Xóa giải chấp là gì

Đối với khách hàng đã từng vay thế chấp tài sản thì có lẽ khái niệm Giải chấp không còn xa lại gì. Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa thực sự hiểu rõ về cụm từ này.

Sau đây, TheBank sẽ giúp bạn tìm hiểu giải chấp là gì, muốn giải chấp thì cần làm những thủ tục gì để bạn bớt bỡ ngỡ trong quá trình vay vốn.

Giải chấp là gì?

Giải chấp [hay còn gọi là xóa đăng ký thế chấp] là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Nó được hiểu đơn giản như sau:

Khi bạn cần vay một số tiền lớn tại ngân hàng bạn sẽ phải thế chấp tài sản như nhà, xe ô tô Nhà cửa, xe ô tô hay giấy tờ có giá gọi là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản đảm bảo đó được giải chấp khi nó chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ của bạn [khi bạn đã trả hết nợ cho ngân hàng].

Ví dụ:

Anh B muốn thế chấp một căn nhà 3 tầng đứng tên anh để vay vốn kinh doanh. Khi đó, anh sẽ chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở [sổ đỏ] cho ngân hàng. Khi anh B đã trả đầy đủ cả vốn và lãi cho ngân hàng theo như quy định trong hợp đồng vay vốn thì ngân hàng sẽ tiến hàng giải chấp trả lại sổ đỏ cho anh B.

Trong trường hợp anh B không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng trong một khoản thời gian đã được quy định thì ngân hàng sẽ tiến hàng phát mãi tài sản đó để thanh lý trừ nợ.

Vậy, việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến thời hạn thanh lý hợp đồng vay vốn. Người vay có nghĩa vụ phải trả nợ đúng hạn. Việc trả nợ chậm trễ sẽ bị xếp hạng tín dụng xấu và rất khó vay vốn vào những lần tiếp theo.

Phải giải chấp tài sản khi nào?

- Khi bạn đã trả hết cả vốn và lãi cho ngân hàng

- Bạn muốn đổi tài sản thế chấp hiện tại sang tài sản thế chấp khác có giá trị tương đương

- Bạn muốn trả nợ trước hạn và muốn rút tài sản đảm bảo đó ra khỏi ngân hàng

Giải chấp tài sản

Trong phạm vi bài viết này, TheBank sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục giải chấp sổ đỏ, ô tô và tài sản đảm bảo nói chung. Cụ thể như sau:

Thủ tục giải chấp sổ đỏ

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ với ngân hàng, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau để giải chấp sổ đỏ:

  • Đơn yêu cầu xóa đăng ký giải chấp sổ đỏ
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp
  • CMND của bên thế chấp
  • Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.

Thủ tục giải chấp sổ đỏ ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chưa được thành lập thì bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/huyện.

Quy trình giải chấp

Bước 1: Nộp hồ sơ xóa đăng ký thế chấp

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đăng ký của khách hàng. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, bạn sẽ nhận phiếu hẹn trả kết quả. Ngược lại, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ nhắc bạn cần chuẩn bị thêm giấy tờ cần thiết nào để tiến hành giải chấp sổ đỏ.

Bước 3: Thực hiện đúng theo trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT như sau:

1. Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.

2. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này thì Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

3. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký mà không có căn cứ từ chối đăng ký thì trong thời hạn quy định tại Điều 8 của Thông tư này, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a] Ghi nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi hoặc xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với trường hợp đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành và bên thế chấp đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận thì phải thể hiện cụ thể nội dung sau vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận khi có thay đổi là: Tài sản gắn liền với đất đã hình thành, được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và tiếp tục thế chấp [ghi tên tài sản] tại [ghi tên bên nhận thế chấp];

b] Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký [giờ, phút, ngày, tháng, năm] tại Mục Chứng nhận của cơ quan đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký.

4. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, ghi Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấpvào Sổ địa chính và ghi nội dung đăng ký và thời Điểm đăng ký [giờ, phút, ngày, tháng, năm] tại Mục Chứng nhận của cơ quan đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký và thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Bước 5: Đến lịch hẹn trả kết quả, bạn đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận kết quả.

Thông báo giải chấp sổ đỏ

Giải chấp sổ đỏ mất bao lâu?

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ:

  • Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
    Nếu phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
  • đăng ký hợp lệ.

Thủ tục giải chấp xe ô tô

Khi bạn đã hoàn thành thủ tục để tất toán và thanh lý khoản vay thì phía ngân hàng sẽ cấp cho bạn:

  • 3 Giấy thông báo hoàn thành nghĩa vụ nợ với ngân hàng
  • 1 Đơn đăng ký xóa chấp tài sản ô tô

Sau đó, bạn thực hiện theo các bước sau để làm thủ tục giải chấp xe ô tô:

Bước 1: Nhận bàn giao đăng ký xe ô tô và thông báo hoàn thành nghĩa vụ nợ, đơn đăng ký xóa chấp.

Bước 2: Gửi thông báo giải chấp và đơn đăng ký xóa chấp tới các đơn vị sau:

  • Văn phòng công chứng nơi bạn đăng ký thế chấp
  • Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia
  • Phòng cảnh sát giao thông nơi đăng ký xe.

Bước 3: Kiểm tra lại việc giải chấp xe ô tô đã hoàn thành chưa bằng cách thực hiện theo trình tự sau:

- Truy cập TẠI ĐÂY.

- Chọn "Tra cứu thông tin".

- Giao diện hiển thị với 3 tùy chọn điền thông tin là số đơn đăng ký, bên bảo đảm và số khung. Bạn nhập chính xác 1 trong 3 thông tin trên để tiến hành kiểm tra.

- Nếu không thấy thông tin hoặc hiển thị "Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp" => Xe đã được giải chấp.

- Nếu thấy thông tin đầy đủ của tài sản hiện lên, thể hiện khoản tiền bạn đã vay, bạn nên hỏi lại các cơ quan bạn đã nộp hồ sơ.

Thủ tục giải chấp căn hộ chung cư

Khi bạn mua căn hộ chung cư tại dự án đang được thế chấp tại Ngân hàng thì các dự án đó cần được giải chấp trước khi bán. Nếu căn hộ không được giải chấp thì hợp đồng mua bán giữa khách hàng và Chủ đầu tư hoàn toàn không có hiệu lực. Trong trường hợp chủ đầu tư không trả nợ được cho Ngân hàng thì căn mà bạn mua sẽ được Ngân hàng thực hiện phát mại.

Vì vậy, bạn phải yêu cầu chủ đầu tư giải chấp căn hộ [giải chấp sổ hồng]trước khi mua. Để thực hiện giải chấp căn hộ bạn mua thì bạn làm như sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng thế chấp dự án

Cách kiểm tra như sau:

- Tìm hiểu dự án mình muốn mua, cần nắm được các thông tin như:

  • Đăng ký kinh doanh của Chủ đầu tư,
  • Tên chủ đầu tư
  • Các bên hợp tác liên doanh.

- Lựa chọn 1 trong 3 cách sau để kiểm tra tình trạng thế chấp của dự án

  • Cách 1: Kiểm tra tại Phòng tài Nguyên và môi trường nếu tài sản là dự án, nhà ở hình thành trong tương lai.
  • Cách 2: Kiểm tra quyền tài sản phát sinh từ dự án thì kiểm tra tại cục đăng ký giao dịch bảo đảm. [Hàng tháng sở tài Nguyên môi trường các tỉnh thường cung cấp danh mục các dự án đang thế chấp tại Ngân hàng]
  • Cách 3: Kiểm tra qua Ngân hàng cho vay.

Bước 2: Yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục giải chấp Ngân hàng căn hộ bạn mua.

Bước 3: Ngân hàng sẽ làm thông báo giải chấp và xác nhận tại phòng tài Nguyên là căn hộ đã được giải chấp.

Bước 4: Ký hợp đồng mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư và khách hàng

Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên tìm hiểu kỹ dự án trước khi ký hợp đồng mua bán với Chủ đầu tư.

Xem thêm: Sổ hồng vĩnh viễn có tồn tại không?

Phí giải chấp tài sản là bao nhiêu?

Hiện nay không có quy định về phí giải chấp tài sản nên sẽ không có con số cụ thể để trả lời câu hỏi trên. Tuy nhiên, bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền đang nợ cho ngân hàng mới được làm thủ tục giải chấp. Khi chuẩn bị hồ sơ, bạn sẽ mất thêm tiền công chứng, tiền giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị nhận hồ sơ...

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giải chấp ngân hàng và các thủ tục cần thiết để giải chấp.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn nhanh nhất.

Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề