Ý nghĩa câu chuyện bà cháu lớp 2

 

Soạn bài: Tập đọc: Bà cháu

Bài đọc

Bà cháu

1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Một hôm, có cô tiên đi ngang qua cho một hạt đào và dặn : "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng."

2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái vàng, trái bạc.

3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em càng ngày càng buồn bã.

4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói : “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói : "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại."

Cô tiên phất chiệc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộn vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG

- Đầm ấm: (cảnh mọi người trong nhà) gần gũi, thương yêu nhau.

- Màu nhiệm : có phép lạ, tài tình.

Nội dung bài: Tình yêu thương, gắn bó sâu sắc của bà cháu. Tình cảm ấy còn quý giá hơn cả vàng bạc. Ca ngợi sự hiếu thảo của hai người cháu dành cho bà.

Câu 1 (trang 87 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào ?

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy nghèo khó nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Câu 2 (trang 87 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Cô tiên cho hạt đào và nói gì ?

Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời:

Cô tiên cho hạt đào và nói : Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng.

Câu 3 (trang 87 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Sau khi bà mất, hai anh em sống ra sao ?

Em hãy đọc đoạn 2 và 3 của truyện.

Trả lời:

Sau khi bà mất, nghe theo lời dặn của cô tiên, hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Từ hạt đào đã nhanh chóng kết được bao nhiêu trái vàng, trái bạc. Vì vậy, hai anh em được sống trong cảnh giàu sang, sung túc. Tuy nhiên, lúc nào cũng buồn bã vì thương nhớ bà.

Câu 4 (trang 87 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có mà không cảm thấy vui sướng ?

Em hãy đọc đoạn 3 và 4 của truyện.

Trả lời:

Hai anh em đã trở nên giàu có mà không cảm thấy vui sướng vì vàng bạc châu báu không thể nào thay thế được tình yêu thương ấm áp của bà.

Câu 5 (trang 87 sgk Tiếng Việt 2 Tập 1): Câu chuyện kết thúc như thế nào ?

Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời:

Câu chuyện kết thúc như sau : người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay, chi tiết khác:

 

Bà cháu là truyện cổ tích Việt Nam, cho thấy sự giàu sang không thể thay thế được tình cảm yêu thương giữa những người thân yêu trong gia đình với nhau.

1. Tình yêu thương nhau trong nghèo khó

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng kia có hai em bé, một trai, một gái. Trai là anh, gái là em. Bố mẹ mất sớm, hai em về sống với bà ngoại. Bà già lắm và cũng nghèo lắm. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, đời sống rất đỗi chật vật nhưng được cái lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ. Các cháu ríu rít quấn quýt quanh bà. Bà móm mém cười hiền từ nhìn các cháu, dịu bớt những nỗi vất vả, cay đắng.

2. Đức hi sinh của người bà

Một hôm, có bà tiên đi ngang qua, thấy tình cảnh ba bà cháu, mủi lòng [1], liền để lại một trái đào và dặn:

– Khi nào bà mất đi, hai cháu mang hạt đào này gieo lên mộ thì lập tức sẽ được giàu có, sung sướng.

Đời sống cực nhọc quá, cuối cùng rau cháo cũng khong đủ ăn, bà ngoại thương cháu, nhịn ăn liền mấy ngày để cái chết mau đến, hi vọng lời bà tiên sẽ thành sự thật, cháu mình sớm được hạnh phúc.

Quả nhiên, mộ bà vừa đắp xong, hạt đào vừa gieo xuống, phúc chốc đã hiển hiện điều lạ lùng. Hạt đào nảy mầm, cây lớn nhanh vùn vụt, rào rào nảy lá, đơm hoa, kết quả. Trùm lên mộ bà là một cây đào lực lưỡng, trĩu trịt trái vàng, trái bạc. Hai anh em hớn hở chạy quanh gốc đào, hái mỏi tay, cũng không hết của cải quý giá.

Nỗi nhớ bà khuây khỏa dần. Hai anh em trở nên rất giàu có, giàu hơn cả mọi ông hoàng, bà chúa khắp thế gian.

3. Sự sang giàu không thay thế được tình cảm bà cháu

Nhưng rồi phát vui sướng bồng bột ban đầu dần lắng xuống. Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.

Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thảnh [2], bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:

– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?

Cả hai anh em cùng nói như reo lên:

– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!

Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.

Câu chuyện Bà cháu
Nguồn: Kể chuyện 3, trang 18, NXB Giáo dục 1983
– TheGioiCoTich.Vn –

Truyện cổ tích về lòng hiếu thảo

Ý nghĩa của câu chuyện Bà cháu

Ý nghĩa câu chuyện bà cháu lớp 2

Câu chuyện cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết và sự hiếu thuận của hai anh em đối với người bà của mình.

Truyện giáo dục các bạn nhỏ biết yêu quý những thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em), đồng thời nhắc nhở chúng ta hãy trân quý những tháng ngày được sống bên cạnh những người thân yêu ấy.

Ngoài ra, câu chuyện còn cho chúng ta thấy được sự giàu sang chưa hẳn đã đem lại hạnh phúc, còn có rất nhiều thứ mà tiền bạc không thể mang lại ở trên đời này, ví như nỗi thương nhớ bà của hai anh em trong truyện.

Chú thích trong câu chuyện

[1] Mủi lòng: động lòng thương xót. [2] Thanh thản:yên vui, không có điều gì bận lòng. [3] Màu nhiệm: như có phép lạ, làm xuất hiện, biến đổi, tiêu tan những cảnh vật xung quanh.

[4] Tần tảo: chăm lo làm lụng kiếm sống.

Thử thách trong truyện Bà cháu

Ý nghĩa câu chuyện bà cháu lớp 2

  1. Hai đứa cháu mồ côi sống với bà, tuy nghèo khó nhưng  vẫn đầm ấm như thế nào?
  2. Bà đã làm gì để hai cháu sớm được sung sướng?
  3. Hai cháu đã trở nên giàu có như thế nào?
  4. Tuy vậy, hai cháu có vì thế mà được sung sướng không? Tại sao?
  5. Các cháu mong muốn điều gì? Có được như ý không?

 

Tập đọc bà cháu tiếng việt 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiêng: Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, sau cụm từ dài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, tình cảm…

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ ngữ: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.

II. CÁCH DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

– Cho trẻ đọc bài Thương ông

– Hỏi: Câu chuyện nói về điều gì? 

Trả lời: Nói về tình thương yêu, quý trọng của người cháu đối với ông.

2. Phụ huynh đọc mẫu toàn bài

Cần đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ: đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, trái vàng, trái bạc, buồn bã, òa khóc, móm mém…

3.Hướng dẫn trẻ luyện đọc

a. Cho trẻ đọc từng câu và đọc các từ ngữ: làng, vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm.

b. Cho trẻ đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

c. Cho trẻ đọc cả bài

4. Hướng dẫn trẻ tìm hiểu nội dung bài

– Cho trẻ đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi

Hỏi: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?

Trả lời: Ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Hỏi: Cô tiên cho hạt đào và nói gì?

Trả lời: Cô cho hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu sang

– Cho trẻ đọc đoạn 2 + 3

Hỏi: Sau khi bà mất, hai anh em sống như thế nào?

Trả lời: Hai anh em trở nên giàu có vì cây đào ra trái vàng, trái bạc.

Hỏi: Sau khi trở nên giàu có, thái độ của hai anh em thế nào?

Trả lời: Hai anh em không cảm thấy vui sướng mà ngày càng buồn bã.

Hỏi: Hai anh em buồn bã, vì sao?

Trả lời: Vì hai anh em thương nhớ bà. / Vì tiền bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà.

Hỏi: Câu chuyện kết thúc như thế nào? 

Trả lời: Cô tiên hiện lên, hai anh em òa khóc, xin cho bà sông lại dẫu phải sống cực khổ như xưa. Lâu đài, ruộng vườn biến mất. Bà hiện ra ôm hai cháu vào lòng.

Hỏi: : Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? 

Trả lời: Tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu…

5. Kiểm tra kết qủa

Cho trẻ đọc lại bài một lần