Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.

Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ của quân đội Việt Nam, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tam Nông rất vinh dự và tự hào được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong tổ giúp việc của Người trên đường lên Chiến khu Việt Bắc để chỉ đạo toàn dân kháng chiến, Bác Hồ cùng đoàn công tác đã dừng chân về ở và làm việc tại Xóm Đồi (khu 02 xã Cổ Tiết) nay là Xóm Đồi thuộc khu 12 xã Vạn Xuân.

Trong thời gian 15 ngày ở và làm việc tại xã Vạn Xuân, từ sáng ngày 4/3 đến chiều tối ngày 18/3/1947, Người theo dõi tin tức chiến sự, báo chí, gặp và làm việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh. Người đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc từ những việc nhỏ như sơ tán, đến những việc lớn như chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn diện, lâu dài, hoạch định chiến lược, sách lược đối với Chính phủ và nhân dân Pháp. Trong thời gian ở xã Vạn Xuân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và công bố nhiều văn kiện, Sắc lệnh, thư điện, tài liệu… Cũng tại nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh dã đặt tên cho các chiến sỹ trong đội tuyên truyền vũ trang cùng đi với Người là: "Trường - Kỳ - Kháng - chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi". Đây cũng là lời nhắc nhở hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân và toàn thể Nhân dân huyện Tam Nông hăng hái tham gia góp phần không nhỏ vào chiến thắng lịch sử Diện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954.

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Vạn Xuân có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống các di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch ở Phú Thọ. Đây là một trong những di tích ghi dấu hoạt động chỉ đạo Cách mạng của Vị lãnh tụ tối cao của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, gắn liền với những tài liệu, những bài viết quan trọng của Người, có ý nghĩa chỉ ra phương hướng, sách lược, đường lối, chủ trương cho Cách mạng Việt Nam, những sắc lệnh Người ký thành lập hệ thống bộ máy Nhà nước, công bố những luật lệ quan trọng, ban bố những quyết định lớn quan hệ đến quốc tế dân sinh. Nghiêm cứu về di tích, chúng ta hiểu thêm về hành trình gian nan vất vả trở lại chiến khu Việt Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hiểu được vai trò chỉ đạo của Người đối với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc; học tập tác phong giản dị, gần gũi của Người; hiểu được trận địa lòng dân bao la, rộng lớn chính là căn cứ an toàn nhất, hiệu quả nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Di tích có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống, khoa học và phục vụ tích cực cho việc nghiêm cứu, tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PHÓNG VIÊN

Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Điện Biên Phủ

​Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở màn trận chiến lược với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu TTXVN)

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.Với tính chất là cuộc quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là trận thắng quyết định để đi tới kết thúc chiến tranh. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương, làm cho kế hoạch Nava thất bại hoàn toàn; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Không những vậy, chiến thắng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành thắng lợi. Điều này đã chứng minh về việc cảnh báo khuynh hướng ảo tưởng, chờ đợi, ỷ lại vào giải pháp ngoại giao trước đó là hoàn toàn đúng đắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rõ chủ trương nhất quán của ta là hòa bình, nhưng kinh nghiệm cho thấy: “Phải đánh bao giờ cho đế quốc qụy, nó biết không thể đánh được nữa, nó mới chịu đàm phán. Đừng có ảo tưởng mình muốn đàm phán là nó đàm phán”; “phải đánh cho Pháp qụy. Lúc ấy, có đàm phán mới đàm phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn hy vọng 1%, nó vẫn đánh. Phải đánh nó qụy nó mới chịu”.   Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Chiến thắng Điện Biên Phủ là lợi thế của Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bước vào Hội nghị Giơnevơ với tư cách một dân tộc chiến thắng; buộc Pháp phải đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm thất bại cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai; giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược, làm tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng quân sự của thực dân Pháp…Đây là chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, có ý nghĩa chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. Từ giữa tháng 11-1953, thực dân Pháp, với sự giúp sức của Mỹ, đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với tổng số quân hơn 16.000 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 2 tiểu đoàn và 3 đại đội pháo lớn, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay, tổ chức thành 8 cụm với 46 cứ điểm. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3-1953 và kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954. Sau 55 ngày đêm chiến đấu, với 3 đợt tiến công, các lực lượng vũ trang ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Tướng Đờ Caxtơri và Bộ Chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị quân ta bắt sống. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Chính vì vậy, trong Báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật ý nghĩa của thắng lợi này: “Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân ta, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng”.   Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa gắn với đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đánh giá về ý nghĩa trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc bị áp bức đã đánh bại cuộc xâm lược của một đế quốc hùng mạnh, đã giành lại độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày, đưa lại quyền dân chủ thực sự cho nhân dân”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chẳng những đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mà còn mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Trong Lời ghi trong sổ lưu niệm của Bảo tàng Điện Biên Phủ, Ngày 7 tháng 5 năm 1964, Người viết: “Trước đây 10 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ, anh dũng của quân và dân nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ”.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn