Bài tập hợp đồng dân sự và đáp án năm 2024

Bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thỏa thuận.

Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên gia công là khoản đề bù. Khoản đền bù này là tiền công do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công.

Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa

Vật được xác định trước theo mẫu, theo một tiêu chuẩn do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trước. Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hóa [vật chất hóa hay trở thành hàng hóa] sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành công việc gia công.

Hợp đồng gia công còn có đặc điểm của hợp đồng mua bán, nếu nguyên vật liệu của bên gia công thì bên đặt gia công phải trả tiền mua nguyên vật liệu và tiền gia công hàng hóa từ số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu được tạo ra thành phẩm là kết quả của hành vi gia công.

Câu 26: Phân tích các đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản?

- Khái niệm: Điều 544 [ BLDS 2015] là sự thỏa thuận giữa các bên và theo đó bên nhận giữ tài sản của bên gửi giữ tài sản để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ trừ trường hợp gửi giữ không mất tiền công.

- Đặc điểm và phân tích đặc điểm:

• Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ: bên giữ có quyền yêu cầu bên nhận gửi giữ tài sản bảo quản tài sản gửi giữ và trả lại tài sản gửi giữ khi hết hạn hợp đồng hoặc theo yêu cầu. Bên nhận giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản khi hết hạn hợp đồng và trả tiền gửi giữ tài sản theo thỏa thuận.

Đối với những hợp đồng không có đền bù, bên gửi có nghĩa vụ thông báo về tình trạng tài sản.... Bên nhận giữ có nghĩa vụ bảo đảm độ an toàn cho tài sản, tránh mất mát hư hỏng. Nếu tài sản dễ cháy, dễ hỏng, độc hải, dễ hư hỏng thì bên gửi giữ phải thông báo về tình trạng tài sản cho bên nhận giữ tài sản. Ngược lại, bên nhận gửi giữ cần có các biện pháp bảo đảm an toàn nhất đối với những tài sản đó, đề phòng những rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản còn được quy định tại các điều 555, 556, 557, 558 BLDS 2015.

• Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu bên nhận giữ tài sản lấy tiền công thì đây là hợp đồng có đền bù.Và ngược lại....

Câu 27: Phân tích mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ ủy quyền lại.

Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

  1. Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
  1. Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Các chủ thể được đề cập đến trong điều luật trên

Một – Bên được ủy quyền

Hai – Bên ủy quyền

Ba – Người khác [người thứ 3]

Quan hệ giữa các chủ thể:

Giữa bên được quỷ quyền và bên ủy quyền:

Bên ủy quyền có quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối việc ủy quyền lại của bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền phải thực hiện theo sự quyết định của bên ủy quyền. Trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại theo phạm vi mà mình đã được bên ủy quyền ủy quyền trước đó và Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Giữa bên được ủy quyền lại và bên ủy quyền ban đầu:

Bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ giống như bên ủy quyền lại về nội dung và phạm vi.

Câu 28: Phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vay tài sản? Cho ví dụ minh họa

Khái niệm: Điều 463: sự thỏa thuận- bên cho vay giao tài sản- bên vay hoàn trả tài sản cùng loại

Đặc điểm:

Là hợp đồng chuyển giao quyền sử hữu tài sản một cách tạm thời. Đối tượng chủ yếu là tiền, nếu là vật thì phải là vật cùng loại

Có thể là hợp đồng đền bù hoặc không có đền bù

Là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ

Ví dụ: A cho B [hàng xóm] vay 5 kg gạo, thỏa thuận tháng sau trả thành 6kg gạo.

Câu 29. Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?

Bài 1:

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

  1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động.

Thứ hai: Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.

Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

  1. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.

Thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nguồn nguy hiểm cao độ nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ hoặc những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”.

  1. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Điều kiện về lỗi không có ý nghĩa đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bởi đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”, thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật qui định.

Bài 2:

1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.

Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ. Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”

2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Nếu như các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung bao gồm có 4 điều kiện là: [1] Có thiệt hại xảy ra; [2] Có hành vi trái pháp luật; [3] Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; [4] Có lỗi của người gây thiệt hại. Thì các điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ cần ba điều kiện sau đây:

  1. Có thiệt hại thực tế do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Cónhững chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.

Do đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản có khả năng gây ra thiệt hại trong quá trình vận hành, sử dụng chúng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.

  1. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ với thiệt hại xảy ra.

Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra? Ở đây quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ phổ biến, biện chứng. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.

Ví dụ: xe máy, ô tô đang hoạt động bình thường bỗng nhiên mất phanh gây thiệt hại cho người đi đường.

Như vậy mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra là căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay không có trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.

  1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.

Nếu như “hành vi gây thiệt hại trái pháp luật” của con người là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại “do sự tác động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ” và nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong quá trình vận hành gây ra.

Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.

- Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Một điểm cần lưu ý là hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật.

Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết [Theo Điều 601 Bộ luật dân sự].

Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người.

Câu 30: Phân bịêt hợp đồng tặng cho có điều kiện với hứa thưởng.

Tiêu chí

Hợp đồng tặng cho có điều kiện

Hứa thưởng

Định nghĩa

Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. [Điều 462]

Hứa thưởng là sự tuyên bố công khai ý chí của một chủ thể nhất định về việc chủ thể này sẽ trả thưởng cho người thực hiện công việc theo yêu cầu mà người tuyên bố trả thưởng đặt ra. [Điều 570]

Bản chất

Hành vi pháp lí đa phương [hợp đồng]: có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể.

Hành vi pháp lí đơn phương: bên hứa thưởng được tự đưa ra các điều kiện nhất định như yêu cầu, thời hạn, giải thưởng,… miễn không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội.

Đối tượng

Tài sản [động sản, bất động sản, quyền tài sản, quyền sử dụng đất,…]

Công việc [như tìm kiếm tài sản, hoàn thành một công việc nào đó,…]

Chủ thể nhận tài sản

Xác định, bên được tặng cho tài sản có quyền từ chối nhận tài sản trước thời điểm giao tài sản.

Không xác định, bất kì đối tượng nào có thể thực hiện đúng và đầy đủ những yêu cầu của bên hứa thưởng đặt ra.

Thời gian nhận tài sản

Trước hoặc sau khi thực hiện nghĩa vụ.

Sau khi thực hiện xong công việc và bàn giao lại cho bên hứa thưởng.

Ví dụ

Anh A yêu cầu chị B mang chiếc điện thoại bị hỏng màn hình của mình đi sửa rồi sẽ cho chị luôn chiếc điện thoại đấy.

Anh A bị mất con chó anh rất yêu quý. Anh đã dán tờ rơi tìm chó thất lạc kèm ảnh con chó của mình, có hứa nếu ai tìm được sẽ hậu tạ 2.000.000 VNĐ.

Câu 31. Phân tích sự khác biệt giữa quyền sử dụng tài sản trong hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản

Quyền sử dụng tài sản trong hợp đồng thuê tài sản:

Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, đúng công dụng đã ghi trong hợp đồng hoặc ước đoán theo tình trạng thực tế. bên thuê có thể tu sửa, và làm tăng giá trị của tài sản nếu được bên cho thuê đồng ý.

Bên thuê chỉ được khai thác công dụng của tài sản theo tính năng

Quyền sử dụng tài sản trong hợp đồng thuê khoán tài sản: được khái thác công dụng , hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán. Nếu đối tượng của thuê khoán là súc vật thì bên thuê khoán có quyền hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về súc vật thuê khoán do rủi ro .

Điều 489 quy định : Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản.

Điều 491: Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán

Trong thời hạn thuê khoán gia súc bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng ,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đây là một hợp đồng vay tài sản, có đền bù, hợp đồng song vụ.

Câu 32: Xác định và nêu ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng?

  1. Xác định thời điểm giao kết hợp đồng

Thời điểm giao kết của hợp đồng luôn phải được xác định một cách cụ thể. Tuỳ thuộc vào hình thức xác lập hợp đồng mà hợp đồng dân sự được coi là giao kết vào các thời điểm sau đây [Điều 400 BLDS]:

- Nếu hợp đồng dân sự được thiết lập theo trình tự một bên gửi văn bản đề nghị giao kết hợp đồng và một bên gửi văn bản trả lời thì hợp đồng được coi là giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

- Nếu hợp đồng được giao kết theo trình tự trên mà trong đó các bên thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì hợp đồng được coi là giao kết vào thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng.

- Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng.

- Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hay hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

- Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng.

  1. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng

Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý quan trọng:

- Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. Ví dụ:Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản;

- Thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định đối tượng của hợp đồng. Chẳng hạn, nếu tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán chưa có vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc đã có nhưng bên bán chưa chưa xác lập quyền sở hữu thì hợp đồng đó là hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, cách thức xác định về tài sản là đối tượng của hợp đồng sẽ khác nhau. Bởi lẽ, cách thức xác định về tài sản hình thành trong tương lai hoàn toàn khác với cách thức xác định tài sản có sẵn.

- Thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ.

Câu 33: phân biệt hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản?

Tiêu chí

HỢP ĐỒNG THUÊ TS

HỢP ĐỒNG MƯỢN TS

Khái niệm

Đ472: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Đ494: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Đối tượng

Là những vật đặc định và vật không tiêu hao

Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của HĐ mượn TS

Tính chất của hợp đồng

Là hợp đồng song vụ. Cả bên thuê và bên cho thuê đều có quyền nghĩa vụ đối với nhau

Là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn có quyền yêu cầu bên mượn trả lại TS khi hết hạn HĐ hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

Tính chất đền bù

Là hợp đồng có đền bù. Khoản tiền mà bên thuê trả cho bên cho thuê là khoản đền bù

Là hợp đồng không có đền bù

Quyền đối với tài sản

Có quyền sử dụng tài sản và cho thuê lại nếu bên cho thuê đồng ý

Có quyền sử dụng tài sản

Đòi lại tài sản

Hết hạn HĐ bên cho thuê được đòi lại tài sản

Bên cho mượn được đòi lại tài sản khi hết hạn HĐ hoặc mục đích mượn đã đạt được. Trường hợp bên cho mượn có nhu cầu đột xuất cấp bách cần sử dụng tài sản thì được đòi lại tài sản mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải thông báo trước một thời gian hợp lý.

Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, cahs thức,.. các bên đã thỏa thuận.

Trả lại tài sản

Đ482

Trả lại tài sản đúng tài sản mượn, giữ gìn bảo quản tài sản, không tự ý thay đổi tình trạng tài sản, nếu tài snar hư hỏng thông thường phải sửa chữa.

Câu 344: Phân tích và nêu ý nghĩa của việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?

Câu 35: Nêu khái niệm và đặc điểm của hợp đồng? Cho ví dụ minh họa về một hợp đồng có đối tượng là tài sản, một hợp đồng có đối tượng là công việc.

1. Khái niệm hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Đặc điểm hợp đồng dân sự:

+ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.

+ Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.

+ Nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.

+ Mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.

3. Ví dụ minh họa:

Hợp đồng có đối tượng là tài sản: Hợp đồng mua bán

Hợp đồng có đối tượng là công việc: Hợp đồng gia công

Câu 36. Phân tích các căn cứ xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Thứ tự áp dụng các căn cứ? Ý nghĩa của việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

1. Các căn cứ xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

Theo quy định tại điều 401: hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời điể, có hiệu lực của hợp đồng dựa vào các căn cứ sau:

- Thời điểm giao kết hợp đồng.

Về nguyên tắc, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác, thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Tại thời điểm giao kết, hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng, hay khi bên đề nghị đã được thỏa thuận chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Cụ thể:

+ Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng đường công văn thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị.

+ Nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức miệng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên nhận được văn bản giao dịch điện tử đó.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng hợp đồng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

+ Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký.

Thời điểm do các bên thỏa thuận:

Các bên chỉ có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật k có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được các bên xác định. Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã được các bên xác định.

Theo quy định khác của pháp luật:

Nếu pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được lập theo đúng hình thức nhất định, thì chỉ khi các bên đã thỏa tuân theo hình thức đó, hợp đồng mới có hiệu lực. Theo pháp luật:

Hợp đồng tặng cho bất động sản có đăng ký có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đã được xác lập bằng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực và tài sản tặng cho đã đăng ký quyền sở hữu.

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thứ tự áp dụng các căn cứ

- Theo quy định của pháp luật.

- Theo thời điểm giao kết.

- Áp dụng theo thỏa thuận.

3. Ý nghĩa

- Là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

- Là căn cứ xác định thời điểm phát sinh hành vi vi phạm và thời hạn của hợp đồng

- Kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, các bên bắt đầu phải thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Trường hợp các bên không thực hiện or thực hiện không đúng hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm dân sự do phần vi phạm nghĩa vụ.

- Khi hợp đồng có hiệu lực, thì 1 bên không được tự ý sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ Đề