80.000 yên bằng bao nhiêu tiền việt nam

BoJ quyết định giữ nguyên chính sách nới lỏng định lượng hiện tại, theo đó “bơm” khoảng 80.000 tỷ yen [tương đương 648 tỷ USD] thông qua chương trình mua tài sản.

Kiểm đồng yen tại một ngân hàng ở Tokyo. [Nguồn: AFP/TTXVN]

Đồng yen của Nhật Bản lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2014 so với USD trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] thông báo quyết định không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành, trong bối cảnh lo ngại về tương lai của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu [EU] phủ màu đỏ lên các thị trường chứng khoán toàn cầu.

Cụ thể, đồng yen được giao dịch ở mức 103,55 yen mỗi USD, mức cao nhất kể từ mùa Hè 2014, trong khi đó tỷ giá giữa đồng yen và euro là 116,92 yen mỗi euro – mức cao nhất trong hơn ba năm qua.

Sau cuộc họp hai ngày, BoJ quyết định giữ nguyên chính sách nới lỏng định lượng hiện tại, theo đó “bơm” khoảng 80.000 tỷ yen [tương đương 648 tỷ USD] thông qua chương trình mua tài sản.

Các nhà hoạch định chính sách của BoJ đánh giá kinh tế Nhật Bản “tiếp tục xu hướng phục hồi vừa phải,” mặc dù kim ngạch xuất khẩu và sản xuất vẫn trì trệ do các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm.

Tuy nhiên, đồng yen mạnh ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản ở nước ngoài, khiến chỉ số Nikkei 225 trên thị trường Tokyo giảm 3,1% và đóng cửa phiên ở mức 15.434,14 điểm.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia nhận định đà tăng giá của đồng yen còn xuất phát từ tâm lý lo ngại của giới đầu tư về khả năng Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu [EU] – hay còn gọi là Brexit, do đồng nội tệ Nhật Bản thường được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] Janet Yellen ngày 15/6 cảnh báo rằng kịch bản Brexit có thể gây ra nhiều hậu quả đối với các điều kiện kinh tế - tài chính trên các thị trường tài chính toàn cầu và nếu điều đó thật sự xảy ra thì triển vọng kinh tế Mỹ cũng khó tránh khỏi vòng ảnh hưởng.

Phát biểu này kéo chứng khoán Phố Wall đi xuống và cũng khiến đồng bạc xanh giảm giá so với đồng nội tệ Nhật Bản./.

Anh Trần Ngọc Thanh [31 tuổi, quê Quảng Bình] cho hay, 2 năm trước yen Nhật vẫn ở mức hơn 200 VND/yen nhưng giờ chỉ còn khoảng 163,73 VND/yen. Thời điểm đó, dù lương chưa cao bằng hiện tại nhưng mỗi tháng anh có thể gửi về gia đình 20 - 25 triệu đồng. Còn hiện nay khi nào ở quê có việc anh mới gửi tiền về quê.

Anh nói không có cách nào đối phó với việc đồng yen mất giá ngoài tiết kiệm.

"Giờ tôi chỉ tiêu cho việc ăn uống, mua những thứ thiết yếu trong cuộc sống còn đi chơi, mua sắm quần áo, giải trí đều phải cắt bỏ. Nếu không thì số tiền dư chẳng được bao nhiêu. Ai đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cũng mong có chút vốn về quê lập nghiệp nên giờ phải cố gắng tiết kiệm hết sức. Đồng yen giảm khiến cuộc sống của những người lao động như tôi khó khăn hơn vì thu nhập khi đổi ra tiền Việt giảm", anh nói.

Nhiều người chọn Nhật Bản để đi xuất khẩu lao động mong có thu nhập ổn định

NVCC

Sau 4 năm làm việc tại Nhật Bản với công việc trong ngành cơ khí, mức lương của anh Thanh khoảng 200.000 yen [so với tỷ giá hiện tại khoảng 32 triệu đồng]. Anh phải cân đối chi tiêu cho việc ăn uống, đi lại khoảng 70.000 – 80.000 yen. Dù lương đã cao hơn lúc mới sang nhưng do tiền rớt giá và chi phí thực phẩm đắt đỏ nên thực tế tiền tiết kiệm không nhiều hơn trước.

"Tôi đành gửi tiền vào ngân hàng chờ tiền lên giá nhưng với tình hình hiện tại chắc phải đợi một thời gian dài. Tuy nhiên, tôi cũng không chắc tỷ giá có lên cao được nữa không. Tôi gửi ở ngân hàng nhưng lãi cũng chẳng được nhiều, nếu ở quê có việc đành chấp nhận đổi tiền để gửi về", anh chia sẻ.

Chị Phạm Thị Dung [24 tuổi, quê Hà Tĩnh] cho biết, bản thân cũng không có cách nào xoay xở khi đồng yen giảm mạnh. Chị làm việc trong ngành thực phẩm.

"Mọi người sẽ có hai lựa chọn. Một là giữ tiền lại chờ và không biết bao giờ đồng yen sẽ tăng giá trở lại. Hai là suy nghĩ càng giữ tiền sẽ càng tụt giá nên có bao nhiêu sẽ gửi về quê cất giữ. Những người chưa làm hoàn thuế có thể gửi về để cuối năm được hoàn tiền. Nếu không mọi người sẽ giữ tiền lại vì bán ra ở thời điểm này rất thấp", chị chia sẻ.

Sẽ về nước tìm công việc phù hợp

Chị Phạm Thị Trang [25 tuổi, quê Hà Tĩnh] mới sang Nhật làm công việc kiểm tra máy móc 6 tháng. Lương khởi điểm của chị chỉ khoảng 150.000 yen [khoảng 24 triệu đồng]. Mỗi tháng chị chỉ tiêu 50.000 yen trả tiền nhà, ăn uống, số tiền còn lại tiết kiệm. Vì chỗ chị sống ở vùng quê, các dịch vụ vui chơi, giải trí không phát triển nên chị chỉ đi làm rồi về nhà nghỉ ngơi, ít khi ra ngoài.

Chị Trang làm việc trong nhà máy theo ca

NVCC

"Mọi người giữ tiền hay còn gọi là "ôm man" và không gửi về nhà với hy vọng đồng yen sẽ tăng giá trong tương lai. Tôi thắt chặt chi tiêu vì nghĩ khi gửi tiền về nhà sẽ bù được phần nào giá tiền xuống. Đồng yen xuống thấp ảnh hưởng nhiều đến quyết định của người lao động, có thể về nước thay vì ở lại thêm ít năm", chị Trang nói.

Chị Trang sống ở vùng nông thôn nên các dịch vụ vui chơi, giải trí không có nhiều

NVCC

Cũng theo chị Trang, chị sẽ cố gắng làm việc hết 3 năm theo như hợp đồng và về nước kiếm công việc khác. Nếu đồng yen thấp như hiện tại thì khi ở lại thu nhập không tăng lên nhiều. Chị dự định sẽ dùng số tiền dành dụm sau thời gian làm việc ở Nhật để về Việt Nam học hỏi, tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp.

"Do chi phí để tôi sang Nhật gia đình lo được, không phải vay ngân hàng, không chịu trả lãi nên tôi cứ để tiền lại. Giá thực phẩm cũng tăng lên nên buộc phải gói ghém chi tiêu và chờ giá trị đồng yen được khôi phục", chị bày tỏ.

Chủ Đề