Anh chị hiểu như thế nào về câu: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

Đợi a chút nhé. Anh gửi ngay đây

chữ anh xấu nên anh đánh máy nha

Bài hát trên là lời nhắn nhủ sâu sắc và vô cùng tha thiết của tác giả về quan niệm sống: Hãy sống hết mình. Trong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ, biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm. Bác Hồ của chúng ta chẳng phải đã dành cả cuộc đời để đấu tranh cho độc lập dân tộc hay sao? Và nếu không có vô vàn những con người hy sinh thầm lặng thì sao bạn và tôi có cuộc sống hòa bình phát triển ngày hôm nay. Ai sinh ra cũng mong muốn cuộc sống của mình nhàn hạ và thảnh thơi. Chẳng ai muốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ cả. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền ỉ lại vào người khác, dồn đẩy những điều khó khăn để người khác gánh. Ai cũng có một tuổi trẻ để cống hiến để làm những điều lớn lao vậy thì hà cớ làm sao chúng ta lại phải đùn đẩy trách nhiệm cho người khác? Nhạc sĩ Trần Long Ẩn chọn một cách nhắc nhở vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Chúng ta ai cũng có một thời tuổi trẻ, có một thời nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết. Và nếu như chúng ta không biết tranh thủ để làm những điều mình muốn, những điều có ích cho cuộc đời thì sẽ đến một ngày chúng ta nhìn lại và hối hận vì nó. Không có một ai có thể đoạt quyền tạo hóa cũng chẳng có ai có thể kéo dài tuổi trẻ cả. Nó đến rồi đi theo một định lí vô cùng hiển nhiên và nếu con người không biết tận dụng để làm điều mình muốn thì quả thực sẽ là một nỗi tiếc nuối cả đời. Hãy sống tích cực, sống vì mọi người, sống có trách nhiệm, không lẩn tránh, biết gánh vác, không buông trôi, phó mặc số phận, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử thách, không cam chịu, an phận thủ thường…Lời bài hát gởi đến mọi người, nhất là đối với lớp trẻ, một thông điệp về sống đẹp đầy sức thuyết phục. Nó chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực, đáng để cho mỗi chúng ta xem như kim chỉ nam trong rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có một cuộc sống chân chính.

anh có thể viet mở bài giúp em duoc k ạ

ủa. đề bài của em là viết đoạn văn mà

dề là viet doan văn nhung cô bắt bọn em viet thành bài văn ạ

ừm. mở bài thôi nha. đợi a chút

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nên hãy mỉm cười mà đón nhận nó bằng một tư thế hiên ngang và dũng cảm nhất. Như trong lời bài hát một đời người một rừng cây nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết: “ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành. Phải không em?... Phải không em?

Câu 1

 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Caau2 ; 
2 biện pháp nghệ thuật sau:

+ Lặp cấu trúc câu: “Ai cũng...”, “phải đâu...”, “phải không...” 
+ Điệp ngữ: “Ai cũng”. 

- Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng tăng giá trị biểu cảm, là lời khẳng định, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống-Tạo tính nhạc và nhịp điệu cho ca khúcCâu 3Thông điệp:- Không sống cuộc sống nhỏ nhoi, tầm thường.- Phải biết quan tâm, chia sẻ với mọi người đặc biệt là những người có hoàn cảnh bất hạnh.- Biết gánh vác, biết chia sẻ, không lẩn tránh, không cam chịu nhẫn nhục, không an phận thủ thường; thậm chí biết chấp nhận và từ đó biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của con ngườinhớ tick cho mk nha

Nghị luận xã hội bài hát “Một đời người một rừng cây” Trần Long Ẩn

Nghị luận xã hội bài hát “Một đời người một rừng cây” Trần Long Ẩn

Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần aiAi cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mìnhPhải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.Phải không anh?

Phải không em?

  1. Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nội dung của những lời hát trên là gì?
  2. Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh [chị] về ý nghĩa được gợi ra từ những lời hát trên

Đáp án:1.+ Lặp cấu trúc câu: “Ai cũng…”, “phải đâu…”, “phải không…”;+ Điệp ngữ: “Ai cũng”;+ Câu hỏi tu từPhải không anh?Phải không em?– Nội dung: Là lời khẳng định, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.2. Viết bài:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý sau:Mở bài:Thân bài:– Giải thích ý nghĩa lời bài hát: có ý nghĩa như 1 lời nhắn nhủ tha thiết về lối sống trách nhiệm của con người trong cuộc sống– Bàn luận về quan niệm sống tích cực, đầy sức thuyết phục được gợi lên từ bài bài hát: biết gánh vác, biết chia sẻ, không lẩn tránh, không cam chịu nhẫn nhục, không an phận thủ thường; thậm chí biết chấp nhận và từ đó biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của con ngườiPhân tích- chứng minh:– Trong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ, biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm… Đó là những con người có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng; [ dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Pas- teur, anh Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích cách mạng…, Đặng Thùy Trâm từ giã Hà Nội vào nơi ác liệt của chiến trường…; thời bình : những chiến sĩ Trường Sa, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa…].– Bên cạnh đó cũng có những con người luôn sống vị kỉ, cá nhân, nhỏ nhen, luôn tránh né, đùn đẩy khó khăn cho người khác, sống vụ lợi, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để thu vén cho bản thân… Lối sống đó rồi sẽ bị xã hội đào thải. [ dẫn chứng: loại người Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau…; những kẻ cơ hội, đục nước béo cò; đó là một số thanh niên chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, thõa mãn những thú vui tầm thường trụy lạc như đua xe bất chấp gieo tai họa cho người khác, đốt thời gian, sức khỏe, tiền bạc nơi vũ trường, , luôn đòi hỏi ở người khác vì mình, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội và cả với bản thân…].– Và cũng có những con người sống yếu đuối, thụ động, cam chịu, luôn đổ lỗi cho số phận, đầu hàng những thử thách khó khăn, không đủ ý chí và nghị lực, chỉ biết bi lụy, cúi đầu trước nghịch cảnh…[ dẫn chứng: những kẻ sa ngã, trượt dài trong tha hóa và phạm tội lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, số phận…]->>Lời bài hát là những lời nhắn nhủ thiết tha gởi đến mọi người, nhất là đối với lớp trẻ, một thông điệp về sống đẹp đầy sức thuyết phục. Nó chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực, đáng để cho mỗi chúng ta xem như kim chỉ nam trong rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có một cuộc sống chân chính– Từ quan niệm sống đẹp đó phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô trách nhiệm, thụ động, yếu hèn của 1 bộ phận cá nhân trong xã hội– Liên hệ: Trong cuộc sống ngày nay, thanh nhiên càng cần chăm chỉ, năng động, sáng tạo biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của nhân dân, Tổ quốc, biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, tránh xa lối sống tầm thường, thấp hèn.Bài học:

* Nhận thức:


Hiểu rằng cuộc sống chỉ thật sự có ý nghĩa, nhân cách con người sẽ thật sự cao quý khi biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, cự tuyệt lối sống tầm thường, thấp hèn.– Liên hệ : Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu phải nhận riêng mình.[ Tố Hữu]

* Hành động:

– Để có thể sống đẹp như lời bài hát gợi ý, thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, phải học tập, rèn luyện bản thân ý chí, nghị lực, những năng lực và kĩ năng sống, phải năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.Xem thêm : Nghị luận xã hội

[Tài liệu sưu tầm ]

Bài viết gợi ý:

Bài văn số 1

Lời câu hát này, nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã viết thật tuyệt, vừa như một câu hỏi, vừa như một khẳng định. Mỗi khi lắng nghe hoặc tự hát, ta như đang đối diện với chính mình, như muốn nhìn sâu vào lòng ta chút nữa với vô vàn câu hỏi về cuộc sống, đời người.

Và bài hát ấy “Một đời người một rừng cây” là được viết dành cho một CON NGƯỜI viết hoa: Võ Văn Kiệt. Một nhà cách mạng mà cả cuộc đời luôn xông pha, không ngại gian khó, không sợ trách nhiệm, không “chọn việc nhẹ nhàng” để vì dân, vì nước.

Năm nay dịp lễ Nam Kỳ khởi nghĩa trùng ngay vào sinh nhật 90 năm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Những ngày lễ rồi cũng qua mau. Còn điều gì sẽ ở lại?

Bằng cái nhìn “lùi lại một chút” để “ngắm toàn cảnh”, chúng tôi thật sự đã nhận ra niềm háo hức, hân hoan tỏa lan trên gương mặt mỗi người. Người viết bài cố viết hay thêm chút nữa, người chụp ảnh gắng cho tấm ảnh đẹp hơn, người cất tiếng ca ráng ca sao cho mùi, cho ngọt…

Chợt nhận ra rằng, bác Sáu của lòng dân khi ra đi không chỉ để lại những công trình, những con đường, những dòng kinh đầy “dấu ấn”, mà đã để lại nhiều hơn thế nữa- đó là chữ Tâm, chữ Tình trong cả cuộc đời cách mạng. Bởi không có đủ Tâm, đủ Tầm và đủ Tình, thì không thể đủ sức “chọn việc nặng nề” trong suốt quãng đường chông gai, gian khó.

Có người được sống và làm việc bên cố Thủ tướng nhiều năm, có người chỉ một lần gặp gỡ và rất, rất nhiều người chỉ từng được thấy bác Sáu trên truyền hình, trong trang báo, qua những câu chuyện truyền miệng… vậy mà nói tới bác Sáu Dân lòng ai cũng rộn ràng với nụ cười hào sảng, với những quyết định “xé rào” cứu đói cho dân; để rồi thấy mình phải lắng nghe nhiều hơn nữa, đi nhiều hơn nữa, học nhiều hơn nữa và làm nhiều hơn nữa.

Bác Sáu Dân đã để lại một tình yêu luôn thân thương, quý trọng đối với mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi thành phần vì “không ai chọn cửa để sinh ra”- câu nói giúp bao người vững niềm tin vào tương lai đất nước, đem sức mình cống hiến cho quê hương.

Cố Thủ tướng đã để lại một hình ảnh nhà lãnh đạo luôn đổi mới, để lại một nguồn động viên, một niềm khích lệ, và nghĩ suy về nhân cách sống “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…”

Bài văn số 2

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nên hãy mỉm cười mà đón nhận nó bằng một tư thế hiên ngang và dũng cảm nhất. Như trong lời bài hát một đời người một rừng cây nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết:

“ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.

Phải không em?… Phải không em?

 Chắc hẳn trong số chúng ta dù là lớn bé hay già trẻ ai cũng từng một lần nghe đến những lời ca đó. Nó không chỉ mang đến một giai điệu mượt mà mà còn ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn nhắn nhủ đến tất cả chúng ta hãy sống lao động hết sức mình để tận hưởng những thành quả ngọt ngào nhất.

 Ai sinh ra cũng mong muốn cuộc sống của mình nhàn hạ và thảnh thơi. Chẳng ai muốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ cả. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền ỉ lại vào người khác, dồn đẩy những điều khó khăn để người khác gánh. Ai cũng có một tuổi trẻ để cống hiến để làm những điều lớn lao vậy thì hà cớ làm sao chúng ta lại phải đùn đẩy trách nhiệm cho người khác?

 Để chạm tay vào được chiến thắng chẳng dễ dàng gì nó đòi hỏi con người phải trải qua rất nhiều những gian nan thử thách những vất vả, khó khăn. Và nếu như không vượt qua được thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết cảm nhận dư vị của chiến thắng cả. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì ai sẽ là người làm những việc khó khăn? Tuổi trẻ của chúng ta có để làm gì? Há chẳng phải nó qua đi một cách vô nghĩa hay sao?

 Con người phải chấp nhận thất bại nhưng không bao giờ được hài lòng với nó. Chấp nhận để chúng ta có thời gian nhìn lại tất cả, để biết mình sai ở đâu và sẽ đứng lên từ đó chứ không phải là chấp nhận rồi mãn nguyện với nó. Đừng bao giờ nói rằng cuộc đời mình là do may rủi bởi chúng ta có quyền thay đổi số phận chứ không phải số phận thay đổi ta. Sướng hay khổ là ở do mình. Cũng giống như Phật dạy “Sướng khổ là do ta”, nếu bạn biết chấp nhận thử thách khó khăn và sẵn sàng vượt qua nó thì sớm muộn thành công cũng đến với bạn. Còn nếu bạn không đủ can đảm vượt qua nó thì bạn mãi mãi là kẻ thất bại và chịu sự sắp đặt của số phận.

  Nhạc sĩ Trần Long Ẩn chọn một cách nhắc nhở vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Chúng ta ai cũng có một thời tuổi trẻ, có một thời nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết. Và nếu như chúng ta không biết tranh thủ để làm những điều mình muốn, những điều có ích cho cuộc đời thì sẽ đến một ngày chúng ta nhìn lại và hối hận vì nó. Không có một ai có thể đoạt quyền tạo hóa cũng chẳng có ai có thể kéo dài tuổi trẻ cả. Nó đến rồi đi theo một định lí vô cùng hiển nhiên và nếu con người không biết tận dụng để làm điều mình muốn thì quả thực sẽ là một nỗi tiếc nuối cả đời.

  Có lẽ trong chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, nhưng tuổi trẻ thì ai cũng giống ai. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm những điều mình muốn và thực hiện nó một cách vẹn toàn. Dù có thất bại hay thành công thì bạn cũng sẽ không bao giờ thấy hối tiếc.

 Lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn vẫn còn văng vẳng đâu đây. Nó như một lời nhắc nhở chúng ta hãy đứng dậy chấp nhận thử thách để vươn lên thành những người có ích cho xã hội cho đất nước. Bởi tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ thắm lại lần hai.

Bài văn số 3

Lời nhắn nhủ tha thiết về một quan niệm sống tích cực: sống vì mọi người, sống có trách nhiệm, không lẩn tránh, biết gánh vác, không buông trôi, phó mặc số phận, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử thách, không cam chịu, an phận thủ thường…

Phải biết sống vì mọi ngườiTrong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ, biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm…

Đó là những con người có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng.

Hồ Chí Minh cả đời đấu tranh cho dân tộc… Louis Pasteur vì sự sống con người, sẵn sàng thí nghiệm vắc xin chống dại ngay trên cơ thể chính mình…

anh Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích cách mạng tham gia trận đánh quan trọng đặt mìn cầu Công Lý giết tên Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Mắc- na – ma – ra bởi anh cho rằng: “ Còn thằng Mĩ không ai hạnh phúc nổi cả…”          

Đặng Thùy Trâm từ giã Hà Nội  vào nơi ác liệt của chiến trường…;

Thời bình những chiến sĩ Trường Sa, nhân vật anh thanh niên tình nguyện trong các chiến dịch “Mùa hè xanh”…

 Đừng sống như những kẻ sống ích kỉ, vụ lợi, cơ hội

 Bên cạnh đó cũng có những con người luôn sống vị kỉ, cá nhân, nhỏ nhen, luôn tránh né, đùn đẩy khó khăn cho người khác, sống vụ lợi, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để thu vén cho bản thân…

Lối sống đó rồi sẽ bị xã hội đào thải.

loại người Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau… những kẻ cơ hội, đục nước béo cò; đó là một số thanh niên chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, thõa mãn những thú vui tầm thường trụy lạc như đua xe bất chấp gieo tai họa cho người khác, đốt thời gian, sức khỏe, tiền bạc nơi vũ trường, , luôn đòi hỏi ở người khác vì mình, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội và cả với bản thân…

Cũng không nên sống mờ nhạt, yếu đuối, cam chịu

Và cũng có những con người sống yếu đuối, thụ động, cam chịu, luôn đổ lỗi cho số phận, đầu hàng những thử thách khó khăn, không đủ ý chí và nghị lực, chỉ biết bi lụy, cúi đầu trước nghịch cảnh…

những kẻ sa ngã, trượt dài trong tha hóa và phạm tội lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, số phận…

Từ quan niệm sống đẹp đó phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô trách nhiệm, vụ lợi, sống an phận, thụ động, yếu hèn.

Bài văn số 4

Lời câu hát này, nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã viết thật tuyệt, vừa như một câu hỏi, vừa như một khẳng định. Mỗi khi lắng nghe hoặc tự hát, ta như đang đối diện với chính mình, như muốn nhìn sâu vào lòng ta chút nữa với vô vàn câu hỏi về cuộc sống, đời người.

Và bài hát ấy “Một đời người một rừng cây” là được viết dành cho một CON NGƯỜI viết hoa: Võ Văn Kiệt. Một nhà cách mạng mà cả cuộc đời luôn xông pha, không ngại gian khó, không sợ trách nhiệm, không “chọn việc nhẹ nhàng” để vì dân, vì nước.

Năm nay dịp lễ Nam Kỳ khởi nghĩa trùng ngay vào sinh nhật 90 năm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Những ngày lễ rồi cũng qua mau. Còn điều gì sẽ ở lại?

Bằng cái nhìn “lùi lại một chút” để “ngắm toàn cảnh”, chúng tôi thật sự đã nhận ra niềm háo hức, hân hoan tỏa lan trên gương mặt mỗi người. Người viết bài cố viết hay thêm chút nữa, người chụp ảnh gắng cho tấm ảnh đẹp hơn, người cất tiếng ca ráng ca sao cho mùi, cho ngọt…

Chợt nhận ra rằng, bác Sáu của lòng dân khi ra đi không chỉ để lại những công trình, những con đường, những dòng kinh đầy “dấu ấn”, mà đã để lại nhiều hơn thế nữa- đó là chữ Tâm, chữ Tình trong cả cuộc đời cách mạng. Bởi không có đủ Tâm, đủ Tầm và đủ Tình, thì không thể đủ sức “chọn việc nặng nề” trong suốt quãng đường chông gai, gian khó.

Có người được sống và làm việc bên cố Thủ tướng nhiều năm, có người chỉ một lần gặp gỡ và rất, rất nhiều người chỉ từng được thấy bác Sáu trên truyền hình, trong trang báo, qua những câu chuyện truyền miệng… vậy mà nói tới bác Sáu Dân lòng ai cũng rộn ràng với nụ cười hào sảng, với những quyết định “xé rào” cứu đói cho dân; để rồi thấy mình phải lắng nghe nhiều hơn nữa, đi nhiều hơn nữa, học nhiều hơn nữa và làm nhiều hơn nữa.

Bác Sáu Dân đã để lại một tình yêu luôn thân thương, quý trọng đối với mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi thành phần vì “không ai chọn cửa để sinh ra”- câu nói giúp bao người vững niềm tin vào tương lai đất nước, đem sức mình cống hiến cho quê hương.

Cố Thủ tướng đã để lại một hình ảnh nhà lãnh đạo luôn đổi mới, để lại một nguồn động viên, một niềm khích lệ, và nghĩ suy về nhân cách sống “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai…”

Bài văn số 5

Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua những cay đắng ngọt bùi, những gian khổ vất vả. Nhưng chính những điều tưởng như vô cùng gian khó đó chính là bước đệm để cho chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nên hãy mỉm cười mà đón nhận nó bằng một tư thế hiên ngang và dũng cảm nhất. Như trong lời bài hát một đời người một rừng cây nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã từng viết:

“ Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.

Phải không em?… Phải không em?

Chắc hẳn trong số chúng ta dù là lớn bé hay già trẻ ai cũng từng một lần nghe đến những lời ca đó. Nó không chỉ mang đến một giai điệu mượt mà mà còn ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn muốn nhắn nhủ đến tất cả chúng ta hãy sống lao động hết sức mình để tận hưởng những thành quả ngọt ngào nhất.

Ai sinh ra cũng mong muốn cuộc sống của mình nhàn hạ và thảnh thơi. Chẳng ai muốn mình phải vất vả để làm những điều gian khổ cả. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền ỉ lại vào người khác, dồn đẩy những điều khó khăn để người khác gánh. Ai cũng có một tuổi trẻ để cống hiến để làm những điều lớn lao vậy thì hà cớ làm sao chúng ta lại phải đùn đẩy trách nhiệm cho người khác?

Để chạm tay vào được chiến thắng chẳng dễ dàng gì nó đòi hỏi con người phải trải qua rất nhiều những gian nan thử thách những vất vả, khó khăn. Và nếu như không vượt qua được thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết cảm nhận dư vị của chiến thắng cả. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì ai sẽ là người làm những việc khó khăn? Tuổi trẻ của chúng ta có để làm gì? Há chẳng phải nó qua đi một cách vô nghĩa hay sao?

Con người phải chấp nhận thất bại nhưng không bao giờ được hài lòng với nó. Chấp nhận để chúng ta có thời gian nhìn lại tất cả, để biết mình sai ở đâu và sẽ đứng lên từ đó chứ không phải là chấp nhận rồi mãn nguyện với nó. Đừng bao giờ nói rằng cuộc đời mình là do may rủi bởi chúng ta có quyền thay đổi số phận chứ không phải số phận thay đổi ta. Sướng hay khổ là ở do mình. Cũng giống như Phật dạy “Sướng khổ là do ta”, nếu bạn biết chấp nhận thử thách khó khăn và sẵn sàng vượt qua nó thì sớm muộn thành công cũng đến với bạn. Còn nếu bạn không đủ can đảm vượt qua nó thì bạn mãi mãi là kẻ thất bại và chịu sự sắp đặt của số phận.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn chọn một cách nhắc nhở vô cùng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Chúng ta ai cũng có một thời tuổi trẻ, có một thời nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết. Và nếu như chúng ta không biết tranh thủ để làm những điều mình muốn, những điều có ích cho cuộc đời thì sẽ đến một ngày chúng ta nhìn lại và hối hận vì nó. Không có một ai có thể đoạt quyền tạo hóa cũng chẳng có ai có thể kéo dài tuổi trẻ cả. Nó đến rồi đi theo một định lí vô cùng hiển nhiên và nếu con người không biết tận dụng để làm điều mình muốn thì quả thực sẽ là một nỗi tiếc nuối cả đời.

Có lẽ trong chúng ta ai cũng có cho mình một ước mơ riêng, nhưng tuổi trẻ thì ai cũng giống ai. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng làm những điều mình muốn và thực hiện nó một cách vẹn toàn. Dù có thất bại hay thành công thì bạn cũng sẽ không bao giờ thấy hối tiếc.

Lời bài hát của nhạc sĩ Trần Long Ẩn vẫn còn văng vẳng đâu đây. Nó như một lời nhắc nhở chúng ta hãy đứng dậy chấp nhận thử thách để vươn lên thành những người có ích cho xã hội cho đất nước. Bởi tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ thắm lại lần hai.

Video liên quan

Chủ Đề