Ăn nhiều vú sữa có tốt không

Có không ít mẹ bầu quan tâm đến việc bổ sung các loại trái cây, bao gồm cả vú sữa vào thực đơn hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình. Thế nhưng, điều mà các thai phụ thắc mắc là có bầu ăn vú sữa được không, lợi ích của loại quả này là gì và nên lưu ý những điều gì khi ăn nó trong khi đang mang thai.


22/09/2022 | Cẩm nang sức khỏe: mẹ bầu ăn dưa lưới được không?
13/09/2022 | Giải đáp thắc mắc: mẹ bầu ăn cà chua được không?
23/07/2022 | Mẹ bầu ăn sữa chua được không và ăn thế nào mới tốt?

1. Mẹ bầu ăn vú sữa được không?

Vú sữa là một loại trái cây không những thơm ngon, mà còn giàu dinh dưỡng. Cụ thể, trong loại quả này có chứa những chất dinh dưỡng như các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, C; protein; chất béo; chất xơ; cùng với kali, sắt, canxi,... Đây là các chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho các mẹ bầu và cả thai nhi. 

Do vậy, câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn vú sữa được không của khá nhiều phụ nữ đang mang thai là có thể ăn được. Bởi việc ăn loại quả này có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết nói trên cho cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, các thai phụ nên lưu ý là chỉ ăn vú sữa với số lượng hợp lý, vừa phải để tránh gặp phải tình trạng táo bón.

 

Mẹ bầu có thể ăn vú sữa nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải

2. Lợi ích của vú sữa đối với mẹ bầu 

Song song với thắc mắc có bầu ăn vú sữa được không, không ít thai phụ cũng quan tâm đến những lợi ích của vú sữa đối với mẹ bầu. Cụ thể, bên dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này đem đến cho cả các bà bầu và em bé trong bụng mẹ. 

2.1. Ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai

Một lợi ích khác của vú sữa đối với mẹ bầu đó là giúp ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai. Cụ thể, loại quả này có chứa một hàm lượng sắt cao, cần thiết cho cơ thể mẹ bầu trong việc sản xuất hemoglobin và ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt.

Hàm lượng sắt cao có trong vú sữa có tác dụng giúp các mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt

2.2. Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong quả vú sữa có chứa hàm lượng chất xơ tích cực giúp hỗ trợ giữ cho hệ tiêu hóa của cơ thể mẹ bầu được khỏe mạnh và làm việc tốt, hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai cũng như khắc phục tình trạng này cùng các vấn đề tiêu hóa khác mà thai phụ có thể đối diện. Ngoài ra, việc bà bầu ăn vú sữa cũng sẽ giúp ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe như ung thư ruột kết. 

Ăn vú sữa giúp các mẹ bầu bổ sung hàm lượng chất xơ có trong loại quả này cho cơ thể. Thông qua đó, vú sữa có tác dụng giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cho các mẹ bầu.

Ăn vú sữa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ 

2.4. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhờ sự góp mặt của các loại vitamin như vitamin A, B1, B1, C trong thành phần dinh dưỡng, vú sữa cũng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu. 

2.5. Tăng cường sức khỏe xương khớp 

Những khoáng chất như canxi và phốt pho có trong quả vú sữa rất cần thiết để đảm bảo duy trì xương, răng chắc khỏe. Đồng thời, chúng cũng giúp các chị em đang mang thai ngăn ngừa nhiều bệnh về xương.

2.6. Hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng 

Chứa ít chất béo và một lượng lớn chất xơ, quả vú sữa còn có lợi ích trong việc hỗ trợ các bà bầu giảm cân, kiểm soát cân nặng. Nhờ vậy, việc ăn vú sữa đúng cách có thể giúp các chị em duy trì ổn định cân nặng cùng một vóc dáng thon gọn trong thời gian mang thai mà vẫn đảm bảo sự phát triển của em bé đang trong bụng mẹ. 

2.7. Làm đẹp da

Vú sữa còn giúp mẹ bầu làm đẹp da khi trong loại quả này có chứa thành phần vitamin C với tác dụng kích thích quá trình sản sinh, tái tạo collagen. Do đó, bà bầu ăn vú sữa có thể sở hữu một làn da căng mịn, tươi trẻ và sáng đẹp. 

3. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn vú sữa 

Vậy là các mẹ bầu đã biết được bầu ăn vú sữa được không kèm theo các lợi ích của loại trái cây này đối với các chị em đang mang thai. 

Ngoài ra, bên cạnh việc không ăn quá nhiều vú sữa mỗi ngày và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về số lượng thích hợp, mẹ bầu khi ăn vú sữa cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây. 

- Nên tránh dùng vú sữa, sapôchê hay lêkima [các loại quả thuộc họ hồng xiêm] nếu trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với các loại quả này. 

- Nên hạn chế ăn vú sữa, thay vào đó ăn các loại trái cây khác có tính mát để tiêu hóa dễ hơn nếu mẹ bầu cảm thấy nóng trong người. 

- Tránh ăn phần thịt quả quá sâu sát lớp vỏ ngoài vì dễ dính nhựa chát, nhất là các mẹ bầu đang bị táo bón nên tránh để tình trạng này không trở nên trầm trọng hơn.

- Về cách chọn để có vú sữa ngon, mẹ bầu nên chọn mua những quả tươi, còn nguyên cuống, vỏ bóng nhẵn, ít bị tì vết, có sự đàn hồi khi bóp nhẹ.

Mẹ bầu khi ăn vú sữa cần lưu ý một số vấn đề

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan để có thể giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn vú sữa được không. Song song với đó, là thông tin tìm hiểu về những lợi ích của vú sữa đối với mẹ bầu cùng một số vấn đề cần lưu ý khi các mẹ ăn loại quả này trong thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của bản thân và của cả thai nhi.

Nếu có nhu cầu được tư vấn về chế độ chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ hoặc đặt lịch khám thai tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mẹ bầu đừng ngần ngại nhấc máy lên và liên hệ trực tiếp đến số hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.

Ai không nên ăn quả vú sữa?

Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng trong vú sữa có chứa nhiều ofacrid gây táo bón, lớp vỏ ngoài của vú sữa chứa nhiều nhựa mủ, phần cùi thịt của vú sữa vẫn ăn được, nhưng nếu khoét sâu gần lớp vỏ thì rất dễ dính nhựa chát, người có cơ địa bị táo bón, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, nếu ăn nhiều thì tình ...

Vú sữa có tác dụng gì?

Vú sữa là loại trái cây chứa nguồn cung cấp canxi tuyệt vời – một trái chứa khoảng 10% dinh dưỡng cần bổ sung hằng ngày. Canxi giúp xương và răng luôn chắc khỏe. Ngoài ra, nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như chứng co thắt cơ và chướng bụng.

Vú sữa không ăn chung với gì?

- Trái cây: Không nên ăn cam trước hoặc sau khi uống sữa 1 giờ. Bởi lẽ, protein trong sữa kết hợp với axít trong cam sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ sữa của cơ thể. Ngoài cam, sữa cũng không thích hợp khi dùng chung với các loại hoa quả có tính axít khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...

Vú sữa có tính gì?

Chính vì giàu chất xơ và nước, nên vú sữa sẽ làm cho bạn cảm giác no. Sự thật là chúng sẽ được tiêu hóa chậm, làm dịu dạ dày, không gây đói. Từ đó, bạn sẽ không nhu cầu tiêu thụ thêm thức ăn. Vú sữa là một trái cây tuyệt vời dành cho những ai không muốn lên cân và ý định giảm cân.

Chủ Đề