Truyền máu hoàn hồi là gì

Ngày 19/11, bác sĩ Ck2 Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật thành công trường hợp bắc cầu mạch vành có sử dụng máy truyền máu hoàn hồi vì bệnh nhân có nhóm máu hiếm.

Bệnh nhân Dương Văn M. [56 tuổi, nhà ở Ô Môn, Cần Thơ] nhập viện trong tình trạng đau ngực trái nhiều.

Bệnh nhân được xác định bị hẹp thân chung, hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường túyp 2 nhưng lại có nhóm máu O hiếm [Rh-].

Gia đình và bệnh nhân không biết mang nhóm máu hiếm Rh[-]. Gọi là máu hiếm vì trong 10.000 người chỉ có 4 - 7 người có cùng nhóm máu O Rh[-] với anh M.

Trước nhu cầu cần có lượng máu hiếm Rh[-] để phẫu thuật, bệnh viện này đã phối hợp Bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ vận động ngân hàng máu sống và hiếm để cung cấp 2 đơn vị khối hồng cầu lắng, 2 khối huyết tương tương đông lạnh và 1 kít tiểu cầu 250ml gạn tách.

Để tiết kiệm máu cho bệnh nhân, các bác sĩ sử dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi bằng hệ thống máy Cell Saver và ca phẫu thuật kết thúc thành công sau 6 giờ lên bàn mổ.

Theo bác sĩ CK2 Lâm Việt Triều - Phó khoa, Phụ trách khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, với các ca mổ lớn, phức tạp, mất máu vẫn là nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh ngay trên bàn mổ. Vì vậy, xu hướng hiện nay là tăng cường truyền máu tự thân, truyền máu hoàn hồi để tránh được các biến chứng do truyền máu: giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, không có phản ứng do truyền máu, giảm áp lực cho ngân hàng máu…

Đây cũng là cách rút ngắn thời gian bù lượng máu mất, đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp. Sử dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi chỉ mất 5 phút để có một đơn vị hồng cầu lắng với chất lượng cao, đáp ứng nhanh trong tình huống mất máu cấp và cần truyền bù máu với số lượng nhiều.

Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, dự kiến xuất viện trong ngày mai.

Bị hẹp động mạch vành khi mang trong người nhóm máu RH- một bệnh nhân ở Cần Thơ được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật cứu sống thần kì.

Sáng 19.11, thông tin từ Bs.CK2 Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim bệnh viện vừa phẫu thuật thành công trường hợp bắc cầu mạch vành có sử dụng máy truyền máu hoàn hồi vì bệnh nhân có nhóm máu hiếm.

Bác sĩ truyền máu cho bệnh nhân khi phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân D.V.M, sinh năm 1964, địa chỉ: Ô Môn – Cần Thơ, nhập viện lúc 8 giờ 40 phút ngày 20.10 trong tình trạng đau ngực trái nhiều.

Kết quả chụp động mạch vành có cản quang: Hẹp thân chung, hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành. Xét nghiệm nhóm máu: Bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm O/ Rhesus âm [O Bombay]. Chẩn đoán xác định: Cơn đau thắt ngực không ổn định; Hẹp thân chung và hẹp nặng ba nhánh mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh nhân và gia đình người bệnh không biết mình mang nhóm máu hiếm Rh[-]. Gọi là máu hiếm vì trong 10.000 người mới có 4 đến 7 người có cùng nhóm máu Rh[-] với người bệnh. Đặc biệt: Nhóm máu Rh[ -] phổ biến ở người châu Âu, rất hiếm ở chủng tộc châu Á, nhất là nhóm máu O, Rh[ - ].

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hội chẩn phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật cầu nối chủ - vành [04 cầu] không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể [Off pump CABG] với vật liệu làm cầu nối là toàn bộ động mạch. Trước nhu cầu cần có lượng máu hiếm Rh[-] để phẫu thuật, Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp Bệnh viện Huyết học Truyền máu đã vận động ngân hàng máu sống và hiếm để cung cấp 2 đơn vị khối hồng cầu lắng, 02 khối huyết tương đông lạnh và 1 kít tiểu cầu 250ml gạn tách.

Ngày 11.11, ê-kíp phẫu thuật với sự hỗ trợ của các bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện phẫu thuật mạch vành Off-pump [4 cầu]. Phẫu thuật thành công sau 06 giờ, có sử dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi bằng hệ thống máy Cell Saver.

Tình trạng hiện tại ngày 19.11, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, dự kiến xuất viện trong ngày 20.11.

Truyền máu hoàn hồi hay còn gọi là truyền máu tự thân là phương pháp lấy máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính bệnh nhân thông qua thiết bị là máy Cell Saver. Trong các phương pháp truyền máu hoàn hồi, hiện đại nhất là sử dụng hệ thống máy lọc máu tự động Cell Saver. Hệ thống máy này cho phép thực hiện tự động các khâu của quá trình thu gom máu bao gồm lấy máu chảy từ phẫu trường, hòa trộn với chất chống đông máu, thực hiện chu trình lọc rửa hồng cầu, thu lại lượng hồng cầu sau quá trình rửa để truyền lại cho bệnh nhân.

Kỹ thuật này tránh được những biến chứng nguy hiểm của phương cách truyền máu đồng nhóm cổ điển.

Quá trình này được thực hiện một cách nhanh chóng từ khi máu được hút về hệ thống máy tự động, nhờ vậy lượng máu chảy do vỡ các mạch máu của bệnh nhân gần như được lấy truyền lại ngay lập tức cho chính họ. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng trong phẫu thuật cho bệnh nhân trong trường hợp thân nhân có yêu cầu mổ nhưng không muốn truyền máu.

Bệnh nhi 11 tuổi bị u gan được cứu sống thành công nhờ phương pháp truyền máu hoàn hồi.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường, phương pháp truyền máu hoàn hồi đặc biệt hữu ích vì có thể hoàn hồi đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể, hạn chế tối đa nhu cầu truyền máu, tránh được những biến chứng nguy hiểm của phương cách truyền máu đồng nhóm cổ điển, đồng thời giảm áp lực thiếu máu cho bệnh viện cũng như cho ngành y nói chung.

Mỗi lần truyền máu hết bao nhiêu tiền?

STT Máu toàn phần theo thể tích Giá tối đa [đồng]
2 Máu toàn phần 50 ml 160.000
3 Máu toàn phần 100 ml 296.000
4 Máu toàn phần 150 ml 427.000
5 Máu toàn phần 200 ml 518.000

Điều 3. Quy định mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và ...moh.gov.vn › documentsnull

Mất bao nhiêu máu thì phải truyền máu khẩn cấp?

Ở trong giai đoạn này các triệu chứng lâm sàng như tụt huyết áp tư thế, ngất xỉu, nhịp tim nhanh, thở khó, có cảm giác khát nước là những dấu hiệu chỉ dẫn cho biết mất khối lượng máu lớn như với trên 1.500 ml máu ở người lớn; trường hợp này đòi hỏi phải truyền máu cấp cứu để bảo đảm huyết động cũng như khả năng vận ...

Truyền máu mất bao nhiêu thời gian?

Truyền máu thường không khiến bệnh nhân đau đớn nhưng có thể gây ra một số khó chịu. Thời gian để truyền hết một đơn vị máu là trong khoảng 2 - 4 giờ đồng hồ.

Tại sao truyền máu lại thay đổi tính cách?

Máu không mang tín hiệu di truyền, không liên quan gì đến tư tưởng, tình cảm. Nó chỉ có nhiệm vụ giúp cơ thể trao đổi khí, tăng cường khả năng miễn dịch, vận chuyển chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Tình yêu, tính nết là do não bộ quy định chứ không liên quan gì đến máu cả.

Chủ Đề