3 so sánh dntn và hộ kinh doanh

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.  Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

*Bảng so sánh HKD và DNTN:

Giống nhau:

 Đều không có tư cách pháp nhân  Đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tưnhân, hộ kinh doanh

 Đều không được phát hành chứng khoán

Khác nhau:

Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân

Bản chất Là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do

cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ. [Không phải doanh nghiệp].

Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Chủ thể thành

lập

Chủ HKD là một cá nhân hoặc một nhóm người, hộ gia đình gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự thay đổi

Chủ DNTN là cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài

Quy mô kinh

doanh

  • Nhỏ hơn DNTN
  • Chỉ được đăng kí kinh
  • Lớn hơn HKD
  • Không giới hạn quy mô,

doanh tại một địa điểm nhất định

  • Chỉ sử dụng tối đa 10 lao động

vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động

Đăng ký kinh

doanh

  • Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh
  • Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu
  • Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch và đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và có con dấu

Cơ cấu tổ chức

quản lý

Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn HKD. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh.

Chuyển nhượng Không được chuyển nhượng HKD

cho chủ thể khác

Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Giải thể Không áp dụng hình thức phá sản,

giải thể quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh chủ thể thành lập thông báo, thoanh toán các khoản nợ và nộp lại Giấy đăng kí kinh doanh cho cơ quan đăng kí cấp huyện.

NÊN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

HAY HỘ KINH DOANH?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh? [ảnh minh họa]

Mặc dù hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân có hình thức kinh doanh đơn giản và đều do một cá nhân làm chủ sở hữu và điều hành. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn một trong 02 loại hình trên để phát triển kinh doanh thì cá nhân phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như ưu và nhược điểm, điều kiện và nhu cầu.

1. So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

So sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

  • Điểm giống nhau
  • Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh có những điểm giống nhau như sau:
    • Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều không có tư cách pháp nhân.
    • Cả 2 đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh.
    • Đều không được phát hành chứng khoán.
    • Được mở nhiều địa điểm kinh doanh.
  • Điểm khác nhau

2. Nên chọn hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân?

Từ những so sánh trên có thể thấy, mỗi hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều có những đặc điểm riêng biệt và những ưu, nhược điểm cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Ưu điểm:
  • Chỉ có một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu có thể hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối đơn giản.
  • Với tính chất chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản nên giúp cho doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo sự tin tưởng đối với đối tác và dễ dàng huy động được vốn cũng như hợp tác kinh doanh.
  • Nhược điểm
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Vơi việc chịu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên rủi ro cao.
  • Khả năng huy động vốn thấp vì không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn để thành lập các loại hình doanh nghiệp khác hoặc mua cổ phần.
  • Chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.

Đối với hộ kinh doanh

  • Ưu điểm
  • Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình chỉ cần nộp đầy đủ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện những giấy tờ sau:
    • Giấy đề nghị để đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
    • Chủ hộ kinh doanh cần nộp thêm giấy tờ pháp lý của cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp những thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
    • Bản sao của biên bản cuộc họp thành viên trong hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp những thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
    • Bản sao của văn bản ủy quyền trong trường hợp thành viên hộ gia đình ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
  • Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.
  • Được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.
  • Có chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
  • Được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
  • Hộ kinh doanh có quy mô gọn nhẹ và phù hợp với việc doanh nhỏ lẻ;
  • Hộ kinh doanh có thể được thay đổi ngành nghề kinh doanh với thủ tục đơn giản hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
  • Nhược điểm
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
  • Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản đối với mọi hoạt động kinh doanh.
  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh.
  • Không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT vì không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ.
  • Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác vì tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Huy động vốn khó khăn vì quy mô hộ kinh doanh nhỏ.
  • Chỉ có thể sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng [Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP]; Có thể thấy, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân mà cá nhân đưa ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên, nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu như chỉ có số vốn hạn chế và có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý thì có thể lựa chọn hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh và Cty khác nhau như thế nào?

Công ty là mô hình có tư cách pháp nhân cao hơn so với hộ kinh doanh thể hiện ở việc Công ty có giấy phép và con dấu còn hộ kinh doanh chỉ có giấy phép mà không có con dấu. Xét về mặt kinh doanh, đối tác của bạn sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn đang sở hữu một công ty hơn là sở hữu một hộ kinh doanh.

Đăng ký hộ kinh doanh có lợi ích gì?

2/ Ưu điểm của hộ kinh doanh.

Thủ tục thành lập khá đơn giản, chi phí thấp, quyết định các vấn đề kinh doanh nhanh gọn, dễ thay đổi ngành nghề.

Ít ràng buộc về tổ chức, quản lý, quy mô gọn nhẹ, quản lý sổ sách kế toán đơn giản..

Giảm thiểu thủ tục kê khai thuế, có thể được áp dụng chế độ thuế khoán..

Một trong những hạn chế của mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì?

Nhược điểm: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và ...

Hộ kinh doanh cá thể là như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Chủ Đề