Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là gì

Vào ngày cuối cùng trong năm, chúng ta thường thức để đón giao thừa, đón khoảnh khắc thiêng liêng của giây phút đất trời giao hoà.

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hoá nhiều dân tộc.

Về nguồn gốc của từ "giao thừa" có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Lúc năm cũ qua, năm mới đến". Đó là tình cảm ấm áp của Tết sum vầy bên gia đình, là niềm hy vọng cho một năm mới với nhiều điều mới. Với người Việt Nam, giao thừa là giây phút thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm TRỪ TỊCH, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ. Đêm Giao thừa đến mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ, mọi điều xấu xa trong năm cũ đi và đón nhiều may mắn thành công đến cho năm mới. Đây được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Giao thừa chúng ta làm gì?

Đêm giao thừa, ai cũng tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành, họ thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu, xui xẻo, cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới.

Xưa kia người ta cúng Giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cũng Giao thừa ở thôn xóm nữa. Ngày nay, các gia đình thuờg cúng lễ Giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn với chiếc bàn nhỏ và mâm lễ vật, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào khe nải chuối dùng làm đồ lễ.

Người thì nô nức xem pháo hoa, ra đường hái một hành lộc non đem may mắn tài lộc về cho năm mới với quan niệm chính là xuất hành đi lễ chùa để cầu phúc, cầu may, cầu an,... Đó là những cành lộc rất nhỏ trên những thân cây có sức sống mạnh mẽ như si, sung, đa,... Họ mang về, treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo ở gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ Hái lộc Xuân là nét văn hoá đẹp của người Việt Nam, trong thời khắc giao hoà giữa đất trời thì việc hái lộc về nhà là điều mà nhiều người rất thích, đó là quan niệm mong muốn mang về những điều tốt đẹp với ý nghĩa "Tống cố, nghinh tân", xua đi những điều không may mắn trong năm cũ, mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới,...

Cũng có người thì thích đón giao thừa ở nhà, cùng người thân ngồi chờ nồi bánh chưng,ngồi bên nhau quanh bếp lửa hồng chờ bánh chưng chín thơm hương nếp với tiếng nói cười hân hoan. Ai cũng biết chiếc bánh chưng là biểu tượng cho sự sum họp, đoàn tụ của gia đình. Dù ai đi ngược về xuôi, có lẽ vẫn không thể quên được cảm giác ngồi trông nồi bánh chưng đến sáng, cảm giác được hít hà mùi khói, mùi của lá chuối, của gạo nếp và cả mùi của quê hương. Hương bánh chưng hòa quyện cùng hương cốm làm ngạt ngào căn bếp nhỏ vốn đang ấm áp, một không khí rất riêng của ngày Tết. Khoảnh khắc đó thật tuyệt vời!

Cho đến nay chiếc bánh chưng vẫn nguyên giá trị, nằm ở vị trị trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.

Giao thừa, tất cả vạn vật như mang trong mình sự biến đổi, mang một sức sống mới để chuẩn bị bung nở những mầm non khoẻ khoắn, hừng hực khí thế, tràn đầy hi vọng. Dù là xưa hay hiện đại, thì đêm giao thừa ngày Tết vẫn luôn mang không khí trang trọng, đánh dấu thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới; chưa bao giờ ngừng làm ta xao xuyến, rung động.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràn đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Sưu tầm.

Giao thừa có lẽ là từ rất gì là quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên có thể một số bạn vẫn chưa hiểu rõ về ” giao thừa ”. Vậy giao thừa là gì? ý nghĩa của dêm giao thừa? giao thừa 2021 sẽ diễn ra vào ngày nào? Cùng Swift247 tìm hiểu thêm nhé.

1. Giao thừa là gì?

Giao thừa là một từ chỉ ngày cuối cùng của năm cũ. Đây là ngày liền kề giữa năm cũ và năm mới, được xem như là một ngày lễ quan trọng nhất, đánh dấu một năm cũ sắp kết thúc.

Giao thừa là thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật đâm chồi nảy lộc, sức sống lan tỏa.

Vào đêm Giao thừa thì nhiều quốc gia cả phương Tây lẫn phương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa tập trung quy mô lớn hoặc các lễ hội khác. Thời khắc đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1 và sau đó sẽ là thời gian của ngày mùng 1 Tết.

2. Giao thừa trong tiếng Anh và trong Hán ngữ

Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội, thì nhiều bạn sẽ muốn post những thứ gì đó chúc mừng thời khắc giao thừa đặc biệt này. Nếu muốn sử dụng tiếng Anh cho ngầu thì sẽ dịch như nào:

Giao thừa ở trong Tiếng Anh sẽ là: ” Eve ”

Vậy thì khoảnh khắc giao thừa sẽ là : ” New year’s eve ”

Theo từ điển Hán Việt giản yếu thì “giao thừa” [chữ Hán: 交承] có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”.

3. Giao thừa năm 2021 sẽ vào ngày nào

Năm 2021 là năm Tân Sửu-năm con trâu và giao thừa sẽ diễn ra vào ngày đêm ngày 11/02/2021 [dương lịch].

Âm lịch: Ngày 30/12/2020 – Ngày Canh dần tháng Kỷ sửu năm Canh tý

Giờ hoàng đạo : Tí [23:00-0:59] ; Sửu [1:00-2:59] ; Thìn [7:00-8:59] ; Tỵ [9:00-10:59] ; Mùi [13:00-14:59] ; Tuất [19:00-20:59]

4. Giao thừa dương lịch

Giao thừa Dương lịch là một từ chỉ ngày 31 tháng 12 của tất cả các năm, ngày cuối cùng của năm cũ.

Theo lịch Công giáo Rôma thì ngày 31 tháng 12 là ngày lễ kính Giáo hoàng Sylvester mất đúng ngày này vào năm 335, nên tại nhiều quốc gia phương Tây, ngày 31 tháng 12 cuối năm hay giao thừa còn được gọi là ngày Thánh Sylvester hay Silvester.

Bài hát “Auld Lang Syne” theo truyền thống tại Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các quốc gia nói tiếng Anh thì bài hát này sẽ được xướng lên vào đêm giao thừa.

5. Giao thừa Âm lịch

Theo truyền thống, Giao thừa âm lịch được cho là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới được tính theo quy chuẩn của lịch âm.

Đêm ba mươi hay còn gọi là đêm trừ tịch, là khoảng thời gian trước thời khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới. Đêm trừ tịch được xem là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của mỗi năm. Hầu như tất cả các gia đình sẽ xum họp bên nhau, cùng đón chào năm mới, tiễn trừ năm cũ và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

6. Ý nghĩa của đêm Giao thừa

Lễ giao thừa hay lễ trừ tịch sẽ bắt đầu vào lúc chuyển tiếp giữa hai năm cũ mới. Lễ thường được thực hiện vào đúng giờ Chính Tý, tức 12h đêm 30 tháng chạp. Có thể thực thiện ở trong nhà và ở ngoài trời.

Ý nghĩa của lễ này là xua đuổi hết đi những điều xui xẻo của năm cũ sắp qua để đón chờ những điều tốt đẹp nhất của năm mới sắp đến. Ngoài ra, lễ trừ tịch còn là lễ “khu trừ ma quỷ”, chính vì thế nên mới có tên gọi là “trừ tịch”.

Đêm giao thừa là đêm cuối năm và thường trời rất tối, cho nên dân gian thường có câu câu “tối trời như đêm ba mươi”, nhưng sau đó đến sáng thì sẽ sáng hơn bình thường. Bởi vậy,đây được coi là khoảng thời gian cho sự yên nghỉ, giũ bỏ những phiền muộn và là đêm của sự tĩnh lặng và thiêng liêng.

7. Phong tục truyền thống đêm Giao thừa của gia đình Việt

* Cúng giao thừa

Theo phong tục từ xưa của dân tộc Việt Nam ta thì bàn cúng được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên ở bàn thờ trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở sân trước nhà.

Thường thì gia chủ sẽ làm lễ cúng bái bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà điều này mang may mắn và những điều tốt lành vào nhà. Trong lễ này người ta sẽ nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cha mẹ, giải bỏ khúc mắc, xua đuổi điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ cố gắng hoàn thành trong năm mới.

* Đi lễ

Có nhiều gia đình sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, sẽ kéo nhau đi lễ các chùa, miếu để cầu phúc, cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ cho bản thân và gia đình sức khỏe, tiền tài trong năm mới. Nhân dịp này người ta sẽ thường ghé xin quẻ bói đầu năm.

* Hái lộc

Khi đi lễ xong người ta có tục hái trước cửa đình hoặc cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang ngụ ý “lấy lộc” của Trời đất, Thần Phật ban đưa về nhà mình. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ của nhà mình cho đến khi khô héo.

* Xông nhà

Xông nhà hay xông đất, đa số người ta sẽ nhờ một người thân, họ hàng, bạn bè tốt vía, hợp tuổi hợp mệnh để sớm ngày mùng 1 Tết đến xông nhà đầu tiên trước khi có khách tới thăm chúc Tết, để người này đem đến sự may mắn cho gia đình gia chủ.

* Đây chỉ là một vài chia sẽ của Swift247 để góp phần giúp các bạn hiểu hơn về khoảnh khắc trọng đại mỗi năm nhé!

Với dịch vụ vận chuyển siêu hỏa tốc bằng đường hàng không chỉ từ 5 tiếng cùng Vietjet Air, Swift247 cam kết vận chuyển và trao tay tất cả các loại hàng mà bạn yêu thích trong thời gian ngắn nhất dù bạn ở bất cứ đâu.

Đặt hàng ngay trên website hoặc ứng dụng để tận hưởng siêu tiện ích và hệ thống tracking, SMS 24/7 và tính năng chọn thời gian nhận hàng.

SWIFT247 – SHIP NƯỚC RÚT – KỊP TỪNG PHÚT

Hotline: 1900 27 27 47

🌐Website: //swift247.vn/

Trụ sở chính: Tầng 6 Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

💞Tải app ngay hôm nay trải nghiệm ngay dịch vụ tận hưởng siêu tiện ích vận chuyển 4.0:

Android: //bit.ly/2kkZK2O

IOS: //apple.co/2kDLIK0

Website: //app.swift247.vn/authorize

📌Địa chỉ bưu cục SWIFT247:

  • Đà Nẵng: 157-159 Hàm Nghi, quận Thanh Khê.
  • Hà Nội: 69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.
  • Hồ Chí Minh:
    • 60A Trường Sơn, quận Tân Bình.
    • 8bis Công Trường Quốc Tế [đối diện Hồ Con Rùa], quận 3.

Video liên quan

Chủ Đề