Anh/chị có cho rằng suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc không vì sao

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 14 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được. Có thể xem như đó là trò đánh bóng bàn về lời nói và cảm xúc. Có khi, lời qua tiếng lại trở nên dữ dội như một trận đấu võ đài chứ không còn đơn giản, nhẹ nhàng như một trận bóng bàn nữa.

    Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy, chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.

[Tư duy tích cực, Frederic Labarthe]

Câu 1: Nêu những phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.

Câu 3: Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu: “Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.”

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở

[Sóng – Xuân Quỳnh]

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

­Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

- Theo tác giả, chúng ta “hãy gieo những suy nghĩ tích cực” vì:

+ Khi chúng ta tập trung suy nghĩ tích cực, thì suy nghĩ đó sẽ chuyển mình và bắt đầu lớn lên.

+ Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ cú pháp: Chêm xen

- Hiệu quả biểu đạt: Bổ sung thêm thông tin cho câu, làm rõ đặc điểm của đối tượng đứng trước. Cụ thể ở đây là trạng thái sẵn sàng thay đổi thức dậy, chuyển mình và trưởng thành của phẩm chất con người trước những lời nói và hành động tích cực.

Câu 4:

    Học sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

Gợi ý:

- Đồng ý. vì nhận thức sẽ định hướng lời nói, tư tưởng và hành động. Tư tưởng và hành động sẽ tạo nên cuộc sống, số phận của mỗi con người.

- Không đồng ý, vì có trường hợp, vì một lý do nào đó, nhận thức của con người không gắn liền với lời nói và hành động. Hoặc có những con người, cuộc đời của họ không diễn ra đúng như họ nhận thức.

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý vì trong cuộc sống, đa phần con người sẽ sống cuộc đời như mình nghĩ. Song cũng có khi, cuộc sống thực tại diễn ra không giống như nhận thức.

II. LÀM VĂN

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền [Thái Bình], là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

* Vị trí đoạn trích

* Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

  Dẫu xuôi về phương Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là "phương anh", vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có "phương anh" và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở

- Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có muôn vàn cách trở cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn, thử thách.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt

- Lời thơ vừa da diết ở chiều sâu cảm xúc vừa thấm đượm ý vị triết lý.

- Hình tượng “sóng” và “em”, phép điệp, nhân hóa, liệt kê, đối xứng,…

* Kết luận.

- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”, ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị,...

- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc dữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.

Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng;“hướng dẫn”cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta.

Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.

Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.        

[Frederic Labarthe, Anthony Strano -Tư duy tích cực,

NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2014, trang 20-21]

Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”. [0.5 điểm]

Câu 2. Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? [0.5 điểm]

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? [1.0 điểm]

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? [1.0 điểm]

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1.[2.0 điểm]

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Suy nghĩ tích cực.

Câu 2.[5.0 điểm]

Trong vai nhân vật An Dương Vương [truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy], anh/hị hãy kể lại đoạn truyện từ khi nhà vưa xây thành, chế nỏ đến khi cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết khác cho câu chuyện.

Lời giải chi tiết

PHẦN I:

Câu 1:

- Biện pháp tu từ so sánh [giống như], ẩn dụ [đơm hoa kết trái]

[Học sinh xác định được một trong hai phép tu từ nêu trên]

Câu 2:

Ý nghĩ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần của con người:

- Khi bình thường, mỗi người có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ trong ngày;

- Khi stress, mỗi người có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn ý nghĩ.

Câu 3:

Vì: Khi hiểu và kiểm soát những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động, cảm xúc; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.

Câu 4:

Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:

- Đồng ý. Vì, suy nghĩ của con người biểu hiện cụ thể qua lời nói, hành động và cảm xúc.

- Không đồng ý. Vì, trong đời sống con người, có lúc lời nói, việc làm, cảm xúc bề ngoài không giống với ý nghĩ bên trong.

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Thông thường, trong đời sống con người, nghĩ sao nói vậy, song cũng có nhiều lúc, không ít người, nghĩ một đằng làm một nẻo.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau đây:

+ Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

+ Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc.

+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan…

+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

Câu 2:

[ Đóng vai nhân vật An Dương Vương, An Dương Vương xưng hô là “ta”]

1. Mở bài:

* Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:

- An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê [Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

2. Thân bài:

* Diễn biến của chuyện:

-  An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.

-  Nhờ sứ Thanh Giang [Rùa Vàng] giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

-  Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

-  Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút về nước.

-  Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

-  Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy về phương Nam.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

-  Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu.

- Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề