Ăn xong bao lâu mới được tập thể dục

Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi họ muốn vận động để làm tiêu bớt năng lượng vừa mới được bổ sung thông qua thức ăn. Tuy nhiên, việc chạy bộ sau ăn là nguyên nhân gây hại cho dạ dày, được khuyến cáo không nên thực hiện. Sau ăn nghỉ ngơi một thời gian trước khi chạy bộ sẽ giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ?

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc bạn chạy bộ sau ăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi khi chúng ta ăn, lượng máu sẽ tập trung chủ yếu ở hệ tiêu hóa và cơ thể bắt đầu làm việc. Thế nhưng, nếu chạy ngay sau ăn, máu sẽ phải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, dó đó lượng máu cần cho quá trình tiêu hóa không có đủ. Từ đó, các cơ quan của hệ tiêu hóa không được hoạt động trơn tru, là nguyên nhân gây nên cảm giác buồn nôn, xóc bụng, thậm chí là rơi vào tình trạng tiêu chảy.

Tùy thuộc vào loại thực phẩm, khả năng tiêu hóa mà người chạy bộ cần có thời gian nghỉ ngơi từ 1 - 3 giờ sau ăn mới có thể bắt đầu tập luyện.

Đối với bữa ăn thông thường

Với các bữa ăn chính trong ngày, người chạy bộ cần được nghỉ ngơi khoảng 2 giờ trước khi thực hiện tập luyện. Tùy thuộc vào nhu cầu tập luyện của bạn mà buổi tập có thể diễn ra vào sáng, trưa hoặc chiều tối. Tuy nhiên, cần có sự tuân thủ đủ thời gian giãn cách sau bữa ăn chính.

Đối với những bữa ăn chính, nhu cầu về lượng chất của chúng ta tăng lên, cơ thể cần tối thiểug 2 giờ để có thể tiêu hóa được toàn bộ lượng thức ăn đó. Trường hợp bạn không tuân thủ thời gian này, vận động sau 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn, dạ dày vẫn còn lại một lượng khá lớn thức ăn chưa tiêu hóa được. Lúc này chạy bộ bạn chạy sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc bị đau hai bên bụng. Với những bữa chính sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào thì bạn cần nghỉ ngơi dài hơn. Bởi loại thức ăn này rất khó tiêu và dạ dày nhỏ của bạn cần nhiều thời gian hơn để làm việc.

Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ - Sau khoảng 1 tiếng đối với đồ ăn nhẹ và 2 - 3 tiếng đối với thức ăn thông thường

Đối với bữa ăn nhẹ

Với những bữa ăn nhẹ trong ngày như cháo, bún, phở,… thì bạn có thể chạy bộ sau 1 giờ. Đây là những thực phẩm được coi là dễ tiêu hóa hơn, tuy nhiên nó nhanh gây cảm giác đói, bạn cần lưu ý vận động với chế độ và thời lượng hợp lý, tránh để mất nhiều năng lượng, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc.

Một điểm cần lưu ý là mặc dù những bữa ăn nhẹ thì tiêu hóa nhanh hơn nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, quá no thì 1 giờ đồng hồ là khoảng thời gian không đủ để tiêu hết. Chính vì thế, hãy cố gắng kiềm chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, để dạ dày của bạn được thoải mái nhất trước khi chạy.

2. Gợi ý các món ăn nhẹ cho người chạy bộ

Bữa ăn nhẹ là giải pháp hữu hiệu giúp bạn có thể có đủ nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình vận động. Để có thể đạt được sự an toàn nhất, các thực phẩm ăn nhẹ được chia ra theo từng khung giờ tập.

Buổi sáng

Chạy bộ vào sáng sớm thường khá gò bó về mặt thời gian, do đó bạn khó có thể ăn và nghỉ vài giờ mới tập luyện. Do đó, bạn có thể ăn nhẹ vào buổi sáng để có thời gian nghỉ ngơi và chạy bộ. Một số thức ăn vào buổi sáng bạn có thể tham khảo:

  • Bơ, bánh mì và chuối.

  • Sữa chua cùng với các loại trái cây.

  • Sinh tố rau củ.

  • Sử dụng bánh mì ngũ cốc.

  • Các loại cháo.

Món ăn nhẹ cho buổi sáng chạy bộ

Buổi trưa

Bữa ăn nhẹ vào buổi trưa bao gồm:

  • Các loại hạt giàu dinh dưỡng.

  • Uống sinh tố.

  • Ngũ cốc hoặc bột yến mạch.

Tuy nhiên, nếu có dự định tập luyện vào buổi trưa bạn cần có một bữa sáng đầy đủ năng lượng, đồng thời bổ sung thêm bữa ăn nhẹ này trước 2 - 3 giờ chạy bộ.

Buổi chiều tối

Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nếu muốn chạy bộ vào thời gian này, bạn cần bổ sung thức ăn nhẹ để tránh kiệt sức:

  • Bánh quy.

  • Socola.

  • Bánh mì và đồ ăn kèm.

3. Một số lưu ý khi chạy bộ

Ngoài vấn đề sau ăn bao lâu có thể chạy bộ thì những tai nạn bạn có thể gặp phải khi vận động cũng là điều cần được quan tâm, bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp tục cuộc chạy. Mỗi người cần có sự chuẩn bị, phòng tránh từ trước để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu.

Chuột rút

Không chỉ riêng chạy bộ mà tất cả những sự vận động của cơ thể chúng ta cần được bù nước, để tránh tình trạng mất nước gây suy kiệt sức lực. Khi cơ thể mất quá nhiều nước trong quá trình tập luyện sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đi kèm với một số triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi và đau bụng. Do đó, việc bổ sung nước từ khoảng 15 - 30 phút trong quá trình tập luyện sẽ đảm bảo cơ thể không bị xuống sức nhanh chóng.

Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định chạy bộ vào mỗi buổi sáng thức dậy, hãy cân nhắc lượng chất xơ được bổ sung vào khẩu phần ăn của buổi tối hôm trước, để giảm tình trạng chuột rút.

Cơ thể cần được bổ sung đủ nước khi chạy bộ

Buồn nôn

Tình trạng buồn nôn có thể xảy đến với bạn nếu cơ thể vận động với tần suất cao, rơi vào trạng thái mệt mỏi. Lúc này, bạn cần bù nước kịp thời để giảm cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, vào những ngày hè thời tiết khắc nghiệt, việc bổ sung nước càng trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn tình trạng kiệt sức, buồn nôn hiệu quả. Nếu thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn khi chạy bộ, hãy từ từ nghỉ chân, ăn thứ gì đó nhẹ để cung cấp thêm năng lượng. Sau khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và thời gian nghỉ ngơi đã đủ, bạn có thể tiếp tục chạy bộ.

Nếu thấy buồn nôn, bạn có thể dừng, bổ sung thứ gì đó và nghỉ ngơi

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề sau ăn bao lâu có thể chạy bộ, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm mà bạn đọc áp dụng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc nào nào, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bữa ăn trước tập đóng vai trò như một máy bơm dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể trong suốt cả quá trình tấp sau đó. Thế nhưng nếu thời gian ăn và tập quá gần nhau sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hãy cùng Shopwheyonline tìm hiểu bài viết này để biết nên tập thể dục sau khi ăn bao lâu nhé!

Nên tập thể dục sau khi ăn bao lâu?

Nên tập thể dục sau khi ăn bao lâu?

Sau khi kết thúc bữa ăn, thức ăn được vận chuyển từ thực quản vào dạ dày của bạn. sau đó được xử lý từ từ và giải phóng một phần dưỡng chất vào ruột non của chúng ta. Quá trình này thường mất từ  1 - 3 giờ tùy theo lượng thức ăn và loại dưỡng chất bạn nạp vào.

Mặc dù không cần thiết phải đợi chi đến khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn trước khi tập thể dục, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên nghỉ ngơi một thời gian để thức ăn lắng đọng trong dạ dày và được tiêu hóa một phần nào đó. Khi đó nguy cơ đau dạ dày hay xóc bụng trong khi tập cũng giảm đi đáng kể, kể cả bạn có tập những bài tập nặng, chạy nhảy nhiều đi nữa. Cụ thể nêu tập thể dục sau khi ăn bao lâu sẽ phụ thuộc vào việc bạn ăn nhiều hay ít.

Nếu bạn ăn bữa phụ, bữa ăn nhẹ

Bữa ăn nhẹ ít calo

Sau khi ăn bữa nhẹ [khoảng 100 – 200 calo] thì chỉ cần đợi khoảng 30 – 45 phút là có thể tập thể dục được. Tuy nhiên để bữa ăn phụ nhẹ bụng, dễ tiêu hóa thì bạn nên chọn thực phẩm giàu protein đơn giản và carb đơn. Ví dụ bữa phụ trước tập là trái cây, sữa chua hoặc whey protein sẽ rất tốt cho việc luyện tập, lại tránh đầy bụng hiệu quả.

Nếu bạn ăn bữa chính

Bữa ăn chính cần thời gian tiêu hóa

Bữa chính thường có lượng thức ăn và calo nhiều hơn hẳn bữa phụ [khoảng 300 – 500 calo] thì cần thời gian tiêu hóa lâu hơn. Ít nhất nên đợi 1.5 – 2 tiếng sau bữa ăn chính thì bạn mới nên tập thể dục. Để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa thì bạn cũng nên chọn thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ và có lượng carbs đa vừa phải. Nên tăng cường ăn chất đạm tinh chế và chất xơ, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Thời gian nghỉ sau ăn của 1 số bài tập phổ biến

Thời gian nghỉ sau ăn còn phụ thuộc vào dạng bài luyện tập của bạn. Càng tập nặng thì càng cần đợi thức ăn tiêu hóa và ngược lại, những bài tập nhẹ nhàng thì cần đợi ít hơn. Cụ thể thời gian đợi sau ăn đối với một số bài tập phổ biến như sau:

Bài tập

Thời gian đợi sau bữa phụ

Thời gian đợi sau bữa chính

Chạy bộ

35 phút

1.5 – 3 tiếng

Đạp xe

35 phút

1.5 – 3 tiếng

Tập tạ nặng [tạ đòn]

35 phút

1.5 – 2 tiếng

Tập tạ vừa phải [tạ tay]

30 phút

1 – 2 tiếng

Yoga

20 phút

1 – 2 tiếng

Pilates

20 phút

1 – 2 tiếng

Đi bộ

20 phút

1 – 2 tiếng

Nên tập trước khi ăn hay sau khi ăn?

Nên ăn trước tập hay sau tập?

Nếu đã là người thường xuyên tập gym và quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh thì chắc hẳn bạn sẽ biết là bữa ăn trước tập và sau tập không chỉ nhằm mục đích làm no bụng. Hai bữa ăn này hỗ trợ quá trình tập luyện theo cách hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  - Bữa ăn trước tập nhằm bổ sung năng lượng cho buổi tập. Nếu khi tập cơ thể bị hao hụt năng lượng quá nhiều thì dị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, cơ bắp bị đốt cháy để tạo năng lượng, dẫn đến tình trạng mất cơ. Hơn nữa việc thiếu năng lượng cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của buổi tập, khiến bạn tập không còn hiệu quả nữa. Vì thế trước tập cần bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể bằng các bữa ăn đầy đủ calo và dưỡng chất.

  - Bữa ăn sau tập nhằm phục hồi thể lực và các sợi cơ bắp bị tổn thương trong quá trình tập. Vì thế dinh dưỡng ở bữa ăn sau tập cùng cần được chú trọng hơn, chủ yếu tập trung vào nạp protein, nước và các chất điện giải để bù đắp phần đã bị hao hụt qua tuyến mồ hôi sau khi tập.

Cả hai bữa ăn đều rất cần thiết cho người tập thể hình thể thao. Vì thế nếu sắp xếp được thời gian thì bạn nên ăn cả trước và sau tập.

Nên ăn gì trước tập?

Ăn gì trước tập?

Yến mạch: Yến mạch cung cấp nhiều năng lượng hấp thụ chậm, bảo đảm cơ thể có đủ calo nhưng không gây thừa cân. Thực phẩm này còn nhiều chất xơ và các loại vitamin khoáng chất tốt.  Bạn có thể ăn bột yến mạch lắc cùng sữa tươi hoặc yến mạch dạng granola cùng nho khô và hạnh nhân.

Whey Protein: Sử dụng whey protein trước khi tập thể dục có thể làm tăng tổng hợp protein cho cơ bắp, thúc đẩy đồng hóa và tăng cơ hiệu quả.

Chuối: Chuối có hàm lượng carbs gấp đôi các loại táo và cam, vì thế chúng có thể cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho cơ thể. Hơn nữa lượng kalo dồi dào trong chuối còn giúp cơ bắp mạnh mẽ hơn, giảm mệt mỏi hiệu quả.

Sữa chua và trái cây tươi: Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành một bữa ăn phụ giàu protein, chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe, lại nhẹ bụng và dễ tiêu hóa.

Trứng luộc: Trứng luộc là nguồn protein hoàn hảo, đặc biệt là phần lòng trắng. Bạn có thể ăn 3 – 4 quả trứng luộc nhỏ trước khi tập mà không lo bị đầy bụng khó tiêu.

Caffeine: Uống cà phê trước khi tập mang lại sự tỉnh táo tập trung, giúp buổi tập hiệu quả hơn rất nhiều. Đây còn là phương pháp giảm cân hiệu quả. Chính vì thế mà các sản phẩm pre-workout tăng sức mạnh khi tập đều có thành phần caffein.

Sinh tố: Sinh tố trái cây, rau củ tươi cung cấp nguồn năng lượng lý tưởng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho buổi tập. Bạn có thể kết hợp nhiều loại trái cây và rau củ với nhau, thậm chí cho thêm sữa và whey protein để món sinh tố thêm giàu dưỡng chất.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết nên tập thể dục sau khi ăn bao lâu. Bữa ăn trước tập rất quan trọng nên hãy chọn lựa thực phẩm và thời gian ăn thật phù hợp sao cho chúng có thể hỗ trợ buổi tập của bạn tốt nhất nhé!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề