5.471 nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền

Nhân dân tệ [chữ Hán giản thể: 人民币, bính âm: rénmínbì, viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB] là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [nhưng không sử dụng chính thức ở Hong Kong và Macau]. Đơn vị đếm của đồng tiền này là nguyên [sử dụng hàng ngày: tiếng Trung: ; bính âm: Yuán] [tiền giấy], giác [角, jiao] hoặc phân [分, fen] [tiền kim loại]. Người Việt Nam gọi nguyên là tệ. Một nguyên bằng mười giác. Một giác lại bằng mười phân. Trên mặt tờ tiền là chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông.

Nhân dân tệ人民币 [tiếng Trung]

tiền giấy 100 nguyên và tiền kim loại 1 giác

Mã ISO 4217CNYNgân hàng trung ươngNgân hàng Nhân dân Trung Quốc Website//www.pbc.gov.cnSử dụng tạiCộng hòa Nhân dân Trung HoaLạm phát1.5% NguồnThe World Factbook, 2006 est.Neo vàoRổ tiền tệ Trung QuốcĐơn vị nhỏ hơn 1/10giác [角] 1/100phân [分]Ký hiệuRMB, ¥Tên gọi kháckhối [块] giác [角]mao [毛]Số nhiềuNgôn ngữ của tiền tệ này không có sự phân biệt số nhiều số ít.Tiền kim loại Thường dùng1, 5 giác, ¥1 Ít dùng1, 2, 5 phânTiền giấy¥1, ¥5, ¥10, ¥20, ¥50, ¥100

Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên.

Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệCNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥, và rất dễ nhầm lẫn với biểu tượng của đồng Yên Nhật.

Ngày 30 tháng 11 năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] chính thức thêm đồng Nhân dân tệ vào giỏ các đồng tiền dự trữ, bên cạnh đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999, giỏ các đồng tiền dự trữ của IMF có thay đổi. Năm 1999, IMF đã quyết định đưa đồng Euro vào giỏ thay cho đồng Mark Đức, đồng Franc Pháp và một số đồng tiền cũ của các nước hiện nay đã sử dụng đồng Euro.[1]

Trong tương lai [từ tháng 10 năm 2016], lúc nhân dân tệ trở thành một trong 5 đồng tiền dự trữ quốc tế, khi các nước gặp khó khăn phải vay tiền IMF, số tiền vay này phải theo trọng số hơn 10%, tức một phần khoản vay phải bằng nhân dân tệ. Có nghĩa là, nguồn cầu về nhân dân tệ sẽ tăng lên, và lãi suất cho vay cũng sẽ phụ thuộc một phần lãi suất của nhân dân tệ.[2]

Một đồng tiền dự trữ quốc tế đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như tài trợ thương mại, thanh toán các giao dịch, mua bán ngoại hối, thước đo giá trị; nó đồng thời còn là một thành phần trong dự trữ ngoại hối của một quốc gia.[3]

Năm 2013, đồng NDT đã vượt qua đồng Euro để trở thành đồng tiền quan trọng thứ hai trong tài trợ thương mại, chiếm 9% thị trường toàn cầu. Tuy vậy, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm vị thế thống trị với 81%. Còn với tư cách một đồng tiền thanh toán được sử dụng rộng rãi hơn, năm 2014, NDT xếp vị trí thứ 5 sau đô la Mỹ, euro, bảng Anh và yên Nhật. Đồng NDT khi đó chỉ chiếm 2,2% thị trường toàn cầu trong khi đô la Mỹ chiếm 44%. Tuy nhiên, tỷ trọng này hiện đang tăng lên nhanh chóng. Tương tự, trong mua bán ngoại hối toàn cầu, do những chính sách kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc, tỷ trọng của đồng NDT cũng chỉ chiếm 1% so với 44% của đồng đôla Mỹ. Tuy vậy, tỷ trọng này đang tăng lên với tốc độ ngoạn mục và hoàn toàn có thể tăng trưởng bùng nổ nếu Trung Quốc nới lỏng những chính sách kiểm soát này.[3]

Năm 2016, trong một phát biểu của Christine Lagarde, bà đã công bố: Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ chính thức cùng đồng USD, đồng Euro, đồng Yên Nhật, bảng Anh góp mặt trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt từ ngày 1 tháng 10 năm 2016.

Việt Nam

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] ký ban hành, chính thức cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong việc mua bán hàng hóa tại 7 tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.[4]

Nhận xét

  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: "Đây là thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng và sau đó Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thực hiện và điều này là trái với Hiến pháp của Việt Nam.
  • PGS. TS. Phạm Quý Thọ, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nêu quan điểm: "Đây là chính sách lợi bất cập hại đối với Việt Nam. Cứ hình dung nhân dân tệ tự do lưu thông ở bảy tỉnh biên giới, buôn bán, đầu tư giữa hai nước vốn bất lợi cho Việt Nam nay sẽ tồi tệ hơn, Việt Nam sẽ bị chèn ép với sản xuất trong nước, các dự án đầu tư kém hiệu quả và chất lượng sẽ không được ngăn chặn." [5]
Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng CNY
Từ Google Finance: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ Yahoo! Finance: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ XE.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ OANDA.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ Investing.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ fxtop.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
  • Yuan
  • Yuan Trung Quốc
  • Tân Đài tệ

  1. ^ IMF đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ SDR, vneconomy, 1.12.2015
  2. ^ Chuyên gia: Tỷ giá VND/USD cần linh hoạt trong tương quan với NDT Lưu trữ 2015-12-04 tại Wayback Machine, thesaigontimes, 2.12.2015
  3. ^ a b Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ, nghiencuuquocte
  4. ^ Cho phép dùng tiền nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới, zing.vn
  5. ^ Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN 'có vi hiến'?, bbc, 2.9.2018

  • Nhân dân tệ - Tiền giấy lịch sử và hiện tại của Trung Quốc [CNY / RMB] 1953-2019 [tiếng Anh] [tiếng Đức] [tiếng Pháp]
  • Giấy chứng nhận nhân dân tệ - Chứng chỉ ngoại hối [FEC] của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1980-1994 [tiếng Anh] [tiếng Đức] [tiếng Pháp]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhân dân tệ.

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhân_dân_tệ&oldid=68288838”

Trong khi nhiều sinh viên mới ra trường đổ xô thi công chức, tìm việc làm văn phòng, lĩnh vực sản xuất dự kiến thiếu gần 30 triệu lao động vào năm 2025.

Sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề với bằng bảo trì thiết bị hóa chất vào năm 2019, Zhang Cheng gia nhập một công ty khí đốt tự nhiên ở Tây Bắc Trung Quốc với mức lương 6.000 nhân dân tệ/tháng.

Con số cao hơn mức lương trung bình của sinh viên trên toàn Trung Quốc tốt nghiệp năm đó, theo SCMP.

Trong khi được người xung quanh ngưỡng mộ vì thu nhập cao, Zhang than phiền công việc anh làm rất nặng nhọc, không dễ dàng chút nào.

"Tôi làm việc trong môi trường ồn ào, nhiều hơi nước và nồng độ oxy thấp. Xung quanh tôi có rất nhiều môi chất làm lạnh. Tất cả đều nguy hiểm, đe dọa mọi người làm việc trong ngành này", chàng trai 24 tuổi nói.

Các ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công. Ảnh: AP.

Thiếu hụt

Mặc dù bẩn thỉu và nguy hiểm có thể là một phần của công việc tay chân, mức lương mà nhân viên cổ cồn xanh ở Trung Quốc nhận được không hề thấp.

Năm 2020, lao động nhập cư, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm lao động tay chân của Trung Quốc, kiếm được trung bình 6.214 nhân dân tệ/tháng, tăng 6,2% so với năm trước, theo Cục Thống kê.

Trong khi đó, thu nhập khả dụng [thu nhập sau khi đóng thuế] bình quân đầu người là 14.897 nhân dân tệ/năm, theo dữ liệu 6 tháng đầu năm ngoái.

Gần 40% người chuyển phát nhanh, tài xế taxi và nhân viên giao hàng có thu nhập trung bình hàng tháng trên 9.000 nhân dân tệ, theo báo cáo được công bố bởi Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc vào năm 2020.

Con số đó cao hơn mức lương khởi điểm trung bình của sinh viên tốt nghiệp đại học, báo cáo cho biết. Năm 2020, mức lương trung bình hàng tháng của cử nhân ở Trung Quốc là 5.471 nhân dân tệ.

Giới trẻ Trung Quốc không mặn mà với công việc tay chân dù được trả lương cao. Ảnh: China News.

Tuy nhiên, thu nhập cao vẫn không thể ngăn chặn sự thiếu hụt nhân sự trong các ngành công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào lao động chân tay của Trung Quốc. Chính phủ nước này ước tính đến năm 2025 hàng chục triệu vị trí việc làm trong ngành có thể bị bỏ trống.

Gần 70% doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và 55% công ty đang gặp khó khăn khi tìm kiếm nhân viên cổ cồn xanh, theo Báo cáo quản lý việc làm và lương thưởng của Blue Collar năm 2021.

Tháng 1/2021, Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội cho biết trong số 100 ngành nghề thiếu hụt nhân công, có tới 36 nghề được phân loại là ngành sản xuất.

Trong số 25 ngành nghề mới xuất hiện trong danh sách này, 15 nghề liên quan trực tiếp đến sản xuất.

Nguyên nhân

Tình trạng thiếu lao động trong ngành sản xuất ở Trung Quốc có thể được giải thích bởi những quan niệm lâu đời cho rằng công việc tay chân thường chỉ dành cho những người có trình độ học vấn kém.

Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp muốn trở thành công chức, có công việc bàn giấy ổn định, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.

Theo ước tính của Bộ Giáo dục nước này, trong khi có quá nhiều sinh viên đổ xô tìm kiếm việc làm văn phòng, đến năm 2025, lĩnh vực sản xuất sẽ thiếu gần 30 triệu lao động.

Theo Zhang Xiaorao, giám đốc trường Cao đẳng nghề Silk Road, nơi chuyên đào tạo các kỹ thuật viên cơ khí và tự động hóa, Nho giáo là lý do lịch sử quan trọng dẫn đến định kiến đối với lao động tay chân.

Có nhiều định kiến xoay quanh các công nhân cổ cồn xanh ở Trung Quốc. Ảnh: Pixie.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã hỗ trợ chỗ ở, tiền ăn, học phí cho người theo học các trường dạy nghề và trợ cấp 2.000 nhân dân tệ/năm cho học sinh nghèo. Zhang nói rằng điều đó cho thấy chính phủ đang coi trọng việc đào tạo nghề.

Năm ngoái, Trung Quốc ban hành một số hướng dẫn mới nhằm giải quyết tình trạng phân biệt đối xử với học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề. Ví dụ, vào tháng 10, Bộ Lao động đã cấm nhà tuyển dụng chỉ dựa trên nơi học tập để đánh giá ứng viên.

Còn Liu Kai, chủ một cửa hàng sửa chữa ôtô ở Thâm Quyến, cho rằng có nhiều lý do khác khiến người trẻ ngại nhận việc tay chân.

"Công việc khá tẻ nhạt, không có ngày nghỉ cố định, phải làm khoảng 12 giờ/ngày. Những người trẻ ngày nay nói chung không muốn chịu những khó khăn như vậy", Liu nói.

Hơn nữa, phải mất nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nếu muốn trở thành kỹ thuật viên lành nghề hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực.

"Tuy nhiên, ngày nay những người trẻ tuổi hiếm khi sẵn sàng gắn bó, trái ngược với việc trở thành công chức và làm việc trong một môi trường thoải mái".

Video liên quan

Chủ Đề