Bài tập đọc bầm ơi lớp 5

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của bài tập đọc "Bầm ơi". Đồng thời giúp các em vận dụng trả lời câu hỏi SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt.

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Văn bản "Bầm ơi"

BẦM ƠI

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyết xa xôi

Thương bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

TỐ HỮU

1.2. Nội dung chính của văn bản

- Nội dung chính của bài tập đọc "Bầm ơi" là ngợi ca người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng, thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

1.3. Giải thích các cụm từ khó

- Đon: bó [dùng trong các trường hợp: đon mạ, đon lúa, đon củi]

- Khe: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc

2. Câu hỏi và hướng dẫn giải

2.1. Giải câu 1 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi:

Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

Hướng dẫn giải:

- Điều gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ là:

+ Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn.

+ Lúc này các làng quê vào vụ cấy đông

- Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ:

+ Lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.

--> Anh chiến sĩ thương mẹ phải vất vả.

2.2. Giải câu 2 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi:

Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

Hướng dẫn giải:

Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng trong bài thơ "Bầm ơi" là:

- Tình cảm của mẹ đối với con:

"Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần."

- Tình cảm của con đối với mẹ:

"Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiều."

2.3. Giải câu 3 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi:

Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Hướng dẫn giải:

Cách nói so sánh được anh chiến sĩ dùng để cho mẹ yên lòng:

"Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi."

--> Anh muốn nói công việc anh làm không bằng những nỗi khổ cực, vất vả của mẹ. Anh nói để meh yên lòng.

2.4. Giải câu 4 trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5

Câu hỏi:

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

Hướng dẫn giải:

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" là một người mẹ thương con và là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu.

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau đây:

- Nội dung chính của bài Tập đọc "Bầm ơi"

- Vận dụng trả lời câu hỏi SGK.

Chính tả bài Bầm ơi giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 137, 138 SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 2. Đồng thời cũng hiểu hơn về cách viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ.

Với tài liệu này, thầy cô cũng nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Tập đọc Út Vịnh của tuần 32. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài Chính tả Bầm ơi về tham khảo:

Chính tả bài Bầm ơi trang 137 - Tuần 32

1. Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:

  • Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê điều;…
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
  • Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bản an toàn giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
  • Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công ty Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…
  • Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
  • Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứu khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…

2. Trường hợp viết hoa đặc biệt: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng.

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 137, 138

Câu 1

Nhớ - viết: Bầm ơi [từ đầu đến "tái tê lòng bầm".]

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?


Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon


Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều


Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

Câu 2

Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng:

Tên cơ quan, đơn vịBộ phận thứ nhấtBộ phận thứ haiBộ phận thứ ba
a] Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.........
b] Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết.........
c] Công ti Dầu khí Biển Đông.........

Trả lời:

Viết tên các cơ quan, đơn vị sau đây cho đúng:

a] Nhà hát tuổi trẻ

b] Nhà xuất bản giáo dục

c] Trường mầm non sao mai

Trả lời:

a] Nhà hát Tuổi trẻ.

b] Nhà xuất bản Giáo dục.

c] Trường Mầm non Sao Mai.

Soạn bài Bầm ơi giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời 5 câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 130. Đồng thời, cũng nắm được cách đọc, ý nghĩa của bài tập đọc Bầm ơi.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài tập đọc lớp 5 tuần 31: Bầm ơi cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập đọc Công việc đầu tiên - Tuần 31 Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Tập đọc lớp 5: Bầm ơi trang 130

Bầm ơi
[Trích]

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùnBầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần.Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiềuThương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầmCon đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Thương bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

TỐ HỮU

  • Đon: bó [dùng trong các trường hợp: đon mạ, đon lúa, đon củi]
  • Khe: đường nước chảy hẹp giữa hai vách núi hoặc sườn dốc

Đọc diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 131

Câu 1

Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

Trả lời:

Cảnh chiều đông gió bấc như mưa phùn, lúc này các làng quê vào vụ cấy đông, làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ thương mẹ phải vất vả lội ruộng bùn trong mưa gió rét buốt.

Câu 2

Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.

Trả lời:

Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng là:

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

[Tình cảm của mẹ đối với con]

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.

[Tình cảm của con đối với mẹ]

Những hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: mẹ thương con, con thương mẹ.

Câu 3

Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

Trả lời:

Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh:

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa.

Câu 4

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

Trả lời:

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, vô cùng yêu thương con.

Câu 5

Học thuộc lòng bài thơ.

Ý nghĩa bài Bầm ơi

Ca ngợi người mẹ và tình yêu con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Nội dung bài thơ Bầm ơi

Bài thơ chứa đựng những hình ảnh tần tảo, lam lũ vất vả của người mẹ qua đó thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam khi phải đi chiến đấu xa nhà.

Video liên quan

Chủ Đề