Bài học đi thực tế chuyên môn toán năm 2024

On April 26th and 28th, 2021, Professional Operations Faculty held 04 dialogues on “Findings from Field Trips of Lecturers”. This offered an opportunity for teachers to discuss emerging issues, enhance the quality of teaching and research, and deliver practical experience to students through examples from the firms. Nhằm nâng cao hàm lượng kiến thức thực tiễn trong nội dung bài giảng và nghiên cứu, đồng thời tăng cường kết nối với các Doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà trường, Bộ môn Nghiệp vụ đã tổ chức 04 buổi tọa đàm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế giữa các giảng viên sau khi các thầy cô kết thúc thời gian đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp với những chủ đề khác nhau, phù hợp với chuyên môn giảng dạy. Trong suốt 04 buổi tọa đàm diễn ra trong ngày 26/04/2021 và ngày 28/04/2021, các giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ đã thực hiện báo cáo và thảo luận sôi nổi về các chủ đề và nội dung đi thực tế năm học 2020 – 2021. Các buổi tọa đàm có sự tham dự của PGS. TS Trần Quốc Trung – Phó Giám đốc Cơ sở II, Ban Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ban Chủ nhiệm Bộ môn cùng các giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ. Trong mỗi buổi tọa đàm, giảng viên các tổ lần lượt trình bày những vấn đề cốt yếu đã đúc kết được trong quá trình tìm hiểu thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, cũng như mối liên hệ giữa kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đã thu được với các môn học mà mình đang phụ trách. Nhiều giảng viên đã đề cập đến những xu hướng và vấn đề nổi bật xoay quanh các môn học, như bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, chiến lược truyền thông – quảng cáo, quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông mạng xã hội, phân tích doanh nghiệp niêm yết, kỹ thuật trong kinh doanh ngoại hối, các giao dịch về quyền chọn/giao sau trên thị trường chứng khoán TP. HCM … trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, một số giảng viên giới thiệu cách thức các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động khác nhau như các quy trình kế toán, quy trình tuyển dụng nhân sự, hoạt động thanh toán quốc tế, marketing B2B và nghiệp vụ tổ chức xuất nhập khẩu… Trong mỗi phần báo cáo, các giảng viên không chỉ khái quát lý thuyết về vấn đề tìm hiểu mà còn trình bày rất chi tiết và sinh động các ứng dụng của các doanh nghiệp trong thực tiễn. Các buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí khoa học, nghiêm túc, cởi mở và các thầy cô đều sẵn sàng chia sẻ, tiếp nhận và trao đổi nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Kết thúc chuỗi tọa đàm, PGS.TS Trần Quốc Trung – Phó Giám đốc Cơ sở II đã lần nữa nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của công tác đi thực tế, đồng thời ghi nhận những nỗ lực trong việc thu thập, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của các giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ. Ngoài ra, PGS.TS Trần Quốc Trung đưa ra một số góp ý như trình bày báo cáo theo các tình huống cụ thể [case study], tăng cường trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô hơn nữa … để nâng cao chất lượng của buổi tọa đàm, để quá trình đi thực tế tại các doanh nghiệp và đơn vị chính là nguồn tư liệu thực tiễn và là giá trị tăng thêm mà các giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy cũng như liên hệ thực tế trong hoạt động nghiên cứu tại Cơ sở II. Dưới đây là một số hình ảnh của các buổi tọa đàm:

Trường Trung học cơ sở Đằng Hải [quận Hải An, Hải Phòng] đã tổ chức thành công chuyên đề cấp thành phố môn Toán lớp 7, theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với chủ đề: “Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh”.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng tặng hoa chúc mừng tổ chuyên đề và giáo viên thực hiện tiết dạy minh hoạ [Ảnh: ĐT]

Tham dự và chỉ đạo chuyên đề có ông Đỗ Văn Lợi - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; cùng dự có bà Trần Thị Kim Oanh - Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Hải An; đại diện phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục các quận, huyện; Ban Giám hiệu, Tổ Khoa học tự nhiên, giáo viên giảng dạy môn Toán các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.

Phát biểu đề dẫn chuyên đề, cô giáo Bùi Thị Mười - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 các thầy cô giáo trong nhà trường nói chung và các thầy cô đang giảng dạy bộ môn Toán nói riêng đã và đang nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

Một số tiết mục văn nghệ tại chuyên đề [Ảnh: ĐT]

Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Toán ở trường phổ thông không chỉ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mà còn góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn và biết cách tích hợp, vận dụng kiến thức Toán học để học tập hiệu quả với các môn học.

Môn Toán còn giúp các em học sinh biết cách ứng dụng vào thực tiễn, tạo tiền đề để định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời.

Tiết dạy minh họa Chuyên đề với Chủ đề “Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh” theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – môn Toán lớp 7 [Ảnh: ĐT]

Để đạt được mục tiêu của chương trình mới đòi hỏi mỗi nhà trường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng khi giảng dạy môn Toán cần phải đổi mới về phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy - học.

Tiết dạy minh họa do cô giáo Nguyễn Lê Minh thực hiện sẽ giúp thầy cô giáo dạy môn Toán của các nhà trường hiểu sâu sắc, có cái nhìn đa chiều và sáng tạo nhiều hơn trong thực hiện nhiệm vụ để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Các em học sinh hào hứng tham gia tiết dạy minh hoạ [Ảnh: ĐT]

Trong tiết dạy, cô Nguyễn Lê Minh giúp học trò nhận biết được mục đích, hình thức khuyến mãi trong kinh doanh; một số hình thức giảm giá phổ biến; tính doanh thu, lãi sau khi giảm giá; thực hành lập được kế hoạch kinh doanh 1 số sản phẩm.

Với chủ đề “Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh” cô giáo Nguyễn Lê Minh đã khơi dậy niềm say mê, hứng thú với môn học trong các em học sinh, tạo cơ hội cho các em học sinh được củng cố, tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.

Các em học sinh chia sẻ những trải nghiệm về quá trình thực hiện tiết dạy [Ảnh: ĐT]

Học sinh được hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực lập kế hoạch kinh doanh; năng lực tính toán. Phương pháp dạy học dự án mang lại những trải nghiệm tích cực, thú vị cho học sinh.

Để thực hiện nhiệm vụ cô giao, các em phân công việc theo nhóm, cùng nhau đi thực tế phỏng vấn nhân vật về các hình thức kinh doanh.

Qua các hoạt động thực tế, báo cáo đề tài giúp học trò có thêm kiến thức đời sống, hình thành những kĩ năng cần thiết để áp dụng tính toán doanh thu, tiền lãi và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm [Ảnh: ĐT]

Giờ lên lớp của cô giáo Nguyễn Lê Minh được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng ghi nhận, đánh giá cao.

Theo ông Đỗ Văn Lợi - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, phương pháp dạy học tích cực trong chuyên đề cần được áp dụng, lan toả để môn Toán học gần gũi hơn với thực tế, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh theo đúng mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đề ra.

Chủ Đề