Bài tập tính sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đối với một công ty sản xuất thì phương pháp tính giá thành và cách đánh giá sản phẩm dở dang là nghiệp vụ rất quan trọng. Do đó, kế toán viên khi làm trong lĩnh vực này cần nắm rõ phương pháp khi xử lý nghiệp vụ về giá thành. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu vấn đề ngay sau đây

XEM THÊM

Các Khoá học Kế toán Doanh nghiệp tại Vệt Hưng

Kế toán giá thành của công ty du lịch nội địa

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản phẩm hoàn thành.

1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.1. Phương pháp đơn giản

Phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn. Có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn. Chu kỳ sản xuất ngắn.

Tổng giá thành sp hoàn thành trong kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ –  Các khoản làm giảm chi phí  –  CPSX dở dang cuối kỳ

Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô

Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ. [sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu].

Tổng giá thành sp chính hoàn thành trong kỳ = CPSX SP chính dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ –  Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính –  CPSX SP chính dở dang cuối kỳ

1.2. Phương pháp phân bước

Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành SP giai đoạn 1 + Giá thành SP giai đoạn 2  ……… + Giá thành SP giai đoạn n

1.3. Phương pháp hệ số

Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc [kể cả quy đổi]

Trong đó: 

Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại  =  Giá thành đơn vị sản phẩm gốc  x  Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại

1.4. Phương pháp định mức

Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất có nhiều nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch [hoặc định mức], kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ  x Tỉ  lệ chi phí [%]

Trong đó: 

Tỉ  lệ chi phí [%] = Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm  x 100
Tổng giá thành sản xuất  kế hoạch [hoặc định mức] của các loại SP

2. Cách đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây truyền, hoặc chưa đến kỳ thu hoạch.

2.1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính [trực tiếp]

Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp. Hoặc NVL chính còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm

Công thức:

Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = CP NVL của SPDD đầu kỳ + CP NVL PS  trong kỳ x KL SP dở dang cuối kỳ
KL SP hoàn thành + KL SP dở dang cuối kỳ

2.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương

Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.

Phương pháp tính:

  • Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như NVL trực tiếp, NVL chính:
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = CP của SPDD đầu kỳ + CP phát sinh  trong kỳ x KL SP dở dang cuối kỳ
KL SP hoàn thành + KL SP dở dang cuối kỳ
  • Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = CP của SPDD đầu kỳ + CP phát sinh  trong kỳ x KL SP dở dang cuối kỳ tương đương SP hoàn thành
KL SP hoàn thành + KL SPDD cuối kỳ tương đương  SP hoàn thành [1]

Trong đó:

[1]  Khối lượng SPDD      Tỷ lệ chế biến đã hoàn thành cuối kỳ

2.3. Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức [kế hoạch]

Theo cách này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ưu điểm : tính toán nhanh vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn.

Nhược điểm : mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được.

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ bạn đọc những phương pháp tính giá thành và cách đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy vào từng trường hợp của doanh nghiệp mà kế toán viên áp dụng cách tính giá thành khác nhau. Hy vọng, bài viết trên trở thành tài liệu tham khảo hữu ích, bổ sung kiến thức lý thuyết cho các bạn đang học và  làm trong lĩnh vực này.


Bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành mới nhất, hướng dẫn cách định khoản hạch toán giá thành sản phẩm, sản phẩm hoàn thành nhập kho theo Thông tư 200 và 133. Cách tính chi phí sản xuất dở dang trong kỳ...


Bài tập:

Trong tháng 5/2017 Công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:

1. Xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất:

20.000 kg X 2.500vnđ/kg = 50.000.000.

2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 5/2017:
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000.000
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000.000
- Bộ phận bán hàng: 6.000.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

3. Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:
-
Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2017là: 24% [Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%] [Đây là phần DN phải chịu]
- Người lao động phải chịu:
10,5% [Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%]
- Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

4. Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.

5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.000 .
- Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang. [Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước]

6.
Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000.000, Thuế GTGT phải nộp là 10%. giá vốn 143.200.000 đã thu tiền chuyển khoản. Vì bên mua thanh toán trước nên Công ty chiết khấu thanh toán 1% cho người mua.

Yêu cầu:
- Định khoản và tính giá sản phẩm hoàn thành

Hướng dẫn cách tính và hạch toán như sau:

1. Xuất kho nguyên vật liệu A:

- Xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất:
20.000 kg X 2.500vnđ/kg = 50.000.000.

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK - 621: 50.000.000.
Có TK - 152: 50.000.000.


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK - 154: 50.000.000.
Có TK - 152: 50.000.000.

2. Tính lương cho cán bộ công nhân viên:

Tính lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 5/2017:
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000.000
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000.000
- Bộ phận bán hàng: 6.000.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK – 627 : 2.000.000
Nợ TK – 622 : 5.000.000
Nợ TK - 641: 6.000.000
Nợ TK - 642 : 10.000.000
Có TK - 334: 23.000.000


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK – 154 : 2.000.000 +5.000.000 = 7.000.000
Nợ TK - 6421: 6.000.000
Nợ TK - 6422 : 10.000.000
Có TK - 334: 23.000.000

3. Các khoản trích theo lương:
Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD:
- Trích vào chi phí của DN là: 24% [Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%]
- Người lao động phải chịu: 10,5% [Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%]

- Giả dụ mức lương ở Nghiệp vụ 2 cũng là mức lương tham gia BHXH.

Hạch toán theo Thông tư 200:
- Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK - 627: [2.000.000 x 24%] = 480.000
Nợ TK - 622: [5.000.000 x 24%] = 1.200.000
Nợ TK - 641: [6.000.000 x 24%] = 1.440.000
Nợ TK - 642: [10.000.000 x 24%] = 2.400.000

Có TK – 3382 [KPCĐ] : [23.000.000 x2%] = 460.000
Có TK – 3383 [BHXH] : [23.000.000 x 18%] = 4.140.000
Có TK – 3384 [BHYT] : [23.000.000 x 3%] = 690.000
Có TK – 3386 [BHTN] : [23.000.000 x 1%] = 230.000

- Trích vào lương của nhân viên:
Nợ TK – 334 : [23.000.000 x 10,5%] = 2.415.000

Có TK – 3383 [BHXH] : [23.000.000 x8%] = 1.840.000
Có TK – 3384 [BHYT] : [23.000.000 x1.5%] = 345.000
Có TK – 3386 [BHTN] : [23.000.000 x 1%] = 230.000

Hạch toán theo Thông tư 133:
- Trích vào chi phí của DN:
Nợ TK - 154: [7.000.000 x24%] = 1.680.000
Nợ TK - 6421: [6.000.000 x24%] = 1.440.000
Nợ TK - 6422: [10.000.000 x24%] = 2.400.000

Có TK – 3382 [KPCĐ] : [23.000.000 x2%] = 460.000
Có TK – 3383 [BHXH] : [23.000.000 x18%] = 4.140.000
Có TK – 3384 [BHYT] : [23.000.000 x3%] = 690.000
Có TK – 3385 [BHTN] : [23.000.000 x1%] = 230.000

- Trích vào lương của nhân viên:
Nợ TK – 334 : [23.000.000 x10,5%] = 2.415.000

Có TK – 3383 [BHXH] : [23.000.000 x8%] = 1.840.000
Có TK – 3384 [BHYT] : [23.000.000 x1.5%] = 345.000
Có TK – 3385 [BHTN] : [23.000.000 x1%] = 230.000

Xem thêm: Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương


4. Hạch toán khi trả lương:
Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản BH bằng tiền mặt.

- Theo Thông tư 200 và 133 thì nghiệp vụ trả lương định khoản như sau nhé:
Nợ TK – 334:23.000.000 -2.415.000 = 20.585.000
Có TK 111:20.585.000

5. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ:

a, Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.000.
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.000 .

Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK – 6274 : 30.000.000
Nợ TK – 6424 : 6.000.000
Nợ TK – 6414 : 9.000.000
Có TK – 214 : 45.000.000


Hạch toán theo Thông tư 133:
Nợ TK – 154 : 30.000.000
Nợ TK – 6422 : 6.000.000
Nợ TK – 6421 : 9.000.000
Có TK – 214 : 45.000.000

b, Cuối kì hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang,[Không có chi phí sản xuất dở dang kỳ trước]:

Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
- Các bạn tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc Sản xuất để kết chuyển nhé như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương, chi phí BH trích vào DN, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận Sản xuất ...]


Hạch toán theo Thông tư 200:
Nợ TK – 154 : [50.000.00 + 6.200.000 + 32.480.000] = 88.680.000
Có TK - 621: 50.000.000. [Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp]
Có TK - 622 : [5.000.000 + 1.200.000] = 6.200.000 [Cộng cả phần BH mà trích vào Chi phí của DN]
Có TK - 627: [2.000.000 + 480.000 + 30.000.000] = 32.480.000
[Cộng cả phần BH mà trích vào Chi phí của DN, và Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng SX]

Hạch toán theo Thông tư 133:
- Theo Thông tư 133 thì lúc đầu các bạn đã định khoản bên 154 rồi, nên các bạn không cần định khoản gì nữa. Cụ thể Bên Nợ TK 154 =50.000.000 +7.000.000 +1.680.000 +30.000.000 =88.680.000

- Cách tính Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
[Vì không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ nên các bạn chỉ tính trong kỳ]


88.680.000 X 45 = 3.818.755
[1.000 + 45]

- Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

= 88.680.000 - 3.818.755 = 84.861.245


- Giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm

=84.861.245/1.000 = 84.861


- Hạch toán nhập kho thành phẩm A:
Hạch toán theo Thông tư 200 và 133 như nhau:
Nợ TK – 155 : 84.861.245[1.000 sản phẩm A]
Có TK – 154 : 84.861.245

6. Khi xuất kho bán sản phẩm:

- Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000.000, Thuế GTGT phải nộp là 10%. giá vốn 143.200.000 đã thu tiền chuyển khoản. Vì bên mua thanh toán trước nên Công ty chiết khấu thanh toán 1% cho người mua.

Hạch toán theo Thông tư 200 và 133 như nhau:

- Phản ánh Doanh thu:
Nợ TK 112:
250.000.000 +25.000.000 =275.000.000
Có 5112:250.000.000
TK 3331: 25.000.000

- Phản ánh giá vốn thành phẩm bán ra:
Nợ TK 632:143.200.000
Có TK 155: 143.200.000

- Định khoản khoản Chiết khấu thanh toán:
Nợ
TK – 635:[275.000.000 x 1%] = 2.750.000
Có TK 112:2.750.000.

Xem thêm: Cách hạch toán Chiết khấu thanh toán




Ngoài ra các bạn có thể xem thêm:
Các phương pháp tính giá hàng nhập kho



Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia:lớp học kế toán thực hànhthực tế tại

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề