Bài 2 luyện tập ngữ văn 7 sgk trang 9 năm 2024

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 9, thuộc sách Cánh diều, tập 2.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt [trang 9]

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt [trang 9]

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a.

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

[Tục ngữ]

  1. Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

[Tục ngữ]

c.

Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

[Ca dao]

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối
  • Biểu thị: Mùa hè ngày dài đêm ngắn, mùa đông ngày ngắn đêm dài
  • Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh cho người đọc về thời gian.

b.

  • Biện pháp nói quá: tát biển Đông cũng cạn.
  • Biểu thị: Những việc to lớn, phi thường
  • Tác dụng: Đề cao sự hòa thuận của vợ chồng trong cuộc sống.

c.

  • Biện pháp nói quá: Mồ hôi thánh thót như mưa
  • Biểu thị: Sự vất vả trong công việc lao động, sản xuất.
  • Tác dụng: Khẳng định sự vất vả trong lao động, sản xuất.

Câu 2. Tìm cách nói quá tương với cách nói thông thường:

Cách nói quá

Cách nói thông thường

1. nghìn cân treo sợi tóc

  1. rất hiền lành

2. trăm công nghìn việc

  1. quá yếu, không quen lao động chân tay

3. hiền như đất

  1. rất bận

4. trói gà không chặt

  1. ở tình thế vô cùng nguy hiểm

Gợi ý:

1 - d

2 - c

3 - a

d - b

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a.

Có người thợ dựng thành đồng Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

[Thu Bồn]

b.

Ông mất năm nao, ngày độc lập Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao Bà “về” năm đói, làng treo lưới Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

[Tố Hữu]

  1. Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi.

[Tô Hoài]

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: đã yên nghỉ
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Giảm đi sự mất mát, đau thương

b.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: về
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Tránh cảm giác nặng nề, đau buồn

c.

  • Biện pháp nói giảm, nói tránh: khuất núi
  • Biểu thị: Cái chết
  • Tác dụng: Cách diễn đạt tế nhị hơn.

Câu 4. Viết một đoạn văn [khoảng 5 - 7 dòng] về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Gợi ý:

- Mẫu 1:

Mỗi người được sinh ra trong cuộc đời này đã là một điều vô cùng may mắn. Chúng ta chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Còn thời gian lại giống như một mũi tên, đã phóng đi thì không thể quay trở lại. Trong suốt khoảng thời gian được sống, con người phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại đó chính là đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Có lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều người mới bắt đầu cảm thấy cuộc sống này thật đáng trân trọng. Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Nó cũng làm cho nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới phải điêu đứng. Nhiều đứa trẻ không được đến trường học tập nhiều tháng. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí phải dừng lại. Con người luôn sống trong cảm giác sợ hãi rằng một ngày kia tính mạng của bản thân và gia đình sẽ bị đe dọa. Ngày hôm nay, khi bạn vẫn còn được sống và sống trong sự yên bình và hạnh phúc. Bạn cần phải biết ơn và trân trọng cuộc sống mà mình đang có được. Vì chẳng biết đến một lúc nào đó, một điều gì đó sẽ xảy ra. Chính vì vậy trân trọng cuộc sống để sống hết mình và sống thật có ý nghĩa ở hiện tại.

Nói giảm, nói tránh: Căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người.

- Mẫu 2:

Đối với em, mùa hè thật tuyệt vời khi có những cơn mưa. Sau cái nắng đổ lửa, chiều về, thời tiết dịu hẳn. Bỗng từ đâu, từng đám mây đen kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả. Một lúc sau, mưa kéo đến. Những hạt mưa rơi xuống khắp các mái nhà, vườn cây, con đường... Tiếng mưa rơi kêu rào rào nghe thật vui tai. Mưa càng lúc càng nặng hạt, những hạt nước mưa trong veo rơi xuống như trút nước. Những hạt nước ấy đang đem nguồn sống tươi mát cho vạn vật. Chẳng bao lâu sau, cơn mưa đã ngớt dần rồi tạnh hẳn. Sau cơn mưa, mọi vật trở nên sáng bừng sức sống.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 9 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận chi tiết nhất.

Đề bài: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng xách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.

Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.

Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

[Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường]

Câu hỏi:

  1. Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
  1. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
  1. Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?

Trả lời bài 1 trang 9 SGK văn 7 tập 2

  1. Đây là một văn bản nghị luận vì bài nêu lên một ý kiến, luận điểm về vấn đề thói quen tốt và thói quen xấu trong đời sống xã hội của chúng ta hiện nay.

- Mở bài: Nêu ra vấn đề có thói quen tốt và thói quen xấu.

- Thân bài: Nêu lên các biểu hiện của thói quen tốt và thói quen xấu, đồng thời bàn luận về thói quen xấu cần loại bỏ.

- Kết bài: Gửi lời nhắn nhủ với mọi người.

  1. Với bài văn nghị luận như trên, tác giả đã đề xuất các ý kiến:

- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội để cuộc sống văn minh, tươi đẹp hơn

- Những dòng văn thể hiện ý kiến trên:

+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

+ “Tạo được thói quen tốt rất khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

- Tác giả nêu ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc:

+ Lí lẽ:

  • Trong cuộc sống có thói quen tốt và thói quen xấu
  • Có người biết phân biệt được tốt, xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ.
  • Tạo thói quen tốt thì khó nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.
  • Vậy mỗi người hãy luôn có ý thức để tạo ra thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu.

+ Dẫn chứng:

  • Hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối, vỏ cốc và chai vỡ... là những thói quen xấu cần loại bỏ.
  • Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa... là những thói quen tốt cần phát huy.
  1. Bài văn nghị luận này hướng tới giải quyết một vấn đề có thực trong đời sống xã hội. Đó là hạn chế các thói quen xấu và phát huy các thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày.

Để thuyết phục người nghe, tác giả đã nêu đúng thói quen xấu của con người [vứt rác bừa bãi] và khơi dậy trong mỗi người ý thức bảo vệ môi trường để tạo ra nếp sống đẹp, thói quen tốt. Với những ý kiến đúng đắn đó, bài viết đã có sức thuyết phục sâu sắc tới người đọc, người nghe.

Tham khảo thêm: Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 9 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chủ Đề