Xương mác ở đâu

Xương chày là gìXương chày nằm ở phía trước trong của cẳng chân và là xương có kích thước lớn nhất rất quan trọng trong toàn bộ chi dưới có nhiệm vụ điều hòa những hoạt động ở khớp gối và khớp cổ chân cũng như chịu lực tỳ nén chính của cơ thể, cho phép cơ thể di chuyển một cách linh hoạt. Xương chày hơi cong hình chữ S, nửa trên thì hơi cong ra ngoài còn ở dưới hơi cong vào trong. Thân xương chày hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ lại và đến 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ tròn. Vì vậy đây là điểm yếu dễ bị gãy xương.

2. Cấu tạo của Xương chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

  • Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.
  • Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.
  • Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫu và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Xương mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo nên khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi. Mâm chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và diện khớp trên của xương chày được gọi chính xác là mâm chày, vị trí cụ thể của mâm chày là tiếp khớp với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tùy thuộc vào mâm chày trong và mâm chày ngoài. Cấu tạo phía giữa các mâm chày gồm các gai mâm chày có tác dụng giống như điểm bám cho các loại dây chằng khác nhau tại đây (dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau).

Xương mác ở đâu

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.

3. Chức năng của Xương chày

Xương chày chịu lực bao nhiêu? Xương chày là xương quan trọng đóng vai trò chủ lực chịu phần lớn sức nặng của đùi dồn xuống cẳng chân cùng với cấu tạo lớn hơn cả xương mác nên chức năng của xương chày quan trọng hơn xương mác. Vì vậy mà các chấn thương ở xương chày nói chung, đặc biệt là mâm chày nói riêng có quan hệ mật thiết với khớp gối nên cần phải được chẩn đoán và điều trị đúng đắn.

4. Những điều cần lưu ý

Xương chày là một trong số những xương thường hay bị gãy nhiều nhất trong cơ thể con người. Những biểu hiện phổ biến rõ rệt của tình trạng gãy xương chày là:

  • Cảm giác đau dữ dội ở dưới cẳng chân
  • Khó khăn trong việc di chuyển, chạy hoặc đá
  • Tê hay ngứa ran ở chân
  • Khả năng chịu lực kém ở chân bị thương
  • Xảy ra các biến dạng ở cẳng chân, đầu gối, ống chân hay vùng mắt cá chân
  • Xương nhô hẳn ra khỏi chỗ rách da
  • Hạn chế những vận động uốn cong ở xung quanh đầu gối
  • Sưng tấy xung quanh vùng vùng bị chấn thương
  • Bầm tím hoặc xanh tím ở vùng chân bị thương

Nguồn: Vinmec

Xương mác ở đâu

NPP Thuốc Thảo Mộc (thuocthaomoc.net) là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm thảo mộc thiên nhiên dân tộc Dao Trần Kim Huyền, mỹ phẩm Hàn Quốc (phân phối độc quyền bởi công ty Trần Kim Huyền) và là trang thông tin chia sẻ các kiến thức về bệnh, làm đẹp, thông tin cây thuốc nam, vị thuốc nam dân gian.

  • 18:00 07/05/2022
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20376 phiếu bầu

Trong các dạng tổn thương ở xương cẳng chân, gãy xương mác khá thường gặp. Tuy nhiên, gãy xương mác không quá nguy hiểm và xương có thể lành lại sau 8 – 10 tuần bó bột.

Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Xương chày là loại xương to hơn, chịu phần lớn trọng lực cơ thể. Xương mác là xương nhỏ hơn, có dạng dài, ở ngoài cẳng chân, có vai trò chia sẻ bớt gánh nặng của xương chày, đồng thời tạo nên cử động linh hoạt của khớp cổ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp gối và khớp mắt cá chân.

Xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Vì là một xương phụ nên người ta có thể lấy bỏ 2/3 trên xương mác cũng không gây ảnh hưởng tới chức năng của chi dưới. Và vì có kích thước nhỏ, mảnh nên khi chấn thương xảy ra, xương mác thường là xương bị gãy. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn so với sức tải của nó.

Xương mác ở đâu

Vị trí xương mác

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương mác là:

  • Va chạm mạnh: thường do tai nạn giao thông, có thể dẫn đến gãy xương nghiêm trọng.
  • Té ngã, đặc biệt là từ trên cao xuống bề mặt cứng: vận động viên, người cao tuổi và trẻ em hay bị chấn thương bởi nguyên nhân này.
  • Thực hiện các vận động xoắn như xoay vòng (tập các môn thể thao như trượt ván, trượt tuyết).
  • Một số bệnh có thể dẫn tới gãy xương mác, bao gồm các bệnh về xương như viêm xương khớp.

1.3 Triệu chứng gãy xương mác

  • Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân có thể bị sốc.
  • Triệu chứng tại chỗ: Sau khi bị gãy xương, người bệnh thấy đau chói tại chỗ gãy, chân gãy không vận động được, cẳng chân sưng nề, đau, bầm tím chân, ngứa ran hoặc tê chân, đau các khớp và xương có liên quan,...

Xương mác ở đâu

Người bệnh bị đau ở vị trí gãy xương mác

  • Giảm đau toàn thân bằng cách sử dụng Promedol 0,02 hoặc Morphin 0,01 x 1 ống tiêm bắp thịt nếu bệnh nhân không có các phản chỉ định. Người bị gãy xương mác cũng có thể dùng thuốc giảm đau dạng uống như Efferalgan Codein 0,50, Mofen,...
  • Giảm đau tại chỗ: phong bế gốc chi bằng dung dịch Novocain 0,25% x 60ml.
  • Bất động tạm thời: nẹp xương mác từ 1/3 trên đùi tới gót chân bằng nẹp ê-ke gỗ hoặc 2 nẹp tre đặt ở mặt trong và mặt ngoài.

Phương pháp điều trị gãy xương mác phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương. Cụ thể:

  • Gãy xương hở (gãy xương phức tạp): xương xuyên qua da, có thể nhìn thấy xương hoặc một vết thương sâu lộ xương qua da. Gãy xương hở thường do chấn thương rất mạnh như té ngã hay tai nạn giao thông. Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bị gãy xương cũng có thể được tiêm một mũi uốn ván nếu cần. Vết thương sau đó sẽ được vệ sinh, kiểm tra, cố định xương gãy bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Gãy xương kín (gãy đơn giản): xương bị gãy nhưng da vẫn còn nguyên vẹn. Mục tiêu điều trị gãy xương kín là đưa xương trở lại vị trí ban đầu, kiểm soát cơn đau và chờ xương tự lành, ngăn ngừa biến chứng, phục hồi chức năng của chi dưới. Gãy xương mác có cần bó bột không? Người bệnh thường được chỉ định bó bột, sử dụng nạng để di chuyển, mang nẹp đeo. Khi xương đã lành, bệnh nhân có thể tập nâng chân, kéo căng xương và cải thiện chức năng các khớp bị yếu với sự trợ giúp của bác sĩ vật lý trị liệu.

Xương mác ở đâu

Chỉ định bó bột cho bệnh nhân gãy xương mác

Khi bị gãy xương mác, bệnh nhân sẽ được chỉ định bó bột ngay. Sau 7 – 10 ngày bó bột, tình trạng sưng nề trên xương đã giảm, khiến bột bị lỏng. Lúc này, bác sĩ có thể quấn thêm bột kín vòng tròn hoặc thay bột khác nếu bột quá lỏng. Trong quá trình bó xương, bệnh nhân có thể tập đưa cao cẳng chân, khép, dạng chân. Sau khoảng 3 tuần bó bột, người bệnh nên tập đi nạng và chống chân dần để tránh rối loạn dinh dưỡng.


Xương mác rất dễ liền nên bệnh nhân gãy xương mác sẽ lành xương sau khoảng 8 – 10 tuần bó bột và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi quá trình liền xương.

Thời gian xương mác bị gãy lành lại nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ chấn thương, tuổi tác, cách chăm sóc, tập luyện,... Để nhanh phục hồi sau khi gãy xương, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

Xương mác ở đâu

Tập luyện phục hồi chức năng đi lại sau gãy xương mác

  • Cử động khớp: khớp bị bất động lâu sẽ cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, sụn bị mỏng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ. Vì vậy, cử động khớp là biện pháp tốt nhất để bơm dịch khớp ra – vào, giúp nuôi dưỡng khớp và hoạt động khớp mềm mại hơn. Người bệnh nên tập co duỗi khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần, một lần co duỗi duy trì tốc độ 45 giây.
  • Duy trì sức cơ: bệnh nhân gãy xương mác nên tập tăng sức căng của cơ, tập co cơ,... để sớm phục hồi vận động sau khi xương liền lại.
  • Tập đi: khi xương chưa liền, người bệnh nên dùng nạng gỗ tập đi. Thanh ngang đầu trên nạng không nên tì vào nách mà cần để tựa bên lồng ngực. Người bệnh cần giữ dáng đi thẳng, mắt nhìn về phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai giữ ngang bằng, không tỳ lên chân đau. Hai tay bệnh nhân chống nặng cần giữ ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo thành hình tam giác. Giai đoạn tiếp theo dùng gậy chống khi xương gần liền. Khi xương liền vững, tì không đau ở vị trí gãy xương thì bỏ gậy, tập đi như bình thường.
  • Dùng nhiệt: chườm nóng lên vị trí bị đau để luyện tập. Người bệnh chú ý không chườm lên vị trí có đinh, nẹp vít, vòng thép kim loại,... vì có thể khiến chúng bị nóng lên, gây hỏng tổ chức, dễ dẫn đến viêm rò.
  • Tập sinh hoạt thông thường: bệnh nhân gãy xương mác đang bó bột cần tập lên xuống cầu thang, tập ngồi xuống đứng lên. Khi không còn đau, không hạn chế cử động thì quá trình tập luyện này có thể ngừng lại.
  • Xoa nắn ổ gãy xương liền khớp bằng tay, không dùng dầu cao, cồn, thuốc xoa bóp,... để tránh làm xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp.
  • Dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng quá trình tái tạo tế bào xương, nhanh chóng làm liền xương bị gãy.
  • Có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ lượng calo và protein, bổ sung thêm vitamin D, canxi và kẽm cho cơ thể để phục hồi xương và sức khỏe.
  • Dùng thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết.

XEM THÊM: