Ý nghĩa chủ yếu của việc xây đúng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là 25 điểm

Giải bài tập Bài 4 trang 160 SGK Địa lí 12

Đề bài

Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng, nâng cao vai trò cầu nối của vùng.

- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

- Các tuyến giao thông đông tây nối liền cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.

- Một số cảng nước sâu được đầu tư xây dựng (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.

- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ phía nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.

Ý nghĩa chủ yếu của việc xây đúng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là 25 điểm

Vị trí vùng Bắc Trung Bộ trên bản đồ Việt Nam

Về mặt quốc phòng thì các tỉnh này do Bộ Tư lệnh, Quân khu 4 trách nhiệm và quản lý.

 

Các vùng lãnh thổ của Việt Nam

Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây gồm các quốc lộ chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và 49 nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Sơn Dương - Vũng Áng, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây...) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế...) tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar...

Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. Phía bắc giáp trung du và miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào; phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.

Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh với diện tích khoảng 5,15 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với khoảng trên 10,5 triệu dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 204 người trên 1 cây số vuông.

  • Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia tiếng Việt của các tỉnh thành Việt Nam.
Stt Tên Tỉnh Tỉnh lỵ[1] Thành phố Thị xã Huyện Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Mật độ
(km²)
Biển số xe Mã vùng ĐT
1 Thanh Hóa Tp Thanh Hóa 2 2 23 11.120,6 3.664.900 330 36 237
2 Nghệ An Tp Vinh 1 3 17 16.493,7 3.327.791 202 37 238
3 Hà Tĩnh Tp Hà Tĩnh 1 2 10 5.990,7 1.288.866 215 38 239
4 Quảng Bình Tp Đồng Hới 1 1 6 8.065,3 895.430 111 73 232
5 Quảng Trị Tp Đông Hà 1 1 8 4.739,8 632.375 133 74 233
6 Thừa Thiên Huế Tp Huế 1 2 6 4.902.4 1.133.700 231 75 234

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa có hai thành phố là Thanh Hóa và Sầm Sơn.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1945 cho đến năm 1994, toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ có hai thành phố là Vinh và Huế. Từ năm 1994 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố lập đến năm 1975:

  • Thành phố Huế: lập ngày 21 tháng 12 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam
  • Thành phố Vinh: lập ngày 10 tháng 10 năm 1963 theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ

Các thành phố lập từ năm 1994 đến nay:

  • Thành phố Thanh Hóa: lập ngày 01 tháng 05 năm 1994 theo Nghị định số 37-CP[2]
  • Thành phố Đồng Hới: lập ngày 16 tháng 08 năm 2004 theo Nghị định số 156/2004/NĐ-CP[3]
  • Thành phố Hà Tĩnh: lập ngày 28 tháng 05 năm 2007 theo Nghị định số 89/2007/NĐ-CP[4]
  • Thành phố Đông Hà: lập ngày 11 tháng 08 năm 2009 theo Nghị định số 33/NQ-CP[5]
  • Thành phố Sầm Sơn: lập ngày 19 tháng 04 năm 2017 theo nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14[6]

Hiện nay, ở vùng Bắc Trung Bộ có 3 đô thị loại I: thành phố Thanh Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa), thành phố Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An), thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Hà Tĩnh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh), thành phố Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng Bình). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.

Tính đến ngày 27 tháng 4 năm 2021, vùng Bắc Trung Bộ có:

  • 3 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
  • 2 thành phố đô thị loại II gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Hà Tĩnh, Đồng Hới.
  • 5 đô thị loại III gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Sầm Sơn, Đông Hà và 3 thị xã: Bỉm Sơn, Cửa Lò, Kỳ Anh.
  • 12 đô thị loại IV gồm 7 thị xã: Nghi Sơn, Thái Hòa, Hoàng Mai, Hồng Lĩnh, Ba Đồn, Quảng Trị, Hương Trà, Hương Thủy và 5 thị trấn: Lam Sơn, Sao Vàng, Ngọc Lặc, Hoàn Lão, Kiến Giang.

-Giao Chỉ sau đổi tên là Ái Châu, Tượng Quận. -Cửu Chân là tên gọi từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh. Địa bàn Bắc Trung Bộ Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử. Từ xa xưa đây đã từng là chốn "biên thùy", là "phên giậu", là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

  • Thời 1000 năm bắc thuộc, nơi đây đã hình thành nên các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm phong kiến Trung Hoa.
  • Năm 248, bà Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên, nay là Yên Thôn, Định Tiến, Yên Định, Thanh Hóa đánh tan quân Đông Ngô do Lục Dận chỉ huy.  Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa).
  • Lý Bí vốn là Giám quân ở Đức Châu (tức vùng Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã liên kết với hào kiệt mấy châu mưu việc đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư nhà Lương. Cuộc kháng chiến thành công và Lý Bí đã lập nên nhà Tiền Lý năm 542.
  • Năm Nhâm Tuất (722) tức năm Khai Nguyên thứ mười, đời Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, Mai Thúc Loan đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hoan Châu, đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường. Ông đã cho xây dựng kinh đô Vạn An ở Nam Đàn, Nghệ An ngày nay.
  • Năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La.
  • Năm 938, Ngô Quyền vốn là người cai quản Ái châu, đã tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.
  • Thời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước Đại Việt, vua Trần Nhân Tông đã từng nói:
"Cối Kê cựu sự quân tu ký Hoan Diễn do tồn thập vạn binh."
  • Khi nhà Hồ, nước Đại Ngu bị quân Minh xâm lược, thì địa bàn Thanh Hóa, Thuận Hóa, Nghệ An châu là nơi hình thành các cuộc chiến đấu, khôi phục chủ quyền quốc gia của các vua nhà Hậu Trần.
  • Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh, thì vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược, là hậu phương vững chắc giúp cho nhà Lê làm nên nghiệp lớn.
  • Khi Quang Trung lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, thì vùng Bắc Trung Bộ là nơi cung cấp nhân tài, nhân lực, vật lực để ông xây dựng và củng cố quân đội "thiện chiến, thần tốc" và làm nên Chiến thắng Kỷ Dậu (1789), quét sạch 20 vạn quân Thanh.
  • Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn suy yếu phải nhượng bộ nhiều chính sách bất lợi cho dân tộc. Ở Bắc Trung Bộ là nơi phát tích nhiều cuộc nội dậy, khởi nghĩa chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo ở Hà Tĩnh và đặc biệt là khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa - đỉnh cao của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19.
  • Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu vực Bắc Trung Bộ vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc.
  • Hiện nay Quân khu 4 đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, vừa tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vừa thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đáp ứng với yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông.

 

Một góc Vinh, trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng

Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ

Cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện. Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng. Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng.

Nông nghiệp

Vùng đồi trước núi:

  • Có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc: số lượng trâu có (750 nghìn con chiếm 1/4 cả nước). Đàn bò (1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước)
  • Vùng này còn thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng Bình)....thái bình.

Vùng đồng bằng hẹp ven biển:

  • Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng lương thực lớn nhất miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất feralit và đất pha cát, không phù hợp trồng cây lúa mà thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc,vừng....
  • Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và thâm canh lúa.
  • Lương thực đầu người còn thấp: 348 kg/ người
Thủy sản
  • Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
  • Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.
  • Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ giảm rõ rệt.
  • Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

Dịch vụ

Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: A Dớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch đang trên đà phát triển. Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được chú trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Theo hệ thống phân vùng địa lý Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.

Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những là điệu hò đặc trưng của vùng này là:

  • Hò sông Mã - Thanh Hoá
  • Hò ví giặm - Nghệ Tĩnh
  • Hò khoan - Quảng Bình, Quảng Trị.
  • Hò mái nhì - Quảng Trị.
  • Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế

Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 4 di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ - Thanh Hóa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan, Dương Đình Nghệ, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Quang Trung, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh,... các vua chúa của nhà Hồ, nhà Hậu Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Nguyễn,...

Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Tiến, Bãi biển Hải Hòa, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô.

Khu vực này có các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Vườn quốc gia Pù Mát(Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang(Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã(Thừa Thiên Huế).

  • Đường bộ và đường sắt: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 9, Đường Hồ Chí Minh và Đường sắt Bắc - Nam
  • Đường hàng không: Sân bay Thọ Xuân, Sân bay quốc tế Vinh, Sân bay Đồng Hới, Sân bay quốc tế Phú Bài.
  • Cảng lớn: Cảng Nghi Sơn, cảng Vũng Áng, cảng Cửa Lò, cảng Chân Mây.
  • Tây Nguyên
  • Vùng Tây Bắc
  • Đông Nam Bộ
  • Nam Trung Bộ
  • Vùng Đông Bắc
  • Đồng bằng Bắc Bộ
  • Đồng bằng Nam Bộ

  1. ^ Tỉnh lỵ là thành phố trung tâm hành chính của tỉnh
  2. ^ “Nghị định 37/CP”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Nghị định 156/2004/NĐ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Nghị định 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh
  5. ^ Nghị quyết 33/NQ-CP về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị
  6. ^ Nghị quyết só 368/NQ-UBTVQH14 năm 2017 về việc thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.

  • Hò sông nước Bắc Trung Bộ (Số 4(106)/2006)[liên kết hỏng]

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bắc_Trung_Bộ&oldid=68273614”