâm trước đó…

Hiện kỹ thuật PGT đã được triển khai tại Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, nếu quý khách có nhu cầu có thể liên hệ:

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm di truyền tiền làm tổ PGT. Với những cặp vợ chồng lớn tuổi đang mong con, người có tiền sử thất bại chuyển phôi nhiều lần, sảy thai liên tiếp, vợ chồng có bệnh lý di truyền… quan tâm đến xét nghiệm này có thể liên hệ với IVFTA-HCM để được tư vấn chi tiết.

Chủ Đề