Canh gà thọ xương ở đâu

Ý nghĩa của từ canh gà thọ xương là gì:

canh gà thọ xương nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 8 ý nghĩa của từ canh gà thọ xương. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa canh gà thọ xương mình


19

  2


Canh là một phần năm của đêm,[ một đêm có năm canh, theo cách tính của ngày xưa] Thọ Xương là một huyện của thành Thăng Long xưa, ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần quận Đống Đa của Hà Nội ngày nay.

Canh gà Thọ Xương là tiếng gà gáy báo canh ở huyện Thọ Xương xưa

gracehuong - Ngày 20 tháng 7 năm 2013


15

  2


Canh gà thọ xương: Tiếng gà gáy báo sang canh lúc nửa đêm. cụm từ này ắt hẳn các bạn đều nghe qua bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông trấn vũ canh gà thọ xương, mịt mù khói tỏa ngàn sương, nhịp chày yên thái mặt gương tây hồ.

Chú ý: Đừng nhầm lẫn là món canh gà nhé!

Nguyenxuyen99 - Ngày 22 tháng 7 năm 2013


8

  2


canh gà Thọ Xương được hiểu là tiếng Gà gáy điểm canh tại Làng Thọ Xương, vùng cố đô Thăng Long cũ. canh gà Thọ Xương được ông cha ta ghi lại và lưu truyền qua câu ca dao: "Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương"

babbisun - Ngày 22 tháng 7 năm 2013

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Canh gà Thọ Xương có nghĩa là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về bài ca dao do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Canh gà Thọ Xương có nghĩa là gì?

- Canh gà Thọ Xương nghĩa hiểu theo nghĩa của từ đó là tiếng gà gáy điểm canh [Điểm giờ] tại Thọ Xương là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Còn ý tác giả dụ ý tiếng gà gáy đã vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm. Vì thế tác giả mới nảy ra ý nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh!

- Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ý đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đã ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đã hiểu lầm và dịchcanh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương [bouillon de poulet de Thọ Xương]!

Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài mẫu 1

Một trong những bài ca dao nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc đó là:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến đã được tác giả dân gian gói lại trong vỏn vẹn bốn câu thơ. Với bút phát chấm phá, khung cảnh Thăng Long hiện lên giống như một bức tranh thủy mặc mang đậm nét cổ điển. Tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi như cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng. Cùng với đó là những âm thanh đặc trưng báo hiệu một ngày mới đã bắt đầu. Tiếng chuông Trấn Võ vang lên cùng với tiếng gà Thọ Xương báo canh. Tiếng chày nhịp nhàng gợi nhắc về một nét đẹp truyền thống lâu đời của mảnh đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Và không thể thiếu được đó là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn hiện trong làn sương sớm. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khiến người đọc say mê, yêu mến. Từ đó, chúng ta thêm tự hào về quê hương, đất nước mình.

Bài mẫu 2

Một trong những đề tài quan trọng nhất của ca dao dân ca là quê hương đất nước. Trong những vần thơ dân dã mộc mạc mà đáng yêu ấy, người đọc đã bắt gặp hình ảnh của làng quê Việt Nam hiện lên thấp thoáng hữu tình. Từ bức tranh nước non xứ Nghệ đầy mơ mộng:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Đến khung cảnh gợi cảm nơi ải Bắc xa xôi:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Hay đất trời nước non xứ Huế mộng mơ:

Núi Truồi ai đắp mà cao

Sông Hương ai bới ai đào mà sâu.

Nhưng trữ tình và thơ mộng nhất có lẽ là cảnh Hồ Tây, Hà Nội.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn xương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài ca dao này đã thể hiện một cách đặc sắc và độc đáo vẻ đẹp từ thiên nhiên đến sinh hoạt của chốn kinh kì thuở nào khi một ngày mới bắt đầu.

Nhà thơ dân gian, tác giả bài này, có lẽ giữa một sớm mai đã đứng lặng bên hồ, đắm mình vào cảnh vật để cảm xúc sâu lắng của tâm hồn ngân lên thành thơ một cách hết sức tự nhiên. Người đọc nắm bắt được mạch cảm xúc trữ tình đó qua nội dung gợi tả của mấy đường nét chấm phá sơ sài tưởng như rời rạc ở đây.

Khởi đầu là một nét vẻ thoáng khoan thai và gợi tả qua câu thơ nhịp đôi đều đặn nhịp nhàng: “Gió đưa cành trúc la đà”. 

Tả cành trúc lay động là đà, tác giả nhằm nói lên tính chất khẽ khàng của làn gió sớm. Lối mượn cái động tả cái tĩnh ấy khiến cho người đọc hình dung được vẻ yên ả của cảnh vật thiên nhiên tuy sống nhưng không động. Gió ở đây chỉ đưa nhẹ nhàng chứ không thổi mạnh, chỉ đủ làm rung rinh đu đưa những cành trúc đeo nặng sương mai la đà sát mặt đất, mặt nước.

Cây trúc, cây tre là loại cây thanh tú gần gũi và thân thuộc với con người Việt Nam chúng ta xiết bao! Đây chính là hình ảnh không những tượng trưng cho vẻ đẹp thanh mảnh, dịu dàng của táng dấp và tâm hồn người thiếu nữ:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh

Hình ảnh “cành trúc la đà” với làn gió hiu hiu đủ tạo cho người đọc những cảm giác kì ảo, vừa gợi vẻ thanh tú đầy thi vị và sinh động của cảnh vật, vừa gợi lên một không khí trong lành tươi mát và yên ả của một buổi sớm mai thanh bình. Nhà thơ lúc này đã chìm đắm vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn và bằng mọi giác quan.

Do đó, sau khi tả cảnh vật ven hồ tác giả lại nói về những âm thanh gần xa:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Nhịp chày Yên Thái …

Hồi chuông, canh gà, nhịp chày..., những gì nghe được ấy, đều là những âm thanh văng vẳng từ xa vọng lại đều đặn, sâu lắng, cân xứng và hòa hợp như cùng đếm nhịp thời gian. Tất cả đều làm tăng thêm vẻ êm ả mênh mang của đất trời. Có điều, nếu tiếng chuông đền Trấn Vũ ngân nga trong sương sớm như ru hồn ta vào một cõi huyền ảo và thơ mộng thì tiếng gà Thọ Xương báo sáng và nhịp chày giã đó của làng Yên Thái đã khiến ta bừng tỉnh và hòa nhập ngay vào nhịp sống lao động dân dã đời thường cần mẫn của người dân đất kinh kì lúc trời rạng sáng.

Sau cùng là hai câu thơ đượm đầy dáng vẻ cổ thi:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Vẫn với thủ pháp lấy một vài nét động để làm nổi cảnh vật tĩnh, giống như trường hợp làn gió hiu hiu ở câu đầu, ở câu ba này, nhà thơ đã mượn cái lay động không gian của làn sương nhẹ lan tỏa để làm nổi thêm dáng phẳng lặng của mặt hồ.

Từ láy tượng hình mịt mù và hình ảnh ẩn dụ khói tỏa ngàn sương ở đây đã đem lại cho bài ca dao một màu sắc và một khí vị cổ điển đặc biệt. Nếu câu trên tả làn sương sớm mịt mù như khói tỏa trên hồ tức là mặt hồ còn ẩn trong ngàn sương thì ở câu sau mặt gương Tây Hồ, mặt hồ đã hiện ra như tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Hai chi tiết tưởng như rời rạc mà đã kết hợp lại diễn tả cảnh đêm về sáng, làm cho người đọc tưởng như đã cảm nhận được từng bước đi êm ả của thời gian.

Nói tóm lại, đây là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của nước nhà. Ở đây, tình cảm của nhà thơ dân gian đã chan hòa với thiên nhiên yên ả, thanh bình của Hồ Tây buổi sớm. Hơn thế nữa, cách cảm nhận của tác giả đã thấm đượm tình cảm bó sâu sắc với cảnh vật thân thuộc vốn đã tạo nên gương mặt và hồn của quê hương ta.

Bài ca dao đủ để gợi lại trong tâm hồn ta một thời đã qua, cái thời mà tiếng chuông chùa, tiếng gà báo sáng hòa lẫn với nhịp cháy giã đó làm ăn cần cù của nhân dân cùng âm thanh của đất, của những Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ đầy sinh khí, thân thuộc đời thường vào lúc bình minh…

Bài mẫu 3

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình của kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

Video liên quan

Chủ Đề