Yêu cầu của nâng cao đạo đức công vụ là gì

Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay

Cán bộ “là gốc của công việc”, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức một cách toàn diện, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức càng trở nên cấp bách, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước.

Ngày đăng : 16/11/2021 Xem với cỡ chữ

Yêu cầu của nâng cao đạo đức công vụ là gì
Yêu cầu của nâng cao đạo đức công vụ là gì

Yêu cầu của nâng cao đạo đức công vụ là gì

Đạo đức công vụ là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, hành vi ứng xử trong công vụ nhằm điều chỉnh ý thức, thái độ, trách nhiệm, lương tâm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. ĐĐCV được xây dựng trên nền tảng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; dân là chủ, dân làm chủ; CBCC là công bộc của dân. Giá trị cao nhất của ĐĐCV là phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc; vì lợi ích của Nhân dân, lợi ích của Tổ quốc mà phục vụ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ CBCC có đức, có tài, trong đó đức là gốc, là “nền tảng” quyết định sự thành công của người CBCC. Riêng đối với CBCC cấp xã, Người căn dặn: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Theo đó, CBCC cấp xã phải có ý thức, thái độ, trách nhiệm tận tụy trong quan hệ với Nhân dân, dựa vào Nhân dân, làm lợi cho Nhân dân. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Đại hội XIII khẳng định: nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức đảng viên là nhiệm vụ lớn trong Đảng là yêu cầu cao nhất nhằm chấn hưng đạo đức công vụ, từ trong từng tổ chức đến cả hệ thống chính trị. Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ công chức, đảng viên là đòi hỏi tất yếu và cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mang lại giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức. Bồi dưỡng và nâng cao đạo đức công vụ, đảng viên trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ công chức, đảng viên, đồng thời, là sự nỗ lực chung của các tổ chức đoàn thể toàn xã hội.

Yêu cầu về ĐĐCV của người CBCC cấp xã là phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặt lợi ích của Nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết; có tinh thần thái độ làm việc đúng mực; trung thực, không vụ lợi trong thực thi công vụ. Có ý chí vươn lên, giữ vững nguyên tắc tuyệt đối chấp hành kỷ luật, giữ được bản lĩnh,; có tinh thần hợp tác, yêu thương, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong thực thi công vụ.Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam coi nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng và tầm ảnh hưởng sâu rộng đến sự tồn tại và vai trò lãnh đạo của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập Đảng ta trong Di chúc đã dành một phần quan trọng để nói về công tác xây dựng đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Luật Cán bộ, công chức nêu: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”. Thực tiễn trong những năm qua đã cho thấy việc sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã đặt ra vấn đề “cấp bách” mà Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị phải xây dựng và nâng cao đạo đức công vụ trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Xây dựng đạo đức công vụ phải làm cả hai nhiệm vụ đồng thời là “xây” và “chống”, vừa “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” vừa “nâng cao đạo đức cách mạng”. “Xây” là xây dựng văn hóa chính trị và con người Việt Nam, bản lĩnh, lập trường giai cấp cấp công nhân, truyền thống tốt đẹp nhân văn của dân tộc, tiếp thu tiến bộ văn minh nhân loại và thực hiện quy định về đạo đức công vụ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Xây dựng đạo đức công vụ phải gắn chặt với xây dựng Đảng về đạo đức, trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa chúng, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn từ đó xác định các mục tiêu và giải pháp góp phần làm cho hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện ngay từ hệ thống chính trị cấp xã. “Chống” là chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, công chức; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Quảng Trị đã được nâng cao về trình độ mọi mặt, thực hiện tốt các quy chế của Đảng về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuân thủ nghiêm túc quy chế văn hóa công sở văn minh, không ngại hy sinh thời gian, công sức để tích cực vận động nhân dân: “Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”; sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố, sáp nhập xã, thị trấn; tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thôn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bản lĩnh chính trị, tác phong làm việc, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được cải thiện, trình độ chính trị, quản lý nhà nước, tin học, quốc phòng, an ninh của phần lớn cán bộ xã được chuẩn hóa.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn những hạn chế như: Một bộ phận cán bộ, công chức cấp có biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng, thiếu sâu, sát những vấn đề mới phát sinh ở cơ sở. Chưa gắn xây dựng Đảng về đạo đức với xây dựng đạo đức công vụ, thiếu những quy định, quy chế, chế tài cần thiết, đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng suy thoái về đạo đức, góp phần hình thành chuẩn mực đạo đức tiến bộ, cách mạng cho đội ngũ cán bộ, chức cấp xã.

Vì vậy, để tiếp tục phát huy vai trò của đạo đức trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng đạo đức công vụ, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cấp xã . Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các chính sách, văn bản pháp luật, quy chế nội bộ về văn hóa công vụ, đạo đức cán bộ, công chức cấp xã bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của địa phương. Hoàn chỉnh các nội dung về vị trí việc làm gắn với cụ thể hóa hệ thống chuẩn mực đạo đức công vụ cho hệ thống chính trị cơ sở, cho từng chức danh, vị trí việc làm trong khi thực thi hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành và vận động quần chúng, nhân dân ở địa phương cơ sở.

Hai là, cần nâng cao chất lượng đạo tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cán bộ, công chức, đảng viên ở cấp xã về mọi mặt trong đó tập trung các nội dung như giáo dục đạo đức cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cương xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chăn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Nêu cao tinh thần tu dưỡng, tự sửa, tự trau dồi đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cấp xã.

Thứ ba, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện có hiệu quả việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã trong thực hiện kết quả công việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nêu cao sự tự giác, nêu gương, tiên phong thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ nhất là đối với cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã, tạo ra sự lan tỏa, thúc đẩy phong trào cách mạng ở từng địa phương cơ sở. Đảm bảo thực hiện nghiêm văn bản của Đảng, pháp luật về cán bộ, công chức như: Quy định 102/QĐ-TW, ngày 15/11/2020 của Ban chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên, Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, gương người tốt, việc tốt trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua để “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Chú trọng phát hiện, xây dựng các mô hình, điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác với những nội dung cụ thể, thiết thực, có tính bền vững, tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong cơ quan, đơn vị.

HẢI NAM

VP. Võ Sóng Hồng

Lần xem: 1094

Yêu cầu của nâng cao đạo đức công vụ là gì
Go top

Bài viết khác