14/11/2022 đến nay là bao nhiêu tháng

Ngày thuộc hành Thủy khắc hành Hỏa, đặc biệt tuổi: Kỷ Sửu, Đinh Dậu, Kỷ Mùi thuộc hành Hỏa không sợ Thủy.

Ngày Dậu lục hợp Thìn, tam hợp Sửu và Tỵ thành Kim cục. Xung Mão, hình Dậu, hại Tuất, phá Tý, tuyệt Dần.

Ngày 26-07-2023 dương lịch là ngày Can Ất: Ngày can Ất không trị bệnh ở hầu.

Ngày 9 âm lịch nhân thần ở phía trong ở xương cùng, đầu gối, bàn chân và sau ống chân. Tránh mọi sự tổn thương, va chạm, mổ xẻ, châm chích tại vị trí này.

* Theo Hải Thượng Lãn Ông.

Chu Tước [Xấu] Xuất hành cầu tài đều xấu, hay mất của, kiện cáo thì thua vì đuối lý.

* Ngày xuất hành theo lịch Khổng Minh ở đây nghĩa là ngày đi xa, rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian dài, hoặc đi xa để làm hay thực hiện một công việc quan trọng nào đó. Ví dụ như: xuất hành đi công tác, xuất hành đi thi đại học, xuất hành di du lịch [áp dụng khi có thể chủ động về thời gian đi].

Sáng 14/11: Theo dõi chặt biến thể mới của COVID-19; Hơn 55% người mắc đái tháo đường tại Việt Nam đã có biến chứng

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy ca COVID-19 mới liên tục giảm, tròn 1 tuần không ghi nhận bệnh nhân tử vong, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế theo dõi các biến thể mới...; Hôm nay là "Ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường" .

Ca COVID-19 mới liên tục giảm, tròn 1 tuần không ghi nhận bệnh nhân tử vong

Bộ Y tế cho biết ngày 13/11 có 242 ca mắc COVID-19, đây là ngày có số ca mắc mới thấp nhất trong tuần. Ngày 13/11 cũng tròn 1 tuần không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong ở nước ta. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.166 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 [xếp thứ 3 ASEAN], tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á [xếp thứ 3 ASEAN].

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.508.689 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ [bình quân cứ 1 triệu người có 116.304 ca nhiễm].

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.605.937 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 38 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 26 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 9 ca. Con số này giảm gần một nửa so với ngày 12/11 và cũng là ngày thứ 2 trong tháng 11 có số mắc mới thấp dưới 40 ca/ ngày.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19

Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế theo dõi, cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai Chương trình tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Đồng thời, tiếp tục tập trung tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm mùa, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Chỉ 35% bệnh nhân đái tháo đường ở nước ta được quản lý, điều trị

Hôm nay 14/11 là "Ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường" hằng năm. Chủ đề của Ngày đái tháo đường Thế giới giai đoạn năm 2021-2023 là "Tiếp cận chăm sóc bệnh đái tháo đường" với mục đích mang đến sự thay đổi cho hơn nửa tỷ người trên thế giới đang sống chung với bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Huơng cho biết, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường.

Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt.

Kết quả điều tra tại Việt Nam có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Việc thực hiện lối sống lành mạnh, sẽ giúp phòng ngừa mắc đái tháo đường tới 70% số trường hợp. Đồng thời, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng.

[Báo Sức khỏe và Đời sống]

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết [SXH], số ca mắc và nghi mắc mới trên địa bàn quận Long Biên đã liên tục giảm trong vòng hai tuần trở lại đây, không xuất hiện ổ dịch phức tạp, kéo dài.

Theo Sở Y tế TP Hà Nội, tính đến ngày 7-11, toàn quận Long Biên còn 253 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở 14 phường. Số ca mắc đã giảm dần [tuần 41 là 44 ca, tuần 42 là 23 ca, tuần 44 là 13 ca]; ổ dịch cuối cùng kết thúc vào ngày 5-11, hiện không còn ổ dịch nào hoạt động.

Theo Phó chủ tịch UBND quận Long Biên Đinh Thị Thu Hương, thời gian qua, công tác phòng, chống dịch SXH luôn được cấp ủy, chính quyền quận Long Biên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong năm 2022, UBND quận đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo, tập trung chính vào tuyên truyền và công tác vệ sinh môi trường, chủ động diệt bọ gậy; tổ chức họp Ban chỉ đạo hằng tuần để đánh giá và đưa ra các giải pháp, tăng cường công tác phòng, chống dịch ngay khi số ca bệnh mắc có xu hướng tăng. 

Bên cạnh đó, quận Long Biên thành lập 8 tổ công tác liên ngành cấp quận tổ chức kiểm tra, giám sát liên tục hai lần/tuần; kịp thời bổ sung kinh phí cho Trung tâm Y tế quận, 14 phường bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch SXH năm 2022. Phòng Y tế quận đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận tổ chức 20 hội nghị tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch SXH tại 14 phường với gần 3.600 người tham dự; tổ chức một lớp tập huấn về chẩn đoán, điều trị cho các cơ sở y tế ngoài công lập với hơn 350 người tham dự; tập huấn, hướng dẫn 174 tổ giám sát với hơn 330 người, 1.354 đội xung kích với gần 3.500 người thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vệ sinh môi trường, kỹ năng xử lý các ổ bọ gậy phòng, chống dịch SXH...

Bên cạnh những kết quả tích cực, đồng chí Đinh Thị Thu Hương cũng thông tin, công tác phòng, chống dịch SXH của quận Long Biên vẫn còn gặp một số khó khăn do một số người dân có tâm lý chủ quan, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Có trường hợp khi mắc bệnh còn tự điều trị tại nhà; một số tổ dân phố triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy đạt hiệu quả chưa cao. Cùng với dịch SXH lưu hành, trên địa bàn quận còn xuất hiện các dịch bệnh như cúm, Covid-19 có các triệu chứng dễ nhầm với bệnh SXH, làm người dân chủ quan không đi khám kịp thời...

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch SXH, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Vũ Cao Cương ghi nhận và đánh giá cao công tác phòng, chống dịch SXH của quận Long Biên thời gian qua. Mặc dù quận Long Biên đã tích cực trong công tác phòng, chống dịch SXH nhưng số ca mắc trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn tiếp tục tăng nhanh bởi đang trong cao điểm mùa dịch. Vì vậy, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội đề nghị quận Long Biên tiếp tục huy động sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, hội, đoàn thể và người dân tham gia công tác phòng, chống dịch SXH. Đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, diệt muỗi; khi có dấu hiệu mắc SXH cần đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Bên cạnh đó tiếp tục duy trì các chiến dịch, các đợt tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đặc biệt trong tháng cao điểm về dịch SXH [tháng 11-2022].

[Báo Quân đội nhân dân]

Điều trị nghiện bằng hóa dược kết hợp liệu pháp tâm lý

Tùy từng tình trạng người bệnh nghiện chất ma túy, Viện Sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai điều trị bằng hóa dược [thuốc] kết hợp liệu pháp tâm lý và điều biến não theo chỉ định giúp cải thiện tình hình rất tốt.

Phác đồ điều trị theo quy định

Viện Sức khỏe tâm thần có chức năng điều trị chung về sức khỏe tâm thần. Hiện nay, Viện gồm 9 phòng, trong đó có Phòng M7 Rối loạn sử dụng chất, hành vi và giấc ngủ. TS.BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng M7 Rối loạn sử dụng chất, hành vi và giấc ngủ cho biết: Phòng M7 điều trị nghiện chất ma túy và rối loạn giấc ngủ nhưng điều trị nội trú thì rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng ma túy là chính. Từ đầu năm đến giữa tháng 10/2022, Viện Sức khỏe tâm thần tiếp nhận 155 người bệnh điều trị về nghiện chất, trong đó có 10 ca cai nghiện ma túy và 145 ca còn lại là các rối loạn tâm thần do chất ma túy nói chung.

Người bệnh rối loạn tâm thần do chất ma túy được điều trị theo phác đồ cụ thể theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp” [Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14/5/2020 của Bộ Y tế], thời gian từ 7 – 12 ngày. Nếu người bệnh sử dụng chất dạng AMPHETAMINE [ma túy đá, thuốc lắc] thì phác đồ điều trị theo Quyết định 786/QĐ-BYT ngày 1/3/2019 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp dạng AMPHETAMINE. Đối với những người bệnh liên quan đến các chất nhóm Opioid [heroin] thì được điều trị theo hướng dẫn khác của Bộ Y tế.

“Chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đồng thời dựa vào tình trạng người bệnh để chỉnh liều. Tùy từng tình trạng bệnh, người bệnh được điều trị bằng hóa dược [thuốc], liệu pháp tâm lý, điều biến não. Điều biến não là dùng dòng điện kích thích vào não người bệnh, thường là 10 phiên được thực hiện trong 2 tuần [phương pháp cụ thể Viện đang dùng là kích thích từ xuyên sọ]. Tất nhiên, phương pháp điều trị này phải theo đúng chỉ định của bác sĩ và được người bệnh đồng ý; khi được kết hợp với thuốc thì tình hình bệnh của người bệnh tiến triển tốt hơn” – bác sĩ Lê Thị Thu Hà cho hay.

Thông thường, điều trị cai nghiện ma túy gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là cắt cơn ban đầu, thường cần khoảng 2 tuần, được điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Sau đó là điều trị chống tái, giảm thèm nhớ; được thực hiện ngoài cộng đồng. Nếu người bệnh tuân thủ tốt thì sau khi xuất viện họ vẫn đến Viện khám định kỳ, điều trị tâm lý theo yêu cầu của bác sĩ trị liệu. Việc điều trị tâm lý đối với người bệnh ở Viện thì không gặp trở ngại nhưng với những người ở xa thì rất khó khăn khi hàng tuần phải bố trí công việc và đi đoạn đường dài. Đây là vấn đề Viện Sức khỏe tâm thần đang vướng phải hiện nay.

Điều trị tốt là người bệnh sớm quay trở lại

Theo thông tin từ Viện Sức khỏe tâm thần, những người bệnh đến Viện là thanh niên thì mới bị rối loạn tâm thần do chất ma túy. Còn có những trường hợp sử dụng chất ma túy thời gian dài, đến Viện trong tình trạng nặng, bị loạn thần hoặc rối loạn, cảm xúc, trầm cảm rất rõ. Với những trường hợp thứ nhất, bác sĩ Phòng M7 thường điều trị rối loạn tâm thần kèm theo tư vấn tâm lý, cho họ biết tác hại của chất gây nghiện để ngừng sử dụng. Trường hợp thứ hai được bác sĩ điều trị và cố gắng tránh tối đa việc tái sử dụng chất ma túy.

Nghiện ma túy là bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài, dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo thông tin từ các cơ quan chức năng tỷ lệ tái nghiện tương đối cao. Bác sĩ Lê Thị Thu Hà cho rằng, điều trị tốt là người bệnh quay trở lại Viện sớm; nghĩa là lần này người bệnh bị loạn thần đến Viện trong tình trạng nặng nhưng lần sau người đó đến thì loạn thần nhẹ hơn; lần sau nữa khi họ có nguy cơ thì được người nhà đưa đến hoặc bản thân người bệnh tự đến Viện để điều trị kịp thời.

“Đã có trường hợp nghiện heroin khi đến Viện điều trị đã ngưng sử dụng chất ma túy được 5 – 7 năm. Thế rồi, có lần anh ta gọi cho tôi và nói rằng ở đây điều trị nghiện rất tốt và mong bác sĩ chữa trị cho bạn của mình” - bác sĩ Thu Hà nói. Đồng thời cho biết, cùng với việc được điều trị tốt, khi người bệnh ra Viện rất cần có sự hỗ trợ tốt từ phía gia đình, được tạo việc làm, không kỳ thị, là động lực để họ hòa nhập cuộc sống.

Để nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn tâm thần do chất ma túy và nghiện ma túy, Viện Sức khỏe tâm thần tăng cường chất lượng điều trị, bằng các giải pháp: Điều trị hóa dược, liệu pháp tâm lý, điều biến não. Cùng với đó, phát triển hệ thống tâm lý và điều biến não. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân chưa hiểu vai trò của trị liệu tâm lý nên rất cần tuyên truyền để mọi người nắm rõ. Bởi khi sử dụng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý giúp cho người bệnh biết cách từ chối dùng ma túy, tạo ra thời khóa biểu để làm theo nó và không có thời gian nghĩ đến ma túy.

Hiện nay, chất gây nghiện ma túy có ở trong một số sản phẩm là đồ ăn, thức uống, có thể mọi người dùng mà không biết hoặc bị trộn vào không hay. Đơn cử, mới đây có 4 - 5 người ăn chocolate phải vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư điều trị. Kết quả khám nghiệm cho thấy, trong chocolate có chất gây nghiện cần sa trộn lẫn trong đó, rất nguy hiểm cho người dùng…

Vì thế, bác sĩ Lê Thị Thu Hà khuyến cáo mọi người, nhất là các bạn trẻ cần phải cảnh giác và luôn tìm hiểu những thứ đồ mình sử dụng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi đi mua hàng, cần đọc kỹ những thông tin thành phần ghi trên vỏ bao bì. Trường hợp trên vỏ bao bì không ghi thông tin, sản phẩm có giá cao bất thường thì người mua hàng cũng phải cảnh giác.

[Báo Kinh tế đô thị]

Hà Nội thêm 83 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần, Đống Đa thành điểm nóng

Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021 [3.130 ca mắc, 0 ca tử vong].

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần 45, Thủ đô ghi nhận 1.343 mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc tăng 2,3% so với tuần trước [1.312/0]. Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số địa bàn có ca mắc cao như: Đống Đa [120], Thanh Oai [98], Phú Xuyên [95], Hoàng Mai [94].

Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận thêm 83 ổ dịch mới tại: Hoàng Mai [24], Đống Đa [12], Hà Đông [9], Thanh Oai [8], Thanh Trì [7], Bắc Từ Liêm [6], Hai Bà Trưng [5], Thanh Xuân [4], Hoài Đức [4], Thạch Thất [2], Chương Mỹ [1], Thường Tín [1].

Đống Đa là một trong những quận nội thành có dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp nhất. Tính đến ngày 10/11, trên địa bàn đã ghi nhận 774 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue tại 21/21 phường, số ca mắc tăng 1,26 lần so với cùng kỳ năm 2021 [612 ca]; xác định 83 ổ dịch tại 19/21 phường. Số mắc có xu hướng tăng trong những tuần gần đây [tuần 42: 54 ca, tuần 43: 83 ca].

Đáng chú ý, quận đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phường tăng cường kiểm tra các nhà có phòng cho thuê trọ, nhà bỏ hoang không có người ở, các nhà hoặc công trường đang xây dựng, các khu vực thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém, khu vực công cộng như đình, đền, chùa, vườn hoa... trên địa bàn phường.

Kịp thời giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và thông báo về Trung tâm Y tế quận, để phối hợp điều tra, xử lý triệt để các ca bệnh, ổ dịch được phát hiện.

Tại huyện Mỹ Đức, tính đến ngày 8/11, trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã ghi nhận 64 ca mắc tại 19/22 xã, thị trấn; chưa có trường hợp tử vong.

Kết quả giám sát côn trùng tại các xã, thị trấn, nhiều nơi có chỉ số BI cao, nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn huyện lớn.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh do muỗi truyền virus sốt xuất huyết lây lan sang người, khống chế không để dịch bùng phát, từ ngày 1/11, Trung tâm y tế huyện Mỹ Đức triển khai chiến dịch phun hóa chất diện rộng diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn các xã, thị trấn. Đến ngày 8/11, trung tâm đã triển khai phun được tổng số 6/22 xã, thị trấn.

Như vậy, cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết, 12 ca tử vong. Số ca mắc tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2021 [3.130 ca mắc, 0 ca tử vong].

Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 545/579 xã, phường, thị trấn. Túyp virus Dengue lưu hành đã xác định được là:  DENV1 và DENV2, DENV4.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội cũng đã ghi nhận 994 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 164 ổ dịch đang hoạt động, tại 23 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân như: thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất [238], Ngọc Đình, Hồng Dương, Thanh Oai [55]…

Để kiểm soát dịch, thành phố tiếp tục tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Tại các địa phương, huy động các ban ngành đoàn thể và các lực lượng khác tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết một cách triệt để.

Hà Nội cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân phối hợp với ngành y tế trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, đảm bảo tỷ lệ phun đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế.

[dantri.com.vn]

Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11: Báo động tình trạng trẻ hóa người mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc ở độ tuổi từ 20 - dưới 30 tuổi, thậm chí đã ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 - 13 tuổi.

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nguy hiểm hơn là tình trạng trẻ hoá người mắc bệnh dưới 30 tuổi ngày càng cao, đã có trường hợp 12-13 tuổi bị đái tháo đường mà gia đình không hay biết.

Nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trên gần 3.000 trẻ em lứa tuổi từ 11-14 tuổi vừa qua trên toàn quốc cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng này. Kết quả cho thấy có khoảng 6,2% mắc rối loạn glucose máu, trong đó độ tuổi trẻ nhất là 11 tuổi có tỷ lệ mắc cao lên tới 8,1%, trong khi ở nhóm tuổi lớn hơn thì kết quả rối loạn glucose máu thấp hơn.

Tại Đồng Nai, tổng số bệnh nhân được phát hiện đái tháo đường hiện tại là 75.263 người, trong đó số bệnh nhân đái tháo đường được quản lý 71.094 người, số bệnh nhân điều trị đạt đường máu mục tiêu 20.496 người.

Theo bác sĩ Ngô Đức Thịnh, Cán bộ phụ trách chương trình đái tháo đường - Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, bệnh đái tháo đường là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam sau tim mạch và ung thư.

Bệnh đái tháo đường có những biến chứng ảnh hưởng đến toàn thân. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch; tai biến mạch máu não; tiểu đạm, suy thận; biến chứng về võng mạc gây mù mắt; gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên làm tê tay chân, mất cảm giác, chóng mặt. Đặc biệt, bệnh nhân đái tháo đường khi bị biến chứng về mạch máu, thần kinh sẽ dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến xương và có khả năng phải cắt cụt chi. Do vậy, chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa để giúp phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.

Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu như mọi người chú ý, quan tâm hơn nữa đến khẩu phần ăn, uống hàng ngày, thường xuyên hoạt động thể lực, giảm thiểu các hành vi có hại cho sức khỏe. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để có các điều chỉnh sinh hoạt và ăn uống hợp lý.

Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột. Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường [nước ngọt]. Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

Cách nhận biết bệnh đái tháo đường tại nhà khi thực hiện xét nghiệm HbA1C, nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nếu trong khoảng từ 5,7 - 6,4% sẽ là tiền đái tháo đường.

Chủ Đề