Đọc biểu đồ cột kép - lý thuyết biểu đồ cột kép toán 6 cánh diều

Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép

Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép

1. Đọc biểu đồ cột kép

Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

a] Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục [ngang hoặc đứng] để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọccặp số liệuthống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

- Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

b] Ví dụ

Cho hai biểu đồ cột ở Hình 1 và Hình 2 lần lượt biểu diễn điểm kiểm tra các môn của Mai và Tiến

Hình 1

Hình 2

Ghép hai cột trên với nhau thì được biểu đồ cột kép:

Biểu đồ trên cho thấy: Điểm ngữ văn của Tiến cao hơn Mai, điểm Toán của hai bạn bằng nhau, điểm Ngoại ngữ 1 của Mai cao hơn tiến

2. Vẽ biểu đồ cột kép

a] Cách vẽ biểu đồ

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau:

- Trục ngang: Ghi danh sách đối tượng thống kê.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại vị trí ghi mỗi đối tượng trên trục ngang, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng.

- Có chiều cao thể hiện hai loại số liệu của đối tượng đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

+ Các cột thể hiện cùng một bộ dữ liệu của các đối tượng thường được tô chung một màu.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột [nếu có].

- Ghi chú thích cho 2 màu.

a] Ví dụ

Hãy vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện điểm của các môn học của Tiến và Mai.

Môn

Ngữ văn

Toán

Ngoại ngữ 1

GDCD

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Tiến

7

8

5

6

8

5

Mai

5

8

8

6

5

8

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và gọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi danh các môn học.

- Trục dọc: Chọn khoảng chia 1 cm.

Bước 2: Vẽ các cột hình chữ nhật:

+ Tại mỗi môn, vẽ hai cột hình chữ nhật:

- Sát cạnh nhau.

- Có cùng chiều rộng 0,5 cm.

- Chiều cao: Chẳng hạn, Môn ngữ văn của Tiến cao 7 và của Mai cao 5.

+ Tô màu:

- Màu xanh: Điểm của Tiến

- Màu cam: Điểm của Mai

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

+ Tên biểu đồ: Điểm của Tiến và Mai.

+ Ghi tên các trục và ghi số liệu tương ứng trên mỗi cột [nếu có].

+ Ghi chú thích cho 2 màu:

- Màu xanh: Tiến

- Màu cam: Mai

Hình vẽ:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề