Âm mưu, thủ đoạn thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự

Nhìn một cách tổng quát về vấn đề này có thể thấy, những năm qua nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về bảo vệ bí mật Nhà nước đã được nâng lên. Cùng với việc quán triệt cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các văn bản quy phạm pháp luật, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng theo thẩm quyền đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước từng bước được hoàn thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật Nhà nước cho quần chúng nhân dân cũng đã được coi trọng. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước ngày càng được củng cố, tăng cường. Các cơ quan, lực lượng chuyên trách, trực tiếp làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước thường xuyên được xây dựng, củng cố cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với những thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước của các thế lực thù địch được triển khai tích cực và có hiệu quả... Những kết quả đó đã góp phần bảo vệ vững chắc an ninh nội bộ, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa: Internet.

Tuy nhiên, đúng như Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thẳng thắn chỉ ra, tình hình lộ, lọt bí mật Nhà nước thời gian qua diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý là các vụ lộ, lọt thông tin có nội dung bí mật qua internet, trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, hội nghị, hội thảo quốc tế... có xu hướng gia tăng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, chấp hành chưa nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý tài liệu mật, thông tin mật, bảo vệ bí mật Nhà nước. Chấp hành kỷ luật phát ngôn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nghiêm, dẫn đến làm lộ, lọt thông tin bí mật Nhà nước. Đặc biệt bên cạnh những trường hợp làm lộ, lọt bí mật do vô tình, đã xuất hiện một số cán bộ, đảng viên "tự diễn biến" cố tình làm lộ bí mật Nhà nước... Trong khi đó kẻ xấu và các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tìm cách lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, móc nối, đánh cắp bí mật Nhà nước, nhằm phá hoại ta từ bên trong. Để tìm kiếm, khai thác, thu thập những thông tin thuộc bí mật Nhà nước, các thế lực thù địch không từ bất cứ thủ đoạn nào hòng tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người có trách nhiệm quản lý, thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật v.v... Đáng tiếc là trước những chiêu trò ấy, không ít cán bộ, đảng viên ta đã mắc mưu, "sập bẫy"... Trên thực tế chúng ta đã có những bài học đắt giá từ những hành vi vi phạm các quy định về quản lý tài liệu mật, để kẻ xấu lợi dụng.

Dư luận hẳn chưa quên vụ việc ông Nguyễn Mạnh Hà-nguyên cán bộ Cục Giải quyết khiếu nại-tố cáo và thanh tra Khu vực II thuộc Thanh tra Chính phủ và ông Trần Anh Hùng-Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ hàng hải Tam Đảo [Khánh Hòa] phải ra hầu tòa và lĩnh án tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” do làm lộ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Cá biệt trong số những cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước có cả những cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý. Điển hình như, trong vụ án tham nhũng ở Tập đoàn Vinalines, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định khởi tố và Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” liên quan đến hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, trốn ra nước ngoài. Trong số các đối tượng bị khởi tố, đưa ra xét xử có cả cán bộ cấp thứ trưởng. Nguy hiểm hơn tại TP Hồ Chí Minh, có cán bộ khi được tiếp cận với văn bản mật về công tácbảođảm an ninh trật tự cho một sự kiện trọng đại của đất nước, đã photo, chụp ảnh tài liệu mật rồi gửi vào hai tài khoản trênfacebookcủa tổ chức khủng bố Việt Tân và tổ chức này đã khai thác, sử dụng những thông tin có được để tiến hành các hoạt động chống phá ta... Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2001 đến nay đã phát hiện hơn 844 vụ lộ, lọt bí mật Nhà nước; trong đó có nhiều thông tin, tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật.

Hậu quả từ những vụ làm lộ, lọt bí mật Nhà nước là hết sức lớn, không chỉ gây phương hại đến chính trị, an ninh quốc gia mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế-xã hội, gây khó khăn cho công tác đối ngoại, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII], những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức lơ là, chủ quan, đơn giản, mất cảnh giác dẫn đến làm lộ bí mật Nhà nước, là biểu hiện sự thiếu trách nhiệm, tác phong làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả, không có ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao... Đó chính là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị. Những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, cố tình làm lộ bí mật Nhà nước, để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng chống phá Đảng và Nhà nước là một trong những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.Nhận thức sâu sắc, nhận diện đúng những biểu hiện ấy, từ đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước là công việc quan trọng, cấp bách trong bối cảnh đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Từnăm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Giữ bí mật, tức là đã nắm chắc một phần thắng lợi trong tay ta"; "Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch". Vì thế, Người yêu cầu "Chúng ta phải tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này". Thấm nhuần tư tưởng đó của Người,trước hết cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về giữ gìn bí mật Nhà nước.

Cần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác giữ gìn bí mật Nhà nước, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên gắn với trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu. Mặt khác thông qua tuyên truyền làm chomỗi người dân ý thức rõ việc giữ bí mật là một nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Đồng thời phải làm chomọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, lợi dụng đường lối đối ngoại hội nhập sâu rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước nhằm chống phá ta từ bên trong, để từ đó không mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác dẫn đến vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.

Mặt khác, cần chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện giám sát chéo đối với các cơ quan, đơn vị. Trong các cơ quan cơ mật, trọng yếu, phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức có lý lịch trong sạch, lập trường quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cả trong cơ quan, đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên làm việc, tiếp xúc tài liệu mật, tiếp xúc với người nước ngoài,… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lộ, lọt bí mật Nhà nước.

Các cơ quan, lực lượng chuyên trách cần chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện các vụ lộ, lọt bí mật Nhà nước hoặc các hành vi chiếm đoạt bí mật Nhà nước để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước cầnđượctiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật phải được đẩy mạnh để bảo đảm cho nhiệm vụ này đạt hiệu quả thiết thực. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm thiết lập cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ các tài liệu bí mật được trao đổi giữa Việt Nam và các nước trong thời kỳ hội nhập.

KIM NGỌC

Nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

>>Cảnh giác với những chiêu trò xuyên tạc hình ảnh lực lượng vũ trang
>>
“Giải thưởng” tiếp tay cho cái xấu và xuyên tạc Việt Nam
>>
Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet hiện nay
>>
Việt Tân – Từ khủng bố đến núp bóng ‘xã hội dân sự’ – Kỳ 2
>>
Việt Tân chối bỏ trách nhiệm về chỉ đạo bất bạo động ở Việt Nam
>>
Tự do tuyệt đối về tôn giáo – sự đòi hỏi vô lý, không thể chấp nhận
>>
Sự lãnh đạo của Đảng-nhân tố quyết định bảo đảm dân chủ ở Việt Nam
>>
Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp: Báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu

Hiện nay, các “cơ quan đặc biệt” nước ngoài đều tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin tình báo. Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức tình báo, họ sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức “cổ điển” với sử dụng phương tiện hiện đại, công nghệ cao…; cải cách tổ chức, phương thức hoạt động, với mục tiêu trở thành nguồn cung cấp thông tin tình báo duy nhất, hiệu quả nhất. Trong nhiều lĩnh vực, các cơ quan tình báo nước ngoài đã quay lại hoạt động theo kiểu “cổ điển”, như: tuyển mộ, cài cắm người vào các cơ quan, tổ chức mà họ cho là có nguồn thông tin tốt nhất. Bên cạnh phương thức “cổ điển”, họ còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên “lành nghề”, đội ngũ “tin tặc” đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật, v.v. Tháng 6 năm 2013, Edward Snowden, cựu nhận viên Cơ quan Tình báo  Mỹ [CIA] đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về những bí mật trong hoạt động theo dõi người dân, nghe lén điện thoại các tòa đại sứ, kiểm soát và đánh cắp thông tin trên in-tơ-nét,… của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ [NSA]. Đây là một trong những sự kiện nổi bật, gây “cú sốc” lớn đối với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Thủ đoạn sử dụng phương tiện thông tin hiện đại thu thập, đánh cắp thông tin, tài liệu được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động tình báo hiện nay. Chúng có thể sử dụng các thiết bị ghi âm định hướng từ khoảng cách xác định [đây là thiết bị tối tân, có thể định hướng ghi âm từ một khoảng cách xác định mà không cần gắn bất kỳ thiết bị nào vào nơi cần ghi âm]; thông qua các phần mềm virus tinh vi để lấy cắp thông tin tài liệu mật từ máy tính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, nắm giữ; dùng phần mềm Keylogger để lấy mật khẩu hoặc các khóa mật mã, qua mắt các thiết bị an ninh; đánh cắp dữ liệu từ thiết bị kết nối USB [mouse hoặc máy in]; đánh cắp thông tin, tài liệu bằng chương trình nghe trộm gói tin, v.v. Theo thống kê, năm 2015, có hơn 3.200 Website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp, virus, facebook,… thông qua lỗ hổng trên hệ thống mạng in-tơ-nét, điện thoại thông minh [smartphone], v.v.

Ảnh minh họa

Một số cơ quan đặc biệt nước ngoài còn lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, phá hoại ta từ bên trong. Chúng đẩy mạnh hoạt động khai thác, thu thập thông tin tình báo bằng nhiều thủ đoạn, kể cả“mỹ nhân kế”, vật chất, tiền bạc,… để tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật, v.v. Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhân viên đội lốt phóng viên báo chí, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, đoàn đàm phán, quan hệ hợp tác với nước ta để thu thập tin tức tình báo, phục vụ những mục đích khác nhau.

Một thủ đoạn tình báo nguy hiểm nữa mà chúng ta cần lưu ý, đó là việc khai thác tin tức tình báo qua nguồn“thông tin mở” [thông tin trên mạng in-tơ-nét, báo chí, tài liệu hủy bỏ,…] của các cơ quan đặc biệt nước ngoài. Theo đánh giá của cơ quan tình báo các nước phương Tây và Mỹ, có những báo cáo tình báo mà trong đó, thông tin lấy từ nguồn mở chiếm tới 90%. Thực tiễn cho thấy, vào đầu những năm 1980, Mỹ có một kho vũ khí đạn đạo chứa 02 loại tên lửa “Chim ưng” và “Nix” tại Tây Đức. Đông Đức đã mua chuộc Snaider, là thợ đốt lò kiêm thu dọn vệ sinh của Kho vũ khí trên. Hằng ngày, Snaider thu dọn rác thải nhưng không mang đi đổ ngay mà đưa về nhà, lọc ra từ đó những thông tin có giá trị rồi gửi cho Cơ quan Tình báo Đông Đức. Qua đó, Đông Đức đã thu được 03 văn kiện tuyệt mật về việc thuyết minh và bảo dưỡng tên lửa “Chim ưng”.

Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên,  rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, xin đề xuất một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự; trọng tâm là: Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 14-02-2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [khóa X] về “Bảo vệ bí mật Nhà nước”; Chỉ thị 13/2008/CT-TTg, ngày 11-4-2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới”; Chỉ thị 197-CT/ĐUQSTW, ngày 22-10-1998 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương [nay là Quân ủy Trung ương] về “Tăng cường công tác bảo vệ bí mật quân sự, bí mật quốc gia, chống điều tra thu thập tình báo, bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội”, v.v. Qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch; chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật.

Hai là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan cơ mật, trọng yếu, phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài,… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương nơi đóng quân, nhất là phối hợp với lực lượng an ninh Quân đội, Công an theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nắm chắc tình hình hoạt động của các đối tượng trên địa bàn, có biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thu thập bí mật quân sự, câu móc vào nội bộ ta của địch; hoặc những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác giữ gìn bí mật nói chung và quản lý công văn, tài liệu, quản lý, khai thác sử dụng mạng in-tơ-nét, các vật mang tin điện tử,… nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do kẻ địch tác động thu thập đánh cắp thông tin, tài liệu mật.

Ba là, các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các phương tiện bảo mật phù hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành cơ yếu, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cao…; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm tốt kinh phí nghiệp vụ và có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, nhân viên, những người trực tiếp làm công tác cơ mật của Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quản lý đội ngũ phóng viên, báo chí trong việc thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ in-tơ-nét và thông tin trên mạng”; chấp hành quy chế quản lý, sử dụng tài liệu mật, đưa tin,… không để “vô tình” lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, đưa thông tin sai lệch,… góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

QUANG HỢP [Tạp chí Quốc phòng toàn dân]

Video liên quan

Chủ Đề