1 hecta cafe bao nhiêu tiền?

Cây cà phê hợp với đất đỏ bazan vùng cao tầm 500m trở lên. Giờ chúng ta thử xem một mẫu đất là 10 nghìn mét vuông đất  trồng cà phê sẽ như thế nào. Hãy tưởng tượng miếng đất này rộng 100×100 thì việc  đi bộ xung quanh đã là gần nửa cây số.

Cà phê 1 năm mấy vụ

Người dân Tà Đùng Đak Som trồng cà phê, chăm sóc và thu hoạch thu hoạch 1 vụ duy nhất trong năm.

Rẫy cà phê nhìn ra hồ Tà Đùng

Mùa thu hoạch cà phê

Thời gian thu hoạch cà phê là vào tầm 15 tháng 11 đến hết tháng 12. Có một số hộ nhà ở xa rẫy cả trăm cây số thì tranh thủ hái sớm công hái rẻ và có sẵn, nhưng trái xanh bán được giá thấp tầm 6000/kg trái tươi. Loại cà phê xanh này cho ra cà phê chất lượng thấp, nhân có màu xanh nhạt.

Cà phê đã già nhưng chưa chín hẳn

Nhân công hái cà phê

Cao điểm là đầu tháng 12, cà phê đồng loạt chín, mọi người cùng có nhu cầu hái cà phê kẻo mưa xuống rụng hết. Thế là cuộc chiến dành dựt công hái bắt đầu, giá hái cà từ 1000/kg lên 1200. Có nhà rẫy dốc khó hái, cây ít trái thì phải trả tới 2000/kg chiếm tới 30% giá bán cà phê tươi. Nhiều nhà vườn phải thuê người hái công với chi phí 1 ngày là 250 ngàn.

Dân từ miền Tây, từ miền Bắc đổ về vùng trồng cà phê để thu mướn. Cảnh hàng toán 5-10 người Mông gồm cả gia đình con cái, nồi niêu soong chảo đứng ở ngã ba đường chờ xe, mua bán nhu yếu phẩm nhộn nhịp cả bản làng.

Một gia đình người Mông đang chới xe tranh thủ mua đồ.

Khi thu cà phê chín, người dân sẽ tự phơi khô rồi sát vỏ bán nhân khô thay vì bán hạt tươi vì được lời hơn. Khi này chất lượng nhân cà phê sẽ ngon hơn nhiều so với trái xanh. Nhân cà phê có màu vàng nhẹ, ngửi thơm dịu đặc trưng của hạt cà phê mới.

Trái cà phê chín mọng đỏ nhìn rất bắt mắt

Cách thức thu hoạch.

Hái cà phê hoàn toàn thủ công. Trước hết dùng 2 tấm bạt dài 10-15 m trải dọc luống cà phê ôm sát gốc cây. Người ta đi dọc luống cà phê tuốt trái rới xuống bạt. Bắt đầu từ trên đầu dốc rồi kéo dần xuống dưới. Khi bạt nặng cà phê thì rút ra bao, một bao tầm 50-60KG.

Cà phê được đóng bao

Cà phê được phơi trên bạt, ở Dak Som nắng nhiều, gió nhiều phơi cà phê khá nhanh khô.

Cà phê được phơi trên bạt

Cà phê sau khi đã khô sẽ được xát vỏ lấy nhân khô bằng máy.

Cà phê được sát bằng máy rồi đóng bao nhân khô.

Người nông dân ở Tà Đùng một nắng 2 sương thu về bao nhiều tiền cho 10 000 m2 cà phê.

Giá bán hạt tươi vụ 2019 là 6000 – 6800 đồng, một mẫu  thu về 10 -20 tấn cà phê tươi tương đương với tổng thu là 70-130 triệu

  • Chi phí hái 1000-1500/kg hết 10-20 triệu.
  • Chi phí dầu tưới cây: 5 triệu
  • Chi phí xăng phát cỏ: 5 triệu
  • Chi phí bón phân : 25 triệu
  • Chi phí tỉa cành: 2 triệu
  • Tổng chi phí là: 42-52 triệu

Cuối cùng với 1 mẫu dất, người nông dân thu về: 23 -73 triệu/năm tương đương với lương một công nhân làm nhà máy. Nếu nhà có 4 nhân khẩu thì thật khó khăn, khi đó vụ mùa cả nhà ra rẫy hái cà phê để thu thêm được tiền hái để tang thu nhập lên 33-93 triệu/năm. Rất vất vả và mong manh vì làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Mong cho cà phê được giá, năm nay cà phê ở Tà Đùng không được mùa, không được giá, thương người nông dân một nắng hai sương. Khi nhấm nháp ly cà phê thơm ngon 40-50 ngàn nơi đô thị phồn hoa, bạn có bao giờ nghĩ tới hạt cà phê đến từ đâu không nhỉ.

TP - Nhiều năm nay, giá cà phê, hồ tiêu [2 loại cây trồng chủ lực của Tây Nguyên] luôn ở mức thấp kỷ lục; nay thêm dịch COVID-19, càng đẩy người dân vào cảnh túng thiếu, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán cận kề.  

Bỏ mặc cà phê chín đỏ vườn

Thời điểm này, các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê. Thế nhưng, nhiều rẫy cà phê ở tỉnh Gia Lai đã chín đỏ cây mà không có người thu hoạch. Một phần do giá hạ, năng suất cây trồng thấp; phần khác có nguyên nhân không thuê được nhân công hái. 

Khuôn mặt đầy lo âu, ông Bùi Đức Hùng [xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, Gia Lai] cho biết, vườn cà phê hơn 1 ha của gia đình chín mọng từ 10 ngày trước nhưng không thuê được người hái. Sáng nào ông Hùng cũng chạy xe máy quanh vùng thuê người. Có người đến vườn ông nhìn rồi lắc đầu bỏ đi với lý do, vườn cà phê ít trái, khô, hái không lợi công.

Nông dân Gia Lai thu hoạch cà phê

Ông Hùng kể, vườn cà phê trồng từ năm 2005. Những năm trước, cây rất sai quả, ông trả 80 nghìn đồng/tạ, nhiều người đến nhận hái khoán ngay. Mỗi vụ, ông thu từ 15 đến 20 tấn tươi. Năm nay, nhân công hiếm, dù trả công tới 100 nghìn đồng/tạ, họ vẫn không mặn mà. “Trước kia, khi cà phê bắt đầu chín, tôi chỉ cần ra đầu đường là tìm được người hái ngay. Giờ thì khác, tôi tìm không ra người. Cà phê không hái kịp sẽ rụng hết”, ông Hùng nói.

Sau nhiều ngày tìm người hái cà phê, ông Hùng may mắn thuê được 4 công nhân từ Bình Định lên. Ông phải thuyết phục họ mới nhận hái khoán với giá 100 nghìn đồng/tạ. Vụ này, ông đầu tư vào vườn cà phê hơn 70 triệu đồng, cộng cả tiền công hái cà phê, năm nay lỗ khoảng 20 triệu đồng.

Những ngày này ông Siu Nhức [45 tuổi, Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai] cùng với 10 người trong xã đùm cơm, nước rồi chạy xe máy đi hái cà phê ở các huyện Ia Grai, Chư Prông, Đăk Đoa, Chư Sê, Mang Yang. Ông Nhức cho biết, mỗi ngày bản thân ông hái được khoảng 9 tạ cà phê, tương đương với tiền công gần 1 triệu đồng/ngày. Mùa vụ này giảm hẳn các nhóm đi hái cà phê thuê.

Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Gia Lai, những năm trước, cứ vào vụ thu hoạch cà phê, tỉnh đón khoảng 7 - 8 nghìn lao động, từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định. Nhưng năm nay, số người lên hái cà phê thuê giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, lũ lụt đã tác động đến thời gian thu hoạch, gieo trồng của các tỉnh đồng bằng. Bởi vậy, họ phải ở lại quê lo khắc phục hậu quả thiên tai và gieo sạ.

Trồng xen canh tạo thêm thu nhập

Tại Đắk Lắk, nông dân cũng lao đao vì giá cà phê thấp, năng suất giảm so với năm trước. Anh Vi Văn Phước [buôn Thái, xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar] có gần 2 ha cà phê, cho hay, vụ này chỉ thu được khoảng 5 tấn cà phê nhân, giảm gần 40% so với các năm trước. “Cà phê trồng từ thời ông bà, già cỗi lắm rồi mà tôi chưa có vốn tái canh. Năm nay thêm cái nắng hạn nặng quá, tôi phải tưới nước tới 6 đợt mới cứu được vườn cây. Chi phí đầu tư [phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền bơm nước tưới cây, nhân công thu hoạch…] cao nhưng giá cà phê lại rất thấp khiến gia đình tôi điêu đứng”, anh Phước nói.

Với mức giá dao động từ 30-32 triệu đồng/tấn nhân, anh Phước nhẩm tính thu được khoảng 160 triệu đồng tiền cà phê. Trừ hết chi phí đầu tư, anh chẳng còn được bao nhiêu. Anh Phước lo lắng chưa biết lấy tiền từ đâu chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán này.

Ngoài cà phê, nông dân Tây Nguyên cũng lao đao với hồ tiêu. Anh Trần Ngọc Đường [xã Ea Khăl, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk] cho biết, gia đình hiện có 1,5 ha hồ tiêu đang thời kỳ kinh doanh, song giá xuống quá thấp, thu không đủ chi phí đầu tư. Thời điểm trồng, hồ tiêu được ví là “vàng đen” có giá đạt đỉnh trên dưới 200 nghìn đồng/kg [giai đoạn 2013-2016]. Anh Đường dồn công sức, rót vốn đầu tư cho vườn cây. Tuy nhiên, khi hồ tiêu bắt đầu cho thu hoạch, cũng là lúc giá tuột dốc không phanh. Hiện giá tiêu chỉ ở mức 46-50 nghìn đồng/kg, trong khi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… đều tăng.

Gần 4 năm nay, anh Đường chưa thu hồi được vốn đầu tư vào vườn tiêu. Anh phải trồng xen bơ, sầu riêng… tạo thêm thu nhập. “Giờ tôi chỉ biết trồng thêm cây ăn quả vào để kiếm thêm nguồn thu lo cho gia đình. Còn hồ tiêu, tôi cứ để đó, được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu”, anh Đường kể.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết, cà phê, hồ tiêu là những mặt hàng chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, mấy năm qua, giá cả các mặt hàng trên đều giảm sâu nên dù sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm. Năm 2020, toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 92,3 % kế hoạch xuất khẩu. Ngoài ra, dịch COVID-19 tác động đến xuất khẩu nông sản. Nhiều nước trên thế giới và khu vực thực hiện chính sách đóng cửa, phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng nông sản bị đứt gãy, ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của tỉnh.

Ông Đoàn Ngọc Có- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 97 nghìn ha cà phê. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch hơn 80 nghìn ha. Theo ông Có, sản lượng vụ mùa năm nay không tăng nhiều so với vụ trước, nhưng nhiều vườn cà phê đã già cỗi, năng suất thấp, trong khi công nhân hái khoán chỉ thích vườn cà phê năng suất cao.

1 hecta cà phê thu hoạch được bao nhiêu?

Với 1 ha cà phê, mọi năm sẽ cho 3 tấn cà phê nhân, nhưng năm nay, bà Dung dự kiến thu hoạch được 3,5 tấn. Với giá cà phê nhân hiện tại là 40 triệu đồng/tấn, bà Dung thu về khoảng 140 triệu đồng.

Một hecta trồng bao nhiêu cây cà phê?

Khoảng cách, mật độ trồng Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn. Cà phê vối [Robusta]: 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

1 cây cà phê thu được bao nhiêu kg?

Chẳng mấy chốc, bạt lại đầy ắp cà phê rồi được trút vào bao tải đưa lên xe chở đi. Ông Trung cho biết, thời tiết năm nay thuận lợi giúp cây cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao. Trung bình 1ha cà phê của gia đình cho thu hoạch khoảng 20 tấn tươi [khoảng 4,5 tấn nhân], cao hơn so với mùa vụ năm ngoái.

Giá cà phê hôm nay bao nhiêu tiền 1 kg?

Cà phê tươi được chọn lọc chín 100%, còn nguyên vỏ có giá bán là 14.000 VNĐ/kg.

Chủ Đề