Yếu to đầu ra là gì


Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải

biển Việt Nam



2.1. Nguồn vốn

Vốn là một khái niệm hết sức mơ hồ mà định nghĩa cụ thể của nó phụ

thuộc vào văn cảnh sử dụng. Vì thế, để có cái nhìn đầy đủ về khái niệm này, ta xem

xét định nghĩa "vốn" của một số bộ từ điển lớn:

Theo Investopedia:

Tài sản tài chính hoặc giá trị tài chính của tài sản như tiền mặt.

Các xí nghiệp, máy móc và dụng cụ được sở hữu bởi một công ty.

Nói chung, nó chỉ nguồn tài chính sẵn sàng để sử dụng.

Theo Investorwords:

Tiền mặt hay hàng hóa được sử dụng để mang lại thu nhập bằng cách đầu

tư vào một công việc kinh doanh hoặc một tài sản có lợi tức (income property)

khác.

Giá trị tịnh của một công ty- chính bằng tổng tài sản của nó trừ các nghĩa

vụ vay nợ.

Tiền, tài sản, và các giá trị khác, tất cả tổng hợp lại thể hiện sự giàu có của

một cá nhân hoặc một công ty.

Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia

tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản

cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đẩu tư vào tài sản

cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ

bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố

định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không

làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của

vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò của vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng giống

như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản và nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư

hỏng.

2.2. Tài sản

Tài sản là các đối tượng bao gồm các vật thể hữu hình như tiền, vàng, chứng

khoán và các giá trị vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế,...

Tài sản được chia ra làm 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động



Phạm Thị Thùy Linh Nhật 2 QTKD B K45



24



Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải

biển Việt Nam



2.2.1. Tài sản cố định

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà đặc

điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

Hiện nay tài sản cố định thường được phân ra theo các đăc trưng sau:

Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô

hình.

Theo quyền sở hữu: Tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê.

Theo công dụng: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, tài sản cố

định dùng cho mục đích phúc lợi, tài sản cố định bảo quản hộ.

2.2.1. Tài sản lưu động:

Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của doanh nhiệp thường có sự quay

vòng nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động là rất

quan trọng đối với doanh nghiệp.

2.3. Lao động

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh và

đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Trước hết cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh

doanh. Tổng số lao động của doanh nghiệp thường được phân thành các loại sau

đây:

Công nhân sản xuất: bao gồm công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên sản

xuất gián tiếp.

Công nhân ngoài sản xuất: bao gồm nhân viên bán hàng và nhân viên quản lí.

Ngoài ra trong danh sách lao động của doanh nghiệp còn có bộ phận cán bộ

lãnh đạo bao gồm cán bộ lãnh đạo chung của doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của

các bộ phận trong doanh nghiệp.

Khi phân tích trước tiên phân tích cơ cấu lao động của doanh nghiệp qua các

kì bằng cách so sánh tỷ trọng của từng loại nhân viên đối chiếu với kết quả sản xuất

kinh doanh để rút ra những kết luận và tìm ra khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng

lao động của doanh nghiệp.



Phạm Thị Thùy Linh Nhật 2 QTKD B K45



25



Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải

biển Việt Nam



3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.1. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí



Tổng lợi nhuận trong kỳ



=



Tổng chi phí trong kỳ



Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh

doanh mà doanh nghiệp thương dùng. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ

ra thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

3.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Để xác định liệu quả nguồn vốn người ta thường dùng các hệ quả sử dụng vốn:

Mức lợi nhuận trên doanh thu thuần



=



Lợi nhuận

Doanh thu thuần



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói liên sức sinh lợi của nguồn vốn doanh nghiệp sử

dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh.

Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn

về ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả kinh doanh, ta đi sâu vào phân tích như sau:

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu



=



Doanh thu

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu được bao

nhiêu đồng doanh thu.

Sức sản xuất của tổng nguồn vốn



=



Doanh thu

Tổng nguồn vốn bình quân



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn bỏ ra thu được bao

nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của vốn



Lợi nhuận sau thuế

=



Tổng nguồn vốn bình quân



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ 1 đồng nguồn vốn thì thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu



=



Phạm Thị Thùy Linh Nhật 2 QTKD B K45



Lợi nhuận sau thuế

Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân



26



Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải

biển Việt Nam



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ 1 đồng vốn CSH thì thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận

3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định, cơ cấu tài sản cố định là mối

quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố

định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố định

là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản

cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một cách hợp lý.

- Xét trong mối quan hệ tài sản cố định đang dùng vào sản xuất kinh doanh

và dùng ngoài sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh

chiếm tỷ trọng lớn và xu hướng tăng lên, còn tài sản dùng ngoài sản xuất chiếm một

tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng.

- Xét mối quan hệ giữa các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh

doanh: Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì máy móc thiết bị phải chiếm tỷ

trọng lớn vào có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất

của doanh nghiệp. Các tài sản khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc

thiết bị sản xuất.

3.3.1. Một số chỉ tiêu để phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Công thức dưới đây cho ta biết cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định tham

gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.

Sức sản xuất của tài sản cố định =



Doanh thu

Giá trị còn lại của tài sản cố định



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TCSĐ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của tài sản cố định =



Lợi nhuận

Giá trị còn lại của tài sản cố định



Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận và doanh thu



Phạm Thị Thùy Linh Nhật 2 QTKD B K45



27