1 Khoa học đại học là bao nhiêu tiền

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học, nộp học phí đầu năm học

Học phí bậc ĐH các trường công lập được quy định cụ thể trong Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Trường công lập có nhiều mức

Theo Nghị định 81, từ năm học 2022-2023, học phí các trường ĐH công lập chưa tự chủ thấp nhất là từ 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, so với năm học trước đó là 980.000 đồng-1,43 triệu đồng/tháng. Khối ngành có mức học phí cao nhất là y dược, với 24,5 triệu đồng/năm. Các ngành có học phí thấp nhất, ở mức 12 triệu đồng/năm gồm: nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường.

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau [Đơn vị: ngàn đồng/sinh viên/tháng]:

Đối với trường ĐH công lập đã tự đảm bảo chi thường xuyên, mức thu này được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần trường chưa tự chủ tương ứng với khối ngành và năm học. Khi đó, năm học tới các trường này được thu từ 24-49 triệu đồng/năm.

Còn trường công lập tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư thì được thu tối đa 2,5 lần mức trần trường chưa tự chủ, tương ứng với 30 triệu cho đến hơn 61 triệu đồng/năm học.

Ngoài ra, những chương trình đạt kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường công lập, trường ĐH được tự xác định mức thu trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội.

\n

Giờ thực hành của sinh viên một trường đại học được tự chủ tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên tại TP.HCM

Do vậy, thực tế có nhiều trường ĐH công lập thu học phí cao hơn khung trần như trên. Chẳng hạn, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố học phí dự kiến năm học 2022-2023, trong đó ngành cao nhất ở mức 77 triệu đồng/năm là răng-hàm-mặt. Kế đến, học phí ngành y khoa dự kiến là 74,8 triệu đồng/năm...

Đáng chú ý, ngay trong trường công lập, học phí các chương trình đào tạo đặc thù cũng cao hơn nhiều so với chương trình đại trà, ví dụ chương trình chất lượng cao. Học phí các ngành chất lượng cao Trường ĐH Luật TP.HCM năm học 2022-2023 dự kiến 62,5-165 triệu đồng/năm tùy ngành và ngôn ngữ giảng dạy. Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM học phí dự kiến chương trình chất lượng cao, tiên tiến từ 27,5-36 triệu đồng/học kỳ. Ở các trường ĐH công lập khác, học phí chương trình chất lượng cao cũng dao động trên dưới 60 triệu đồng/năm...

Trường quốc tế học phí lên đến hàng trăm triệu đồng

Hiện các trường ĐH quốc tế chưa công bố học phí năm học mới 2022-2023 nhưng căn cứ năm học trước đó, có thể thấy mức thu khác nhau tùy trường. Chẳng hạn, Trường ĐH RMIT Việt Nam công bố mức học phí áp dụng cho chương trình ĐH năm 2022, khoảng hơn 300 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Fulbright Việt Nam từng công bố học phí chương trình cử nhân của năm học 2021-2022 ở mức hơn 467 triệu đồng/năm... Học phí và phí ở ký túc xá từ năm học 2022-2023 có thể được điều chỉnh nhẹ và sẽ được thông báo trước đến sinh viên.

Trường ĐH VinUni công bố học phí áp dụng chung cho sinh viên Việt Nam và quốc tế, năm học 2021-2022 ngành cử nhân điều dưỡng gần 450 triệu đồng/năm. Các chương trình cử nhân khác, học phí niêm yết ở mức hơn 815 triệu đồng/năm. Học phí gồm phí đào tạo thực hành, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ và các hoạt động sinh viên.

Trường tư từ vài chục triệu đồng/năm đến hơn trăm triệu đồng/học kỳ

Các trường tư thục được quyết định mức học phí theo các mức khác nhau. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM đưa ra mức học phí năm tới khoảng 75 triệu đồng/năm [gồm 4 học kỳ]; Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khoảng 36 triệu đồng/năm [riêng ngành dược có mức thu cao hơn 20%].

Còn Trường ĐH Gia Định có học phí từ 15-25 triệu đồng/năm với chương trình đại trà và 50 triệu đồng/năm cho chương trình tài năng. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng công bố học phí trung bình chương trình cử nhân với sinh viên mới năm 2022 là từ 27,5-105 triệu đồng/học kỳ. Trường ĐH Hoa Sen công bố học phí theo lộ trình học kỳ 1 năm học 2022-2023 chương trình ĐH từ trên 28 đến trên 49 triệu đồng tuỳ ngành.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành áp dụng mức học phí từ 12,9 - 16,5 triệu đồng/học kỳ [riêng y khoa 40 triệu đồng/học kỳ]. Một số trường thông báo mức học phí tính theo đơn giá tín chỉ, như Trường ĐH Văn Hiến thu 800.000 đồng/tín chỉ, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thu 674.300-734.000 đồng/tín chỉ...

Tin liên quan

Chi phí của một sinh viên học đại học

Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền cho một năm học là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con lần đầu tiên bước vào giảng đường ĐH. Dưới đây là tổng hợp các khoản chi phí tối thiểu trong một năm học của sinh viên [SV].

Các khoản thu cố định

Trong ngày đầu nhập học, SV sẽ phải đóng một số khoản lệ phí bắt buộc. Các trường sẽ tiến hành tạm thu học phí học kỳ 1, mức này ở mỗi trường khác nhau. Ví dụ, trường ĐH Sài Gòn là 1,4 triệu đồng/SV, trong khi trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] là 1,9 triệu đồng/SV, trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] gần 1,1 triệu đồng/ SV... Sự khác nhau này là do số lượng các môn học được sắp xếp ở mỗi trường khác nhau. Tuy nhiên, ở trường công, mức học phí được quy định rất rõ từng nhóm ngành đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, SV thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế với mức phí 210 ngàn đồng/năm/SV. Bảo hiểm tai nạn có nhiều mức khác nhau từ 23 - 45 ngàn đồng/SV/năm. Cũng ngay khi nhập học, trường tổ chức khám sức khỏe cho SV tại trường hoặc đến bệnh viện. Lệ phí này tại trường ĐH Bách khoa là 25,5 ngàn đồng/SV; với trường ĐH Sài Gòn là 65 ngàn đồng [SV khối sư phạm] và 30 ngàn đồng [SV ngoài sư phạm]. Trường ĐH Bách khoa cũng tiến hành thu lệ phí hồ sơ nhập học và sinh hoạt đầu khóa là 200 ngàn đồng/SV, trong đó gồm các khoản chi cho tài liệu biểu mẫu, chụp ảnh in thẻ SV, sách niên giám, một ngày tham quan Củ Chi và lệ phí cho một tuần sinh hoạt đầu khóa. Trường ĐH Sài Gòn quy định cụ thể các khoản khác như: đồng phục thể dục 75 ngàn đồng, sổ tay SV 28 ngàn đồng, thẻ SV - thẻ thư viện 30 ngàn đồng, huy hiệu trường 12 ngàn đồng…

Nặng gánh tiền sinh hoạt phí

Với một SV từ nơi khác lên thành phố học tập thì tiền sinh hoạt hằng tháng đáng lo hơn nhiều, nhất là thời buổi giá cả leo thang như hiện nay. SV thuộc diện chính sách, gia đình khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt có thể được bố trí vào ở ký túc xá [KTX] của trường. Mức lệ phí KTX trung bình ở nhiều trường khoảng 90 - 120 ngàn đồng/tháng/SV. Nếu tính thêm tiền điện, nước, tiền đổ rác…, mỗi SV ở KTX phải đóng thêm từ 30 - 50 ngàn đồng/ tháng. Loại hình KTX xã hội hóa dành cho SV không thuộc diện ưu tiên [như tại trường ĐH Bách khoa] thì mức phí là 230 ngàn đồng/tháng. Cũng có khi SV phải trả tới 500 - 600 ngàn đồng/tháng như tại KTX trường CĐ Saigontech. Ngoài ra còn các chi phí khác như: sử dụng internet không dây trung bình là 50 ngàn đồng/tháng, tiền gửi xe đạp 30 ngàn đồng/tháng, gửi xe máy 45 ngàn đồng/tháng…

Phí thuê nhà bên ngoài cũng rất đa dạng tùy theo diện tích, địa diểm, mức độ tiện nghi và số người ở. Ví dụ, phòng trọ bình thường sẽ dao động từ 400 - 800 ngàn đồng/tháng, nhà nguyên căn sẽ từ 1,5 - 4 triệu đồng/tháng… L.T.Hợp - SV trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] nói: “Để thuê phòng trọ, trả tiền điện, nước, rác, internet thì mỗi tháng cần phải có tối thiểu từ 500 - 600 ngàn đồng/tháng. Nhưng muốn ở thoải mái và gần trung tâm một chút thì phải mất từ 800 ngàn - 1 triệu đồng/tháng”.

Tiền ăn cũng không giống nhau giữa SV ở KTX hay thuê phòng trọ. Thông thường các KTX quy định không cho phép SV nấu ăn trong phòng. Vì thế, SV phải ăn cơm trong căn-tin KTX hoặc quán cơm bên ngoài, mỗi ngày ít nhất cũng tốn từ 30 - 50 ngàn đồng. Nếu SV ở trọ và nấu ăn cố định thì mỗi ngày chỉ tốn từ 20 - 25 ngàn đồng/người.

Tiền di chuyển cũng không cố định mà tùy thuộc vào loại phương tiện và khoảng cách khác nhau. Tuy nhiên, phương tiện di chuyển an toàn và tiết kiệm nhất chính là xe buýt. Với giá hiện nay, mỗi lượt xe buýt có giá từ 4 - 5 ngàn đồng. Nếu mua vé năm dành cho đối tượng SV thì 84 ngàn đồng/xấp [60 vé]. Ngoài ra, mỗi SV cũng cần một khoản tiền từ 200 - 500 ngàn đồng/tháng dùng tiêu vặt và mua các đồ dùng cần thiết.

Như vậy, tính trung bình mỗi SV xa nhà đi học ĐH cần tối thiểu từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt [chưa kể tiền học phí, học thêm, các khoản thu khác và chi phí phát sinh]. Mỗi năm thời gian học tập trung bình của các trường là 10 tháng, nên các bậc phụ huynh cần chuẩn bị một khoản tiền từ 15 - 20 triệu đồng tiền sinh hoạt cho con đi học.

Hà Ánh

03/09/2011 – thanhnien.com.vn

Tham khảo mức trần học phí các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp công lập TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề