1936-1939 nguyễn thị minh khai lấy bí danh là gì

Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: hlhpn.org.vn

[ĐCSVN] -

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, khẳng định những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bài viết này còn muốn nói về người bạn đời thủy chung của đồng chí: Nguyễn Thị Minh Khai, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn, Chủ tịch đầu tiên của Hội Phụ nữ Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Khai - người con gái quê gốc Hà Nội, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã sánh bước cùng chồng mình - đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư thứ hai của Đảng ta, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản trên từng chặng đường cách mạng cam go nhất. Tên tuổi anh gắn liền với một giai đoạn đầy khó khăn và thử thách của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc trong những năm 20 đến năm 40 của thế kỷ XX.

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 01/11/1910, tại Vinh [Nghệ An]. Cha chị là ông Hàn Bình làm công chức hỏa xa ở ga Vinh, còn mẹ chị là người Đức Tùng, Đức Thọ [Hà Tĩnh] làm nghề buôn bán nhỏ. Là người chị cả của 8 đứa em, chị được gia đình cho học quốc ngữ từ nhỏ. Sau khi học hết lớp Nhì chị chuyển sang học lớp Nhất trường Cao Xuân Dục. Tại đó, chị được thầy giáo Trần Phú [người sau nay là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương] dạy học và giác ngộ cách mạng. Chứng kiến cảnh lầm than của quê hương, năm 16 tuổi, chị đã dấn thân vào con đường cách mạng. Năm 1927, chị đã tham gia Đảng Tân Việt. Cái tên Minh Khai ra đời từ đó. Trong thời gian này, chị tích cực tham gia các phong trào đấu tranh tại quê hương, vận động phụ nữ tham gia bãi khóa, biểu tình đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh…

Đầu năm 1929, được sự đồng ý của tổ chức, chị Minh Khai bí mật thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng. Năm 1930, chị được tổ chức cử sang Hương Cảng [Trung Quốc]. Rời Hải Phòng, chị Minh Khai mặc quần áo giả trai và đi “xúp” [tức là ngồi bó gối trong kho than bên cạnh lò than nóng nực] trên một chuyến tàu Trung Quốc. Sang Hương Cảng, chị công tác ở Văn phòng Đông phương Bộ của Quốc tế cộng sản. Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc [Lý Thuỵ - bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi ở Quảng Châu] trực tiếp giáo dục về lý luận chính trị, kinh nghiệm hoạt động cách mạng, chị tiến bộ rất nhanh. Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, chị được kết nạp vào Đảng; được giao nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước; được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy [Nghệ An] và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Chị tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cho Đảng là lực lượng nòng cốt trong cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh. Vừa công tác, chị vừa tranh thủ học ngoại ngữ và thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc. Chị thấm thía lời dạy của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, làm cách mạng là không sợ gian khổ, hy sinh, càng trong gian khó, càng phải có ý chí, nghị lực, có đạo đức để nhìn xa, trông rộng thì công việc tổ chức Đảng giao cho mới thành công…

Còn chồng chị – anh Lê Hồng Phong, sau tiếng bom cảm tử Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Meclanh vang dội Quảng Châu [năm 1924], mặc dù rất cảm phục sự hy sinh của bạn, nhưng anh đã chọn con đường khác. Rời bỏ Tâm Tâm Xã, Lê Hồng Phong đi tìm gặp Lý Thụy. Anh được đồng chí Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào Cộng sản đoàn. Như một mối cơ duyên, cả anh Lê Hồng Phong và chị Minh Khai, người trước, người sau đều được gặp Nguyễn Ái Quốc và được giao nhiệm vụ cách mạng, để sau đó trở thành những người cộng sản kiên trung.

Năm 1926, anh Lê Hồng Phong được cử sang Liên Xô học hai năm không quân và ba năm chính trị ở Trường Đại học Phương Đông. Trong thời gian này, anh gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 1931, anh Lê Hồng Phong về nước lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương đang bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt.

Bản thân chị Minh Khai trong thời gian từ 1931 đến 1934 đã bị bọn mật thám Anh ở Hương Cảng bắt giam, chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù. Dù bị tra tấn tàn bạo, nhưng chị vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Chị kịp chuyển mảnh giấy nhỏ từ nhà tù gửi ra cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc: "Dù bị tra tấn cùm kẹp, quyết không khai. Các anh yên tâm". Sau đó, nhờ sự vận động của Quốc tế cộng sản chị được trả tự do. Ba năm trong tù, Minh Khai bị mất liên lạc với Đảng. Hội Cứu tế đỏ đã can thiệp cứu Minh Khai ra khỏi tù. Suốt một thời gian dài, chị may thuê trên đường phố Thượng Hải để tìm cách bắt liên lạc với Đảng. Cuối cùng, chị cũng liên lạc được với nhóm các đồng chí Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn…

Năm 1934, Lê Hồng Phong sang Thượng Hải gặp nhóm các đồng chí hoạt động ở hải ngoại, như: Hà Huy Tập, Hoàng Văn Nọn... Tại thời điểm này, chàng thanh niên xứ Nghệ Lê Hồng Phong cứ luôn “để ý” nhìn theo và “phải lòng” lúc nào không hay người con gái nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, có gương mặt cương nghị, đặc biệt là đôi mắt to tròn mang nét duyên đằm thắm chất giọng quê hương xứ Nghệ. Chị Minh Khai cũng vậy. Chị không giữ được vẻ bình tĩnh thường ngày khi làm việc cạnh anh Lê Hồng Phong. Chị không giấu được lòng mình. Chị có cảm tình đặc biệt với người đồng hương có dáng người cao lớn, có vầng trán rộng, đôi mắt sáng, cử chỉ lịch thiệp, hòa nhã, tranh luận chính trị sôi nổi, mà lại có tính hài hước.Lễ kết hôn của anh Lê Hồng Phong và chị Nguyễn Thị Minh Khai được tổ chức giản dị, ấm tình đồng chí ở Thượng Hải. Đám cưới không có hát hò, không có chén rượu mừng cô dâu, chú rể. Họ chúc mừng nhau, ai cũng hứa hẹn với Đảng. Giữ lời hứa với Đảng, cuộc đời hai vợ chồng Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cho đến phút cuối cùng gắn với những thăng trầm của cách mạng Việt Nam. Đây chính là những tháng năm xiết bao hạnh phúc với chị. Tình yêu lứa đôi gắn bó hài hòa với tình đồng chí.

Cuối năm 1934, chị Minh Khai được cử đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 tại Mátxcơva cùng hai đại biểu chính thức là anh Lê Hồng Phong [Trưởng đoàn] và anh Hoàng Văn Nọn. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản này, anh Lê Hồng Phong và chị Minh Khai đều có tham luận. Là đại biểu trẻ nhất, với bí danh là Phan Lan, ngày 16/8/1935, chị đã trình bày bản tham luận về "Vai trò phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống việc chuẩn bị chiến tranh chống đế quốc mới, đấu tranh cho hòa bình". Đây là lần đầu tiên trên diễn đàn một Đại hội quốc tế, người phụ nữ Việt Nam ở tuổi 25 đã thuyết phục và chiếm được cảm tình của bạn bè quốc tế. Còn chồng chị - anh Lê Hồng Phong sau khi đọc tham luận “Phong trào chung của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhất là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” đã gây được tiếng vang và cảm tình của nhiều người. Chị Minh Khai sung sướng đón nhận tình cảm yêu mến của bạn bè quốc tế dành cho cả hai vợ chồng chị. Điều quan trọng nhất, Đại hội 7 Quốc tế cộng sản đã tuyên bố công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ chính thức của Quốc tế cộng sản. Và, anh Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Sự kiện đó nói lên ảnh hưởng và uy tín của Đảng ta trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phục hồi lại hoạt động của Đảng tạo ảnh hưởng tốt đẹp trong nước và phong trào cộng sản quốc tế, dĩ nhiên có nguồn gốc chủ yếu là lòng trung thành vô hạn, ý chí phấn đấu kiên cường, bất khuất của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhưng trong đó vai trò tổ chức và lãnh đạo của Lê Hồng Phong là nhân tố có ý nghĩa quan trọng.

Trong những ngày ở Nga, anh chị mới có được thời gian hiếm hoi gần gũi bên nhau để lưu giữ những kỷ niệm. Họ bên nhau trong hành trình đến Xibêri của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương. Chuyến tàu băng qua những khu rừng bạch dương dài dằng dặc. Trong bữa cơm liên hoan thân mật giữa hai đoàn đại biểu Việt Nam và Pháp, đôi vợ chồng nghệ sĩ đã ứng tác, hát chung một bài hát do chị đặt lời, còn anh phổ nhạc:

"Nào ai khốn khổ trên đời

Cùng nhau thề quyết một lời

Phen này hy sinh phấn đấu

Ra tay cướp lấy chính quyền..."

Chính phủ Liên Xô tổ chức cho anh Lê Hồng Phong và chị Minh Khai đi nghỉ hè. Sau đó, anh chị tiếp tục học ở Trường Đại học Phương Đông. Tuy ở cùng một thành phố, nhưng anh chị đều rất bận, ít có thời gian gặp nhau, nhất là từ khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Matxkơva.

Anh Hoàng Văn Nọn - một người đồng chí trong chuyến đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 đã kể lại câu chuyện cảm động về tình đồng chí, tình yêu hạnh phúc của chị dành cho anh Nọn và cho chồng “Thời tiết ở Nga vào mùa đông năm ấy rất rét, tuyết phủ trắng xóa. Tôi không bao giờ quên việc chị Minh Khai đan cho chiếc áo len. Mấy cuộn len ấy chị đã mua bằng tiền dành dụm trong thời gian may thuê ở Thượng Hải. Số len còn lại chỉ đủ đan cho anh Lê Hồng Phong chiếc khăn quàng cổ...”. Chiếc áo len ấy anh Nọn giữ mãi. Sau này, anh tặng lại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam .

Sau hai tháng Đại hội Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong gấp rút chuẩn bị Đại hội quốc tế thanh niên. Một ngày mùa thu vàng ở nước Nga, anh Lê Hồng Phong đến đón chị Minh Khai từ Trường Đại học Phương Đông ra. Anh cùng chị dạo quanh công viên và dừng lại ngồi trên ghế đá cạnh bồn nước. Đây là những giây phút hiếm hoi trong cuộc sống giữa hai người ở Matxkova. Với tư cách Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Phong chuyển giấy triệu tập cho người đồng chí, người vợ thân yêu. Sau Đại hội, chị Minh Khai tiếp tục học tại Trường Đại học Phương Đông. Chị Minh Khai tham gia viết nhiều bài nói về Ðảng, về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, về quan điểm của Ðảng về cuộc vận động phụ nữ, như: “Nếu mỗi người đều lấy việc nuôi con làm trách nhiệm tột bực thì bỏ công việc xã hội, thì công chuyện phụ nữ giải phóng không biết đến đời nào sẽ thực hiện được - Phụ nữ giải phóng là công việc của tòan thể phụ nữ, nhưng đồng thời cũng là nhiệm vụ chung của mỗi người - Muốn hòan tòan giải phóng và bình đẳng thì cần phải thay đổi chế độ xã hội hiện thời…” .

Đầu năm 1936, Lê Hồng Phong được phái về nước hoạt động, còn Minh Khai ở lại học tiếp một năm nữa. Họ chia tay bịn rịn, trái tim tràn trào niềm xao xuyến, nhưng bước chân cứ vội đích hướng tới là phía trước. Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị nhận nhiệm vụ về hoạt động tại Thượng Hải [Trung Quốc].

Minh Khai về nước trước Lê Hồng Phong gần một năm. Chị được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và kiêm chỉ đạo trực tiếp Nhà máy Đóng tàu Ba Son và Công ty Hỏa xa Sài Gòn. Lúc đó chị mới 29 tuổi. Vì nguyên tắc hoạt động bí mật nên vợ chồng Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai mỗi người phải ở một cơ sở khác nhau. Nhận nhiệm vụ mới, hoạt động trong điều kiện bí mật hết sức khó khăn nhưng chị cùng các đồng chí vẫn bám sát cơ sở, lãnh đạo phong trào phát triển mạnh mẽ. Chị được đồng chí Mười Cúc [nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh] cùng hoạt động trong Xứ ủy Nam Bộ rất cảm phục chị - một nữ xứ ủy viên với tầm hiểu biết rộng, đúc kết và chỉ đạo vấn đề từ thực tiễn rất nhanh và nói thông thạo tiếng Pháp, Anh và Quảng Đông. Rồi những ngày đấu tranh thành lập Mặt trận Dân chủ chống chiến tranh và chống phát xít, ở Sài Gòn những năm 1936-1939, Minh Khai đã sát cánh cùng anh Lê Hồng Phong chuẩn bị các bản báo cáo ở hội nghị cũng như trong cuộc bút chiến trên Báo Dân chúng…Chị là diễn giả xuất sắc của nhiều buổi mít tinh lớn ở các rạp hát trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh, nhất là tranh luận với bọn Trốt-kít.

Giữa lúc công việc bề bộn, đảm nhận những trọng trách lớn lao trước Đảng, lại bị bọn mật thám Pháp ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng, thì chị nhận được tin anh Lê Hồng Phong bị bắt cùng với các cán bộ chủ chốt của Đảng tại Nam Kỳ, như: Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến… Mặc dù rất thương và nhớ chồng, nhưng để đảm bảo bí mật chị không thể vào thăm anh được mà chỉ nhờ người đem quà vào cho anh. Lúc này chị đang mang thai.

Mùa xuân 1939, chị sinh con gái đầu lòng trong nhà hộ sinh ở đường Mắcmahông gần chợ Bến Thành [Sài Gòn]. Cuộc “vượt cạn” không có chồng bên cạnh, nhưng chị luôn nghĩ đến anh với một tình yêu lớn lao. Chính điều đó đã tăng thêm nghị lực, giúp chị vượt qua bao nỗi đớn đau. Cái tên Lê Nguyễn Hồng Minh, do chị đặt ghép tên anh chị là minh chứng cho kỷ niệm tình yêu lớn lao chị dành cho anh.

Nhớ anh đang bị tù đày, tra tấn; thương đứa con còn “trứng nước”, nhưng nhiệm vụ đặt ra nặng nề hơn khi nguy cơ phát xít Nhật đang lăm le chiếm Đông Dương, Đảng ta chủ trương mở rộng Mặt trận Nhân dân Đông Dương; với đường lối vừa chống phản động thuộc địa, vừa chống phong kiến Bảo Đại, lại vừa chống bọn Trốtkít chui vào Đảng... người mẹ cộng sản ấy đành gạt nước mắt, gửi con lại cho cơ sở cách mạng ở Bà Điểm, Hóc Môn nuôi nấng chăm sóc [ông bà Dương Bạch Mai - Đặng Thị Du] mới được 3 ngày tuổi, tiếp tục hoạt động cách mạng. Chị cắn răng chịu đựng nỗi đau lớn nhất của người mẹ là phải xa con. Tối hôm ấy, chị Minh Khai bọc bé Hồng Minh vào chiếc tã dày, trao cho chị bạn…và đứng bất động trong nhà nhìn mãi chiếc xe thổ mộ từ Bà Điểm đến đón con. Tiếng chân ngựa gõ xuống nền đường đá xa dần…Người mẹ yêu con, yêu nước rối bời tâm trạng ấy cứ đốt lên câu hỏi “Cuộc đời của con rồi sẽ ra sao? Con có sống được nên người không? Lưới đế quốc bủa vây quanh mẹ, quanh cha và cả quanh con nữa” . Trong trận chiến đôi lúc không tránh khỏi sự cô đơn. Những khi đó, chị chỉ nghĩ đến anh và bé Hồng Minh.

Bọn mật thám Pháp đã theo dõi từng bước đi của các cán bộ chủ chốt Thành ủy và các cán bộ của Xứ ủy. Mờ sáng ngày 30/7/1940, chị cải trang thành một phụ nữ nông dân tay xách làn trái cây, chân đi đôi guốc gỗ, mặc áo dài đen, thong thả đến địa điểm mới của Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn ở bến Bình Đông, nhưng cơ sở đã bị lộ và chị bị mật thám Pháp bắt giam ở bốt Catina, khi đó bé Hồng Minh mới tròn 1 tuổi, còn chồng chị, anh Lê Hồng Phong cũng đang bị kẻ thù theo dõi ráo riết. Biết chị là nhân vật quan trọng, chúng giam chị vào căn phòng có chiếc sọ người giữa nhà, dùng đủ cực hình để tra tấn dã man như "lộn mề gà", "máy bay lên sàn", "máy bay xuống sân", đóng đinh vào đầu ngón tay...Nhưng chị Năm Bắc [tên gọi khác của chị Minh Khai] vẫn nghiến răng chịu đựng, cương quyết không khai ngay từ đầu và khẳng định “Việc này tao lãnh đạo, tao chủ trương, tao làm!”. Tra tấn bằng mọi cách vẫn không khai thác được gì, thực dân Pháp cho giam chị vào nhà giam Phú Mỹ, Sài Gòn. Chị lại tiếp tục cùng chị em phụ nữ trong khám đấu tranh.

Khi giặc Pháp biết chị là vợ Lê Hồng Phong và hai người mới có một con gái nhỏ mấy tháng, bọn mật thám Pháp đã đưa chị Minh Khai đến gặp Lê Hồng Phong, hòng lung lạc tình cảm hai người và từ đó lấy cớ để kết tội hai người, nhưng chúng đã thất bại. Mặc dù hai vợ chồng người chiến sỹ cách mạng đã lâu không gặp nhau, nhưng họ biết nén giấu tình cảm riêng tư để đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù. Cố giữ vẻ bên ngoài bình thản, Lê Hồng Phong xót xa nhìn vợ. Chị Minh Khai gầy xanh, mặt tím bầm những vết đánh. Vừa sinh con xong lại bị tù đày. Thằng Tây lai nói tiếng Việt rất sõi chỉ anh, hỏi chị “Chị có biết người này không?”. Đáp án có sẵn trong đầu, chị đã có câu trả lời ngay “Tôi không biết người này”. Thằng Tây lai lại chỉ chị, hỏi anh “Đây là vợ anh phải không?”. Anh Lê Hồng Phong lạnh lùng trả lời tên mật thám “Tôi không quen chị ấy”. Không khí phòng hỏi cung càng trở nên căng thẳng. Bọn mật thám chăm chú theo dõi nét mặt cả hai người. Thằng Tây lai tức giận, chồm lên bàn hỏi cung: “Sao vợ chồng chúng mày không nhận nhau đi! Bọn tao sẽ cho phép đưa con vào thăm”. Bọn mật thám chán nản, bất lực nhìn hai người tù mặt lạnh như băng. Chỉ có anh chị mới nghe được tiếng đập từ trái tim.

Lê Hồng Phong 2 lần bị giặc bắt [22/6/1939 và 20/01/1940]. Với lần bị bắt thứ nhất, không tìm ra chứng cứ, sau sáu tháng tù giam, anh được trả tự do, nhưng bị trục xuất khỏi Sài Gòn và bị quản thúc tại Hưng Nguyên [Nghệ An]. Lần bị bắt giam lần thứ hai, anh Lê Hồng Phong đã kịp làm thơ tặng vợ và kín đáo viết lên quạt giấy gửi ra cho chị. Tuy không tìm ra chứng cớ buộc tội anh liên quan tới cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng trong phiên xử ngày 27/8/1940, Toà tiểu hình Sài Gòn của Pháp vẫn kết án anh Lê Hồng Phong 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc với lời buộc tội là chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa đó. Cuối năm 1940, anh Lê Hồng Phong bị kẻ thù đày ra Côn Đảo, còn người đồng chí, bạn đời Nguyễn Thị Minh Khai tiếp tục bị giam giữ ở Sài Gòn.

Với cương vị là Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ, chị Nguyễn Thị Minh Khai vẫn tìm mọi cách để liên lạc với bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị khủng bố. Không khuất phục được người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi, sáng ngày 28/8/1941, với một án tù chung thân, hai án tử hình, thực dân Pháp đã xử bắn chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí lãnh tụ trung kiên của Đảng ta, như: Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến...tại ngã tư Giếng Nước [nay là trước sân Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn-TP Hồ Chí Minh]. Biết mình là tử tù, chị cố gắng tranh thủ thời gian tối đa để kịp làm ba việc quan trọng: Chị đã bí mật viết vào mảnh giấy cuốn tròn trong điếu thuốc lá gửi cho chồng đang ở nhà tù Côn Đảo với lòng sắt son của một người vợ, người đồng chí: “Dù có chết, em hứa với anh, chung thủy với cách mạng, trung thành với Đảng. Em hứa mãi mãi là người cộng sản kiên cường. Mong anh cũng như vậy". Chị gửi lời cám ơn đến những người đồng chí đang nuôi nấng bé Hồng Minh và tước vải quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ như một chút lòng hiếu đễ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà chị chưa làm tròn bổn phận của đứa con hiếu thảo. Và trước khi bọn thi hành án cởi trói, cởi khăn bịt mắt, chị vẫn bình thản diễn thuyết trọn vẹn cả 5 phút cho đồng bào của mình và dành chút thời gian cuối cùng nói bằng tiếng Pháp cho những lính Pháp biết việc chính nghĩa của những người Cộng sản Việt Nam. Chị ngã xuống khi mới 31 tuổi trong niềm tiếc nuối của Xứ ủy Nam Kỳ và của nhân dân. Trong khi đó, ở Côn Đảo, chồng chị - anh Lê Hồng Phong không hay biết gì người đồng chí, người vợ thân yêu của mình đã ra đi…

Hơn một năm sau, kể từ ngày chị bị kẻ thù xử bắn, tại Côn Đảo vào một buổi trưa mùa hè năm 1942, dưới gốc bàng ở xà lim số 2, một người tù chính trị cao gầy khẳng khiu, mặc áo chàm nói chuyện với người lính Gardien Ấn Độ vừa ở đất liền ra. Người tù chính trị ấy là Lê Hồng Phong đau đáu điều muốn biết...đã hỏi người lính Ấn Độ: “Chúng tôi có một nữ đồng chí là Minh Khai bị xét xử thế nào, ông có biết không?”. Vừa nghe đến cái tên Minh Khai, người lính Ấn đứng lên cất mũ cúi chào, rồi kể trong niềm xúc động như đã gần một năm trôi qua mà anh ta vẫn không quên được cái ngày 28/8/1941 ấy: “Bà lớn Minh Khai bị bắn chết rồi”. Vẻ mặt người lính Ấn trang nghiêm, đôi mắt rất buồn. Cái chết của nhà cách mạng Minh Khai đã làm anh xúc động mạnh. Giọng anh lính đanh lại: “Tôi nói bà lớn là bà lớn thật, núi cũng phải nghiêng mình, cây cối cũng phải cúi chào bà...”.

Ngày 6/9/1942, anh Lê Hồng Phong đã hy sinh trong nhà tù Côn Đảo sau những biết bao món đòn tra tấn, bị cầm cố khắc nghiệt và chế độ ăn uống tồi tệ... Anh Lê Hồng Phong đã sống và chiến đấu, đã yêu thương cho đến hơi thở cuối cùng với khí phách của người cộng "Xin chào tất cả các đồng chí. Nhờ các đồng chí nói với Ðảng rằng tới giờ phút cuối cùng Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của Cách Mạng...".

Câu chuyện chị Minh Khai đã sống, chiến đấu, hy sinh và nhất là người mẹ chiến sĩ ấy đã dứt ruột, phải cầm lòng chấp nhận gửi con cho đồng chí để hoạt động cách mạng khi con mới được 3 ngày tuổi đã tạo nên sự xúc động sâu sắc cho người cầm bút. Nhà văn Lê Minh – con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan cứ bị ám ảnh mãi bởi chi tiết ấy. Nhà văn nói “Mình phục chị Minh Khai, anh Lê Hồng Phong và bé Hồng Minh lắm. Đến mức trên bàn làm việc của mình luôn có ảnh vợ chồng chị Minh Khai. Mình yêu quý gia đình ấy. Có gì thôi thúc, mình cùng đi đi tìm những đồng chí chiến đấu với chị Minh Khai, lấy tư liệu trong bảo tàng lịch sử… Và viết lại câu chuyện này” .

Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của ai?

Lê Hồng PhongNguyễn Thị Minh Khai / Vợ/chồngnull

Nguyễn Thị Minh Khai sinh năm bao nhiêu?

1 tháng 11, 1910

Nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai sinh ra ở đâu?

1 tháng 11, 1910, Thành phố Vinh, Việt NamNguyễn Thị Minh Khai / Ngày/nơi sinhnull

Nguyễn Thị Minh Khai đã làm gì?

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn – Chợ Lớn. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.

Chủ Đề