Ai là người đề xuất xây dựng hệ thống điện quốc gia

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 là công trình đường dây truyền tải điện năng [điện xoay chiều] siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1.488km, kéo dài từ Hòa Bình đến Phú Lâm. Mục tiêu xây dựng công trình là nhằm truyền tải lượng điện năng dư thừa từ Miền Bắc [từ cụm các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình] để cung cấp cho Miền Nam và Miền Trung lúc đó đang thiếu điện nghiêm trọng, đồng thời liên kết hệ thống điện cục bộ của ba Miền thành một khối thống nhất.

Biển kỷ niệm lễ khởi công trạm biến áp Phú Lâm với chữ ký màu đỏ của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Các đơn vị thi công chính của công trình là Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà và 4 Công ty Xây lắp điện 1, 2, 3, 4 thuộc Bộ Năng lượng phân chia đường dây thành 4 cung đoạn thi công:

  1. Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà [nay là Tổng Công ty Sông Đà] thi công đúc móng, dựng cột [không kéo dây] từ vị trí số 1 [Hòa Bình] đến vị trí 54 [Mãn Đức – Hòa Bình]. Dài 24km.
  2. Công ty Xây lắp điện 1 [nay là Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1] thi công đúc móng, dựng cột từ vị trí 55 đến vị trí 802 [trạm bù Hà Tĩnh] và kéo dây cột 1 đến cột 802. Dài 341,68km.
  3. Công ty Xây lắp điện 3 [nay là Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam] thi công từ vị trí 803 đến vị trí 2112 [Đắc Lây – Kon Tum]. Dài 523,35km.
  4. Công ty Xây lắp điện 4 [nay là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xây lắp điện 4] thi công từ vị trí 2113 đến vị trí 2702 [Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk]. Dài 308km.
  5. Công ty Xây lắp điện 2 [nay là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Xây lắp điện 2] thi công từ vị trí 2703 đến vị trí 3437 [Phú Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh]. Dài 320,67km.

Các trạm biến áp và trạm bù do nhà thầu Merlin Gerin – Pháp cung cấp thiết bị, thiết kế phần nhị thứ; các Công ty Xây lắp điện thực hiện việc lắp đặt thiết bị, đấu nối, các Trung tâm Thí nghiệm điện kiểm tra, thí nghiệm thiết bị. Tất cả đều được đặt dưới sự giám sát của các chuyên gia từ nhà thầu Merlin Gerin, các Công ty cung cấp thiết bị và 2 đơn vị tư vấn giám sát của Úc là PPI và SECVI.

Tổng nhân lực huy động chính thức trên công trường của các đơn vị xây lắp là khoảng 8000 người sau bổ sung thêm 4000 người thi công các khối lượng chính của công trình. Các khối lượng phụ trợ như giải phóng tuyến, làm đường, vận chuyển... do các đơn vị hỗ trợ thực hiện như lực lượng quân đội gần 4000 người [gồm Binh đoàn 12, Binh đoàn 15, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân đoàn 1, Quân đoàn 3]; các đơn vị xây lắp tại 14 tỉnh thành đường dây đi qua gần 7000 người; các đơn vị chuyên ngành cầu đường như Công ty Cầu Thăng Long, Xí Nghiệp F19 Bộ Giao thông Vận tải, các đơn vị xây dựng cầu đường địa phương hỗ trợ thiết bị đóng cọc, xay đá, trộn bêtông...; khối lượng rà phá bom mìn trải dài trên diện tích khoảng 17000ha do các đơn vị binh chủng công binh thực hiện.

Đến tháng 4/1994, cơ bản công trình được xây dựng hoàn tất với khối lượng sơ bộ gồm lắp dựng 3437 cột tháp sắt [trong đó có 12 vị trí đảo pha]; căng 1487km dây dẫn [mỗi pha 4 dây] và dây chống sét [hai dây chống sét, trong đó 1 dây có mang dây cáp quang]; xây dựng 22 trạm lặp cáp quang, 19 chốt vận hành đường dây; đổ 280.000m³ bêtông móng với 23.000 tấn cốt thép; 60.000 tấn cột điện, 23.000 tấn dây dẫn và 930 tấn dây chống sét; 6.300 tấn cách điện.

Phần trạm biến áp gồm 5 trạm Hòa Bình, Hà Tĩnh [trạm bù], Đà Nẵng, Pleiku, Phú Lâm. Giai đoạn 1 [5/1994] chỉ mới lắp đặt 1 tổ máy 550/220/35kV - 3x150MVA tại trạm Hòa Bình và 1 tổ máy 3x150MVA tại trạm Phú Lâm. Đến tháng 9/1994, lắp đặt thêm 3 tổ máy biến áp 550/220/35kV – 3x150MVA tại các trạm Hòa Bình, Phú Lâm, Đà Nẵng và đến tháng 11/1994, lắp đặt thêm 1 tổ máy biến áp 550/220/35kV – 3x150MVA tại trạm Pleiku.

Phần nhà điều hành Trung tâm Điều Độ Hệ thống điện Quốc gia với hệ thống SCADA theo dõi thông số vận hành toàn hệ thống điện cũng được hoàn thành vào đầu năm 1994. Hệ thống này cũng cho phép điều khiển các thiết bị đóng cắt của các trạm trên hệ thống 500kV tại Trung tâm Điều Độ Hệ thống điện Quốc gia [nhưng chỉ thử nghiệm mà không đưa vào vận hành chính thức].

Thí nghiệm, nghiệm thu đóng điệnSửa đổi

Máy cắt 500kV tại trạm biến áp 500kV Phú Lâm

Công tác thí nghiệm thiết bị, thông mạch các trạm biến áp Hòa Bình, Hà Tĩnh do Trung tâm Thí nghiệm điện 1 thực hiện; trạm Đà Nẵng, Pleiku do Trung tâm Thí nghiệm điện 3 thực hiện và trạm Phú Lâm do Trung tâm Thí nghiệm điện 2 thực hiện. Công tác thí nghiệm, thông mạch đều được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia của hãng sản xuất thiết bị và của 2 đơn vị tư vấn PPI và SECVI. Quá trình nghiệm thu, đóng điện đường dây gồm 4 giai đoạn:

  • Đóng điện DC 220V [từ 14 đến 16/4/1994] và AC điện áp 15kV [từ 25/4 đến 7/5/1994] để xác định thứ tự pha, đo điện trở DC và kiểm tra thông số đường dây.
  • Đóng điện từng cung đoạn đường dây với điện áp 500kV [từ 20/5 đến 26/5/1994].
  • Hòa hệ thống điện Miền Nam với 4 tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình vào ngày 27/5/1994 tại trạm Đà Nẵng.
  • Hòa đồng bộ hệ thống điện Miền Nam với hệ thống điện Miền Bắc tại nhà máy thủy điện Hòa Bình vào ngày 29/5/1994.

Lúc 19 giờ 6 phút ngày 27/5/1994, tại Trung tâm Điều Độ Hệ thống điện Quốc gia, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra lệnh hòa hệ thống điện Miền Nam với 4 tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Bình tại trạm Đà Nẵng qua đường dây 500kV, chính thức đưa hệ thống 500kV vào vận hành.

Thông số thiết bịSửa đổi

Phần đường dâySửa đổi

Stt Tên vật tư, thiết bị Hãng sản xuất Nước sản xuất Loại thiết bị
1 Cáp quang Nissho Iwai Nhật Bản OPGW 70 [nằm trong dây chống sét]
2 Chuỗi néo, treo đường dây Mosdorfer, Loruenser [//www.loruenser-substations.com/] EU Kẹp cực đấu nối, chuỗi cách điện, ống nhôm
3 Thép dẹt Mitsui Nhật Bản Mạ kẽm nhúng nóng [hot-dip galvanized]
4 Sứ và phụ kiện Sediver, CTC/China, Lagranja/ Spain Pháp F300/195DC [néo]; F160/146DC; F120/146DC [đỡ]; F70/127DC [đỡ lèo]
5 Cột thép, thép góc và dây dẫn Hyundai, Hyosung, Lucky Goldstar, Daewoo, Samsung Hàn Quốc Cột thép mạ kẽm nhúng nóng; dây dẫn 4xACSR-330/SQ85
6 Cột thép và dây dẫn - Ukraina Cột thép mạ kẽm nhúng nóng; dây dẫn 4xACSR-330/SQ85
7 Dây chống sét thứ hai - Ukraina ACKП70/72

Phần trạm biến ápSửa đổi

Stt Tên vật tư, thiết bị Hãng sản xuất Nước sản xuất Loại thiết bị
1 Máy biến áp Jeumont Schneider Pháp Máy biến áp tự ngẫu
2 Tụ điện bù dọc Nokia[n] Capacitor Phần Lan Tụ cách điện bằng dầu
3 Kháng bù ngang ABB Thụy Điển Kháng dầu
4 Máy cắt 500kV, 220kV, 110kV, 35kV Nuova Magrini Galileo, ABB, Merlin Gerin Ý, Thụy Điển, Pháp 550MHMe-4Y, 245MHMe-1P, 123MHMe-1P; LTB 72,5D1; SB6
5 Dao cách ly 500kV, 220kV Egic Pháp OH-500, DR-245
6 Chống sét van ABB Thụy Điển Exlim Q
7 Phụ kiện chuỗi cách điện và đấu nối Loruenser/EU EU //www.loruenser-substations.com/
8 Rơle bảo vệ Siemens, Gec Alsthom Đức, Anh 7SA513 [khoảng cách], 7UT513 [so lệch máy biến áp], LFCB [so lệch đường dây], LFAA [tự đóng lại]...
9 Thiết bị đầu cuối thông tin quang NEC Nhật -
10 Thiết bị cho trung tâm điều độ quốc gia Cegelec Pháp -

Chi phí cho công trìnhSửa đổi

Tổng chi phí đầu tư cho công trình là 548,839 tỷ đồng Việt Nam [tương đương 700 triệu đô la Úc hay 544 triệu đô la Mỹ] bằng nguồn vốn trong nước, thấp hơn 1% so với dự toán. Công trình đã được khấu hao toàn bộ giá trị xây dựng và quyết toán vào năm 2000.

Phần tài trợ của Chính phủ Úc có tổng giá trị 6,5184 triệu đô la Úc thông qua chương trình Private Sector Linkages do tổ chức hợp tác quốc tế AusAID điều hành, phần đóng góp chính là của tập đoàn năng lượng Austenergy, gồm 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn 1 [từ 11/1992 đến 12/1992]: Thẩm định thiết kế tổng quát của đường dây.
  2. Giai đoạn 2 [từ 12/1992 đến 30/6/1993]: Chuẩn bị tư vấn chi tiết về thiết kế và lập đề cương cho dự án để phục vụ các hoạt động sau này của dự án.
  3. Giai đoạn 3 [1/7/1993 đến 30/9/1994]: Chuẩn bị nội dung hướng dẫn về an toàn và hiệu quả trong vận hành hệ thống, bao gồm đào tạo giám sát viên và điều hành viên tại Úc.
  4. Giai đoạn 4 [1/10/1994 đến 30/6/1995]: Hỗ trợ thí nghiệm, nghiệm thu đường dây và đào tạo công tác vận hành tại chỗ.

Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu khoản tài trợ này sau khi không đạt được thỏa thuận về việc tài trợ cho gói thầu tư vấn với Chính phủ Bỉ. Do công trình đã triển khai được 3 tháng nên ngay sau khi được Chính phủ Úc chấp thuận, AusAID đã vận dụng chương trình Private Sector Linkages để kịp cấp vốn cho gói thầu tư vấn. Năm 1997, trong báo cáo tổng kết đánh giá hiệu quả nguồn vốn tài trợ, AusAID đã đánh giá cao hiệu quả của khoản tài trợ này cho cả lợi ích phía Việt Nam và Úc.

Vận hànhSửa đổi

Sau khi hoàn thành, đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 được bàn giao cho các Công ty Điện lực 1, 2, 3 quản lý. Đến năm 1995, ngành điện thay đổi cơ cấu tổ chức, thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam [nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam], tách các Sở Truyền tải điện ra khỏi các Công ty Điện lực để thành lập các Công ty Truyền tải Điện 1, 2, 3, 4. Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 và các trạm biến áp của nó được giao cho các Công ty Truyền tải Điện quản lý, cụ thể như sau:

  • Công ty Truyền tải Điện 1: Quản lý các trạm biến áp Hà Tĩnh, Hòa Bình và 955 vị trí cột với tổng chiều dài đường dây là 406km từ Đèo Ngang đến Hòa Bình.
  • Công ty Truyền tải Điện 2: Quản lý trạm biến áp Đà Nẵng và 1352 vị trí cột với tổng chiều dài đường dây là 587km từ Hà Tĩnh đến Pleiku.
  • Công ty Truyền tải Điện 3: Quản lý trạm biến áp Pleiku và 708 vị trí cột với tổng chiều dài đường dây là 314,5km từ Pleiku đến Đắc Nông.
  • Công ty Truyền tải Điện 4: Quản lý trạm biến áp Phú Lâm và 421 vị trí cột với tổng chiều dài đường dây là 183km từ Đắc Nông đến Phú Lâm.

Trong quá trình vận hành, đã xảy ra một số sự cố sạt lở móng cột do mưa, bão ở Phước Sơn, Đắc Lây, Đắc Nông, Krôngnô. Các sự cố trạm nghiêm trọng là sự cố cháy pha C máy biến áp 500kV tại trạm Hòa Bình vào ngày 26/4/2000 do sét đánh và sự cố cháy pha B máy biến áp 500kV tại trạm Đà Nẵng vào ngày 18/8/2007.

Công tác bảo vệ an ninh cho việc quản lý vận hành đường dây cũng đã được đặt ra ngay từ khi đóng điện vận hành dựa trên sự phối hợp giữa các Bộ Năng lượng[2], Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng với các Ban chỉ đạo bảo vệ đường dây tại các tỉnh có đường dây đi qua. Dọc tuyến đường dây có bố trí 342 chốt gác, mỗi chốt cách nhau từ 5km đến 10km tùy theo địa hình với khoảng 1500 người ở các địa phương tham gia.

Ý nghĩaSửa đổi

Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu điện ở Miền Trung và Miền Nam

Đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 được đưa vào vận hành vào tháng 5/1994, cơ bản đã giải quyết được tình trạng thiếu điện của Miền Nam. Sau khi đóng điện đưa vào vận hành máy biến áp 500kV tại Đà Nẵng [9/1994] và Pleiku [tháng 11/1994], tình hình cung cấp điện cho Miền Trung đã được giải quyết căn cơ.

Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1997, công suất truyền tải chủ yếu từ Bắc vào Nam và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng cung cấp của Miền Nam và Miền Trung:

  • Sản lượng phát ra ở Hòa Bình: 9,170 tỷ kWh
  • Sản lượng cung cấp cho Miền Nam [tại đầu Phú Lâm]: 6,598 tỷ kWh [chiếm 40 – 50,7%]
  • Sản lượng cung cấp cho Miền Trung [tại đầu Đà Nẵng và Pleiku]: 2,074 tỷ kWh [chiếm 16,7 – 28,8%]

Tính đến đầu năm 2009, tổng sản lượng điện năng truyền tải qua đường dây này sau 15 năm vận hành [tính cả hai chiều] là 148 tỷ kWh.

Thống nhất hệ thống điện Việt Nam

Về mặt kỹ thuật, đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1 hợp nhất hệ thống điện ba Miền [trước đây vận hành độc lập với nhau] nhờ đó tăng cường được sự hỗ trợ qua lại thế mạnh của hệ thống điện giữa các Miền, tăng tính ổn định và độ tin cậy chung của toàn hệ thống.

Về mặt chính trị, việc thống nhất hệ thống điện ba Miền là cơ sở kỹ thuật cần thiết để thực hiện chính sách trung ương tập quyền quản lý hệ thống điện, chấm dứt sự "cát cứ" của các Công ty Điện lực Miền [Công ty Điện Lực 1 tại Miền Bắc, Công ty Điện Lực 2 tại Miền Nam và Công ty Điện Lực 3 tại Miền Trung]. Với mục đích này, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia được thành lập, đầu tiên là để quản lý hệ thống 500kV, đến năm 1999, Trung tâm này tiếp nhận quản lý toàn bộ nhà máy điện và 3 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Miền. Đồng thời với việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam [nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam], các Công ty Điện lực 1, 2, 3 bị chia nhỏ ra thành các Công ty Truyền Tải và một số Công ty Điện lực, hệ thống điện Việt Nam được quy về một mối quản lý theo mô hình Tổng Công ty nhà nước.

Tai tiếngSửa đổi

Công trình đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 ghi nhận vụ tai tiếng mua bán lòng vòng 4.000 tấn sắt thép của một số đối tượng thuộc Công ty Vinapol [Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan] thông đồng với Ban Quản lý Dự án đường dây 500kV để hưởng chênh lệch 3,1 tỷ đồng Việt Nam. Sau khi bị phát hiện, vụ việc được quy trách nhiệm cho thư "giới thiệu" của ông Vũ Ngọc Hải – Bộ trưởng Bộ Năng lượng đương thời. Ông bị kết tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị kết án ba năm tù giam và thụ án tại Trại giam Thanh Xuân [thuộc V26, Bộ Công an], nhưng chỉ ở tù một năm thì được ân xá.

Trong thời gian thụ án, ngày 28/05/1994, một ngày sau khi đóng điện thành công, ông Hải được Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tù để gắn kỉ niệm chương vì những công trạng của ông đã đóng góp cho công trình này. Ông Vũ Ngọc Hải là nhân vật chủ xướng lập đề án và đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định xây dựng công trình đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1.

Vụ án này còn truy tố, 2 Phó Tổng Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và một số nhân vật khác, thu hồi 3,1 tỷ đồng đã thất thoát. Vụ này là tai tiếng lớn nhất từ trước đến nay.

13h40 ngày 22/5/2013, tại đoạn đường dây 500 KV tuyến Di Linh - Tân Định, qua khu vực phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một [Bình Dương], tài xế Ngô Tấn Thảo [ngụ Thuận An, Bình Dương] điều khiển xe cẩu, cẩu cây dầu cao hơn 10 m tại vườn ươm gần đấy. Anh Thảo để phần ngọn cây dầu đụng vào đường dây 500 KV gây ra một tiếng nổ lớn. Ngay sau đó, toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam và một phần Campuchia bị mất điện.

Ảnh hưởngSửa đổi

Sau công trình đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1, ngành điện Việt Nam tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình đường dây 500kV như đường dây 500 kV Pleiku - Yali [hoàn thành tháng 5/2000], đường dây 500 kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm [hoàn thành tháng 1/2004] đường dây 500 kV Pleiku - Phú Lâm mạch 2 [hoàn thành tháng 4/2004], đường dây Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Tĩnh và Hà Tĩnh - Nho Quan - Thường Tín [hoàn thành tháng 9/2005]. Như vậy đến tháng 9/2005, đường dây 500kV Bắc – Nam đã có hai mạch, nâng cao hơn độ tin cậy truyền tải điện năng giữa các vùng miền.

Tuy nhiên, các công trình sau này không gây được tiếng vang to lớn trong lòng xã hội Việt Nam như đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1[3] vào năm 1994 do hiệu quả của chúng chỉ có thể đánh giá được bên trong ngành điện, trong khi đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 phát huy ngay tác dụng trong toàn xã hội khi ngay sau khi đóng điện vận hành, tình trạng cắt điện luân phiên ở Thành phố Hồ Chí Minh chấm dứt và nguồn cung cấp điện ổn định trong nhiều năm.

Dự án đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 cũng được biết đến với thời gian xây dựng nhanh kỉ lục [2 năm]. Tuy nhiên, do tiến hành khẩn trương, nên nhiều đánh giá về tác động đến môi trường, về lợi ích kinh tế, về tác động xã hội... đã bị bỏ qua[4]. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, dự án cũng vấp phải những ý kiến hoài nghi của nhiều cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước [trong đó có cả Ngân hàng Thế giới] nghi ngờ sự thành công của dự án. Đặc biệt, ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng có ý kiến phản đối quyết liệt cho rằng chủ trương làm dường dây 500kV là chủ trương phiêu lưu, mạo hiểm, lãng phí tiền của nhà nước. Lấy tiền của nhà nước để gây thanh danh cá nhân.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Các số liệu nêu trong bài này chủ yếu được lấy từ nguồn chính thức của EVN trong báo cáo kỉ niệm 10 năm vận hành đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1, so với một số nguồn khác có độ chênh lệch nhất định
  2. ^ Sau này Bộ Năng lượng sáp nhập vào Bộ Công nghiệp và từ năm 2008, Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại hợp nhất thành Bộ Công Thương
  3. ^ Đối với đa số người dân Việt Nam, khi nói đến đường dây 500kV nghĩa là nói đến đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1
  4. ^ Theo báo cáo của AusAID, Chính phủ Việt Nam có yêu cầu phía Úc đánh giá tác động môi trường nhưng không được chấp thuận

Xem thêmSửa đổi

  • Sự cố mất điện miền Nam Việt Nam 2013

Tham khảoSửa đổi

  • Báo cáo tổng kết 10 năm vận hành đường dây 500kV [1994 - 2004] của EVN tháng 5/2004
  • Tạp chí Điện lực số 05, tháng 5/2009; bài "Đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1, 15 năm không ngừng phát huy hiệu quả" của Nguyễn Quang Thắng
  • Tạp chí Điện lực số 05, tháng 5/2009; bài "Trò chuyện với ông Trần Minh Khâm, giám đốc đầu tiên của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia" do Anh Tú thực hiện
  • Phỏng vấn của Đài truyền hình VTC: Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù Lưu trữ 2008-03-09 tại Wayback Machine
  • ENERGY CLUSTER EVALUATION Vietnam - North-South Transmission Line, AusAID Report 1997 Lưu trữ 2009-06-28 tại Wayback Machine
  • Hiendaihoa.com - Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Xứng đáng vai trò "đầu tàu" của hệ thống điện
  • Sài Gòn giải phóng online: Cháy trạm biến áp 500KV Đà Nẵng: Toàn miền Trung mất điện
  • Sài Gòn giải phóng online: 10 vụ tham nhũng điển hình trong 10 năm qua [21/12/2004]
  • Tổng Công ty Sông Đà[liên kết hỏng]
  • Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1
  • Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam
  • Bộ Công Thương Việt Nam Lưu trữ 2012-09-03 tại Wayback Machine
  • Tập đoàn Điện Lực Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề