à tp hcm trong giai đoạn 2023-2023

Đường Vành đai 2 được TP. HCM quy hoạch từ năm 2007 với tổng số vốn toàn tuyến là 12.540 tỉ đồng. Công trình này được đánh giá là một dự án rất quan trọng cho giao thông khu vực ngoại vi bao quanh TP. HCM. Góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề còn tồn động về hạ tầng cho đến thời điểm hiện tại.

Quy hoạch tuyến đường vành đai 2 TPHCM

THÔNG TIN TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2

Đường Vành đai 2 là dự án kết nối vành đai ngoại thành từ đại lộ Nguyễn Văn Linh [Quận 7] qua nút giao Mỹ Thủy [Quận 2] và qua cầu Phú Hữu [Quận 9], kết nối với xa lộ Hà Nội, tuyến đường Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A [đoạn qua TP. Thủ Đức] với chiều dài hơn 64km và quy mô gồm 6-10 làn xe.

Dự án đường vành đai 2 Hồ Chí Minh được chia thành 4 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: kết nối từ đoạn bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông cụ thể là cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, bao gồm nút giao Bình Thái với chiều dài là 3,82km, nằm trên địa bàn Quận 9 cũ và TP. Thủ Đức.
  • Đoạn 2: kết nối từ đoạn nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài 1,99km, nằm trên địa bàn TP. Thủ Đức.
  • Đoạn 3: kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa trên quốc lộ 1 dài 2,75km vẫn thuộc TP. Thủ Đức.
  • Đoạn 4 cũng là đoạn dài nhất: kết nối từ nút giao An Lập trên Quốc lộ 1 đến đoạn đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3km, đi qua địa bàn các quận 8, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

Có thể bạn quan tâm: Cập nhật thông tin quy hoạch mới nhất đường Liên Phường Quận 9

TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 HỒ CHÍ MINH

Tháng 12/2015, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ động thổ xây dựng giai đoạn 1 – tuyến đường dài hơn 2,7km nối Phạm Văn Đồng với nút giao Gò Dưa [Quốc lộ 1]. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT [hình thức xây dựng – chuyển giao]. Tổng vốn đầu tư trong giao đoạn này của dự án đường vành đai 2 lên đến 1.135 tỷ đồng; riêng phần chi phí giải phóng mặt bằng, được tách thành dự án riêng do TP. Thủ Đức tổ chức thực hiện, với số tiền hơn 1.800 tỷ đồng.

Tái khởi động triển khai đường vành đai 2

Đoạn tuyến này có vai trò hết sức quan trọng, giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố, ngoài ra, còn góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn, tạo điều kiện thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng vào TP. Thủ Đức.

Đường vành đai 2 được quy hoạch cách đây 15 năm, với tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay còn 14km vẫn chưa được khép kín. Trong đó, đoạn 3 dài 2,75km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa [TP. Thủ Đức] đã triển khai từ năm 2017, nhưng đến nay vẫn đang dang dở, chưa được khép kín. Vấn đề vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư khiến dự án dừng từ tháng 3/2020 đến nay, khi đạt khoảng 44% khối lượng.

Trong tháng 02/2022 vừa qua, TP. Thủ Đức đã hoàn tất bồi thường, giao mặt bằng 334 trong tổng 468 hộ dân, với diện tích hơn 15,6 hecta đất cho dự án. Địa phương nơi đây đang phối hợp với các sở ngành liên quan tập trung giải quyết nhanh chóng các trường hợp còn lại. Với việc thanh toán quỹ đất, bên phía Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị UBND thành phố bổ sung thêm 6 khu đất để đẩy nhanh thanh toán cho nhà đầu tư. Chính quyền TP.HCM đang chỉ đạo các sở ngành liên quan rà soát, tham mưu và hoàn tất thủ tục trình lên Thủ tướng xem xét, nhằm sớm khởi động lại dự án này.

Trong năm nay nhiệm vụ quan trọng là nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng, hoàn tất thủ tục thanh toán quỹ đất BT cho Nhà đầu tư và đẩy tiến độ, hoàn thiện xây dựng giai đoạn 1 của dự án này.

THÚC ĐẨY NHANH CHÓNG VIỆC KHÉP KÍN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2

Lãnh đạo của Sở Giao thông – Vận tải cho biết việc khép kín đường Vành đai 2 nhiều năm qua vẫn được chính quyền TP. HCM đặc biệt quan tâm, song khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn. Đoạn 1 và 2 của dự án trước đây dự tính thực hiện theo hình thức đối tác công tư [PPP], hình thức hợp đồng BT. Tuy nhiên, loại hợp đồng này hiện loại khỏi luật PPP nên hai dự án chuyển sang hình thức đầu tư công.

Dự án đường vành đai 2 còn nhiều dang dở

Cũng theo Sở Giao thông – Vận tải hiện việc đầu tư khép kín đường Vành đai 2 là “thực sự cấp bách”, tạo đồng thuận để triển khai thu phí cơ sở hạ tầng cảng biển ở thành phố trong thời gian sắp tới. Nếu tiếp tục trì hoãn việc triển khai đồng thời cũng sẽ tăng vốn đầu tư do giải phóng mặt bằng.

Trước đó, theo lãnh đạo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM, trong hơn 142.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn từ năm 2021 – 2025 ở thành phố, lĩnh vực giao thông được phân bổ khoảng 33.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 23% trên tổng số tiền đầu tư. Định mức trên đã được thành phố ưu tiên, nhưng chỉ cơ bản đáp ứng được các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước. UBND TP.HCM vừa qua kiến nghị bên phía Trung ương bổ sung khoảng 119.000 tỷ đồng để có thêm nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm, trong đó Vành đai 2 sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Đường Vành đai 2 bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh [Huyện Bình Chánh] qua đến cầu Phú Mỹ [Quận 7], sau đó ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa [TP. Thủ Đức], điểm cuối sẽ ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh, tạo thành đường vòng quanh TP. HCM.

Đây là trục huyết mạch giúp phân luồng, đặc biệt là giảm áp lực giao thông nội đô. Khi được khép kín, đường Vành đai 2 còn giúp kết nối cảng biển và các tuyến giao thông quan trọng khác như xa lộ Hà Nội, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13,… Thế nên hy vọng trong tương lai không xa, tuyến đường này sẽ được hoàn thiện và mang đến một bộ mặt hạ tầng phát triển hơn cho TP. Hồ Chí Minh.

  • Cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về bất động sản tại Fanpage: //www.facebook.com/thebestrealofficial/

Chủ Đề