Antipsychotic là gì thuốc

Thuốc chống loạn thần từ lâu được dùng ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, người mắc hội chứng rối loạn cực lượng, trầm cảm… Ở một số bệnh nhân bị trẩm cảm nặng, nó sẽ ngăn chặn được các triệu chứng trầm cảm có thể trở lại trong tương lai.

Ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực [bipolar], thuốc chống loạn thần sẽ cải thiện các dấu hiệu mất ngủ, kích động và lo âu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng cho đến khi tâm lý bạn trở về trạng thái ổn định nhất. Đôi khi nó còn được dùng trong việc điều trị các lâu dài cho bệnh nhân không dung nạp lithium và thuốc chống co giật.

Các loại thuốc loạn thần được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện tại thuốc chống loạn thần được chia làm 2 dạng là thuốc chống loạn thần điển hình và không điển hình. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng và công dụng nhất định trong chữa bệnh, cụ thể:

Thuốc chống loạn thần điển hình thế hệ thứ nhất

Chúng là loại thuốc đối kháng với thụ thể dopamine [DRA] bao gồm các loại như:

– Thuốc Phenothiazin như:

  • Trifluoperazine
  • Perphenazine
  • Prochlorperazine
  • Acetophenazine
  • Triflupromazine
  • Mesoridazine
  • Triflupromazine.
  • Mesoridazine.

– Thuốc Butyrophenononon.

Thuốc chống loạn thần không điển hình thế hệ thứ 2

Đây là những loại thuốc đối kháng với serotonin-dopamine được cơ Quan quản lý Thực phầm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 2016 bao gồm:

  • Risperidone.
  • Olanzapine.
  • Quetiapine.
  • Ziprasidone.
  • Aripiprazole.
  • Paliperidone.
  • Asenapine.
  • Luraidone.
  • Iloperid.

Công dụng của các loại thuốc chống loạn thần

Như đã nói các loại thuốc chống loạn thần được dùng cho rất nhiều bệnh lý khác nhau như:

Bệnh tâm thần phân liệt

Những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt thường được bác sĩ kê đơn thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất và thứ 2 [ngoại trừ clozapine].

Thường thuốc chống loạn thần thế hệ 1 sẽ khắc phục chứng ảo giác, ảo tưởng của người bệnh. Trong khi thuốc chống loạn thần thế hệ 2 sẽ dùng cho việc chữa tất cả các triệu chứng tích cực và tiêu cực của bệnh. Đồng thời, khả năng tái phát bệnh trở lại cũng khá thấp.

Acute Mania [hưng cảm cấp tính]

Ở những bệnh nhân bị hưng cảm cấp tính, bạn sẽ được kê đơn tất cả các loại thuốc chống loạn thần thế hệ hai [trừ clozapine]. Thuốc có tác dụng ổn định tâm trạng tương tự như lithium, axit valproic hoặc carbamazepine.

Rối loạn trầm cảm kèm đặc điểm tâm thần

Những bệnh nhân này cần điều trị bằng thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên và thứ 2 có tính chất ngăn ngừa triệu chứng của bệnh tâm thần. Hiện tại, thuốc Olanzapine và fluoxetine là loại thuốc được chỉ định chữa trầm cảm trong trường hợp này.

Chứng rối loạn ảo tưởng

Để chống lại ảo giác, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc trị rối loạn ảo giác và các triệu chứng liên quan đến rối loạn đa nhân cách ở người.

Chữa chứng kích thích nghiêm trọng

Người bệnh sẽ có biểu hiện dễ kích động, cáu kỉnh và cực kỳ hiếu động. Lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống trầm cảm thế hệ đầu tiên cho 1 thời gian dùng ngắn hạn.

Bên cạnh đó thuốc chống loạn thần thế hệ 2 cũng được dùng cho việc chữa kích động cấp tính. Đặc biệt nó dành cho trẻ mắc chứng tự kỷ, rối loạn hành vi. Trong trường hợp trẻ hay có dấu hiệu gây hấn, sẽ được dùng thuốc Risperidone và olanzapine để kiểm soát.

Rối loạn nhân cách ranh giới

Nó còn được gọi là chứng hoang tưởng và rối loạn tâm thần. Lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng cả thuốc chống loạn thần thế hệ 1 và 2.

Sa sút trí tuệ và mê sảng

Với chứng sa sút trí tuệ và mê sảng được bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên và thứ 2 bao gồm:

  • Haloperidol chữa chứng mê sảng và mất trí nhớ.
  • Thuốc Off-Label sử dụng cho chứng mất trí nhớ liên quan đến suy giảm miễn dịch.

Chứng rối loạn tâm thần do chất gây nghiện

Rối loạn tâm thần nặng thứ phát do chất gây nghiện được dùng cho các chứng kích động. Tuy nhiên cần thận trọng sử dụng khi cai rượu và bị nhiễm độc phencyclidine.

Bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em

Với bệnh này được chỉ định dùng clozapine để sớm khắc phục triệu chứng và ngăn chặn nó có thể tái phát trở lại.

Cơ chế hoạt động của thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất hoạt động dựa trên cơ chế ức chế dẫn truyền thần kinh dopaminergic. Nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn chặn đến 72% thụ thể dopamine D2 bên trong não. Đồng thời, nó cũng có hành động ngăn chặn noradrenergic, cholinergic và histaminergic.

Thuốc chống loạn thần thế hệ 2 cũng có tác dụng tương tự là ngăn chặn thụ thể dopamine D2. Bên cạnh đó nó có thêm tác dụng đối kháng thụ thể serotonin.

Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần có khả năng gây ra rất nhiều tác dụng phụ khó chịu, nhất là khi dùng thuốc với liều cao, cụ thể:

– Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc sẽ biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với vấn đề không thể cử động hoặc rối loạn vận động muộn.

– Xuất hiện hiệu ứng run rẩy, cứng cơ nghiêm trọng. Nhất là khi sử dụng các loại thuốc thế hệ cũ.

– Thường xuyên chóng mặt mỗi khi đứng dậy hoặc ở tư thế ngồi và nằm.

– Tăng cân nhanh chóng với thế hệ thuốc thứ 2, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

– Ở một số bệnh nhân bạn không thể ngừng di chuyển khi dùng thuốc chống loạn thần. Đôi khi nó có thể nhầm lẫn với tình trạng bệnh trở nên nặng hơn là do tác dụng phụ của thuốc. Cũng chính vì thế, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.

– Rối loạn vận động muộn là tình trạng bệnh nhân có những cử động lặp đi, lặp lại và nó thường diễn ra ở nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên.

Hi vọng, với những thông tin về thuốc chống loạn thần trên đây, sẽ giúp bạn hiểu được công dụng và có cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo:

Antipsychotic Medication for Bipolar Disorder: //www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/antipsychotic-medication Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Antipsychotic Medications: //www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK519503/ Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Antipsychotic Medications: //www.camh.ca/en/health-info/mental-illness-and-addiction-index/antipsychotic-medication Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Antipsychotics: //www.rcpsych.ac.uk/mental-health/treatments-and-wellbeing/antipsychotics Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Video liên quan

Chủ Đề