Zona là bị gì

_ Bệnh Zona, dân gian thường gọi là bệnh “giời leo”, là 1 bênh do vi- rút  có tên Varicella Zoster gây ra. Nó cũng chính là vi- rut gây bệnh thủy đậu. Thương tổn để nhận biết là ở ngoài da. Bệnh Zona không điều trị cũng tự lành, nhưng việc điều trị sớm và dùng thuốc kháng vi- rút kịp thời sẽ giúp bệnh mau khỏi và ít di chứng hơn.

_ Triệu chứng ban đầu thường là cảm giác rát bỏng và đau nhức ở vùng da mà sau này sẽ nổi mụn nước, đôi khi kèm theo sốt, ớn lạnh, đau đầu. Sau 1 vài ngày sẽ nổi mụn nước thành chùm. Đặc điểm của các mụn nước này nổi theo các vùng chi phối của các dây thần kinh và thường ở 1 bên cơ thể, ít khi ở cả 2 bên.

 

 

 

_ Những vị trí hay gặp là vùng ngực [vùng liên sườn], sau đó là ở cổ, mặt, ít gặp là vùng lưng- thần kinh tọa.

_ Việc chẩn đoán khi có mụn nước thường là dễ. Nhưng giai đoạn đầu có khi nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như đau thần kinh liên sườn, cảm sốt, đau thắt ngực nhất là ở người lớn tuổi có bệnh lý tim mạch, huyết áp.

 

 

 

 

Điều trị: Tốt nhất là điều trị trong 24 giờ đầu với thuốc kháng vi- rút acyclovir. Việc điều trị trễ hơn thường không tác dụng. Liều lượng và cách dùng sẽ do bác sĩ hướng dẫn

_ Có 1 điều cần nhấn mạnh ở đây là quan niệm sai lầm của dân gian! Thường dân gian cho rằng bị bệnh Giời leo thì không được uống thuốc tây mà đi “KHOÁN”. Người dân thường đến các ông thầy thuốc nam để khoán. Đây là 1 hình thức không khoa học. Thực ra thì khoán hay không bệnh vẫn khỏi nhưng cái khác nhau là cái khỏi của bệnh do khoán có thể làm cho vi rút có khả năng tồn tại lâu hơn trong hạch thần kinh và gây đau kéo dài.  Có bệnh nhân sau 5- 7 ngày “KHOÁN” không giảm mà đau nhức nhiều hơn, mụn nước thành bọng nước to hơn lúc đó mới đến bệnh viện. Thực sự thì lúc này không dùng thuốc kháng vi- rút được nữa.

_ Ngoài điều trị bằng thuốc kháng vi- rút thì điều trị giảm đau là rất quan trọng. Người bệnh cần ăn uống, bồi dưỡng nhiều sinh tố để tăng cường sức đề kháng.

_ Những người điều trị thuốc kháng vi- rút muộn hoặc không dùng thuốc kháng vi- rút thì thường đau kéo dài, dai dẵng nhất là người già, có nhiều bệnh khác.

_ Trong bệnh Zona vùng mặt [vùng có thần kinh chi phối mắt] có thể có biến chứng nguy hiểm là bị tổn thương mắt, có khi bị mù mắt. Những trường hợp này cần vào viện sớm để bác sĩ chuyên khoa Mắt khám và điều trị.

Đây là bệnh nhiễm trùng ngoài da do virus Varicella-zoster gây ra. Loại virus này có thể gây 2 bệnh khác nhau là thủy đậu và zona. 

Khi tiếp xúc với virus Varicella-zoster thì sẽ khởi phát bệnh thủy đậu. Sau đó virus này có thể nằm yên rất lâu trong hạch thần kinh của cơ thể người bệnh. Gặp điều kiện thuận lợi, khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm virus sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh.

2. Nguyên nhân gây zona thần kinh

Nguyên nhân chính là do virus Varicella-zoster. Ngoài ra, các yếu tố có thể khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn là:

-Người từng mắc bệnh thủy đậu hay zona. Vì virus có thể cư trú tại hạch thần kinh của người bệnh hàng chục năm và hoạt động trở lại gây bệnh

-Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm như người bị nhiễm HIV, hóa trị ung thư, người mang thai... sẽ có nguy cơ bị zona.

3. Biểu hiện của zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh có các biểu hiện sau:

-Trước khi xuất hiện mụn nước trên da, người bệnh thường bị mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, xương khớp nhức mỏi

- Có cảm giác bị châm chích, nóng căng rát ở vùng da tổn thương sắp nổi mụn nước. Vùng da này có cảm giác bị đau và châm chích. Khi chạm vào vết thương, gãi làm người bệnh bị đau nhức dữ dội và kéo dài

Diễn tiến của bệnh:

-Xuất hiện các mảng màu hồng trên da, sau đó trên các mảng hồng này sẽ mọc các mụn nước li ti. Chúng mọc thành chùm, căng cứng, chứa dịch trong và rất khó vỡ. Vùng da bị mụn nước thường rất đau và bỏng rát.

-Sau 3-4 ngày, mụn nước chuyển từ trong sang đục, sau đó vỡ ra rồi xẹp lại, khô và đóng vảy trong vòng 7-10 ngày và có thể hoàn toàn biến mất sau từ 2 đến 4 tuần.

-Khi khỏi vùng da tổn thương có thể để lại sẹo có màu nhạt hơn so với màu da bình thường xung quanh. Nhiều trường hợp mụn nước có thể bị viêm, hoại tử và để lại sẹo xấu.

-Cảm giác đau rát, kiến bò, châm chích có thể sẽ kéo dài lâu hơn từ vài tháng đến vài năm.

-Ngoài các tổn thương trên da, nhiều bị suy giảm miễn dịch còn có thể bị tổn thương ở các cơ quan khác trên cơ thể như phổi, gan, não… và có thể dẫn đến tử vong.

Vị trí các mụn nước:

  • Trị bệnh zona, dùng thuốc kháng virus thế nào?

  • Bệnh Zona mắt có nguy hiểm?

-Các chùm mụn chứa nước sẽ xuất hiện ở một bên, dọc theo đường đi của dây thần kinh.

-Zona thường xuất hiện ở mặt, lưng, thắt lưng, cổ, vùng giữa các xương sườn…

4. Biến chứng của zona thần kinh

Các biến chứng của bệnh zona thần kinh:

-Biến chứng ở mắt: virus có thể gây ra những tổn thương trên mắt và giác mạc.

-Đau dây thần kinh sau zona: Các sợi thần kinh bị tấn công bởi virus, dẫn tới tình trạng viêm khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.

Nhiều trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể kéo dài ở tai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực.

-Hội chứng Ramsay Hunt: Biến chứng này xảy ra khi virus gây bệnh zona thần kinh hoạt động trở lại tại một trong những dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm về thính giác có thể dẫn đến mất thính giác, đau và tê liệt mặt

Hình ảnh bệnh nhân bị zona thần kinh

6. Bệnh zona có lây hay không?

-Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh thì khả năng bị lây nhiễm rất cao.

-Người chưa bị thủy đậu và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ có nguy cơ phát thủy đậu trước, sau khi lành rất lâu sau có thể bị zona thần kinh.

-Đã tiêm phòng vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh khi miễn dịch cơ thể bị suy giảm.

7. Điều trị bệnh zona thần kinh

Khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm.

-Bác sĩ có thể sẽ chỉ định các thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của chúng.

-Nếu có tình trạng bội nhiễm thì được kê dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống phù nề. Tuy nhiên liều lượng của thuốc phải được quyết định tùy vào tình trạng bệnh. 

-Trường hợp cơn đau kéo dài làm người bệnh mất ngủ, bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa.

-Bác sĩ cũng có thể cho dùng thuốc tăng cường miễn dịch để nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.

-Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax bôi vào vùng da có mụn nước bị tổn thương, nhất là ở vùng mặt để tránh để lại sẹo, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 để bệnh nhanh khỏi

8. Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Để phòng tránh bệnh và tránh lây lan bệnh người bệnh cần lưu ý:

-Không chà xát làm tổn thương và để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước. Tuyệt đối tránh làm cho các mụn nước vỡ ra dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương.

-Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng, thuốc rửa do bác sĩ chỉ định.

-Rửa và vệ sinh tay thường xuyên khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương.

-Cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.

-Hạn chế tiếp xúc với người chưa tiêm phòng hoặc đang bị thủy đậu, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai.

- Tiêm phòng vacxin thủy đậu là cách bảo vệ hữu hiệu nhất.

Tiêm vacxin thủy đậu là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh

Zona thần kinh tuy không nguy hiểm nhưng cũng gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Vì vậy nên có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt để phòng những biến chứng có thể xảy ra.

Để hạn chế gây ra các biến chứng người bệnh nên hạn chế ăn: Thực phẩm giàu chất béo; Rượu bia; Các sản phẩm socola, yến mạch, mầm lúa mì…; Ngũ cốc tinh chế…

Người bị zona thần kinh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và kẽm: cam, gan động vật, bơ,…; Thực phẩm giàu lysine có trong sữa, cá, các loại đậu, pho mát…; Bổ sung vitamin B6, B12… nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nguy cơ mắc zona khi sử dụng một số thuốc điều trị vảy nến

SKĐS - Nghiên cứu mới cho thấy, một số thuốc điều trị vảy nến thường dùng có thể làm tăng nguy cơ mắc zona.

Chủ Đề