Bài tập xác định giá trị sổ sách của cổ phiếu thường

Có rất nhiều cách để nắm được tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó, việc định giá sổ sách trên 1 cổ phiếu là cách được các nhà đầu tư áp dụng để bao quát và định lượng giá trị doanh nghiệp. Vậy giá trị sổ sách là gì và công thức tính như thế nào? Thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

Giá Trị Sổ Sách [BV] Là Gì? 

Giá trị sổ sách – Book value

Giá trị sổ sách – Book value là giá trị của doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Trong trường hợp xấu nếu công ty bị phá sản, thì giá trị sổ sách chính là số tiền còn lại mà các cổ đông có thể nhận được sau khi thanh lý tài sản và chi trả các khoản nợ.

Công Thức Tính Giá Trị Sổ Sách [BV]

Công thức tính giá trị sổ sách [BV] là:

BV = tổng tài sản [ không bao gồm tài sản vô hình] – Tổng nợ = [Tài sản ngắn han + Tài sản dài hạn – Tài sản vô hình] – [Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn] = Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Tổng nợ

Giá Trị Sổ Sách Trên Một Cổ Phiếu [BVPS] Là Gì?

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu BVPS

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu – Book value per share là giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. BVSC được dùng để so sánh thị giá của cổ phiếu trên thị trường.

Giá trị sổ sách được sử dụng như một chỉ báo về giá trị của cổ phiếu của một công ty. Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường của một cổ phiếu trong tương lai.

Công thức tính chỉ số BVPS là:

BVPS = [Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình]/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

hoặc

BVPS = [Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ]/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Trong đó:

  • Tài sản vô hình [tài sản cố định vô hình] = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
  • Nợ [Nợ phải trả] = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn

Ví dụ: Công ty A có nguồn vốn chủ sở hữu là 1 tỷ đồng, tổng tài sản vô hình được ước tính có giá trị khoảng 200 triệu đồng. Đồng thời, công ty A hiện đang có một khoản nợ 300 triệu. Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty vào khoảng 20.000 cổ. Vậy giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty là:

BVPS = [1.000.000 – 200.000 – 300.000]/20.000 = 25.000 [25 nghìn đồng]

Ý Nghĩa Của Chỉ Số BVPS Là Gì?

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cấu thành nên chỉ số P/B dùng để so sánh giá cổ phiếu trên thị trường với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Chỉ Số P/B Là Gì? 

P/B là hệ số giá trị sổ sách – Price per book value để so sánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số P/B là:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.

Hoặc

P/B = Vốn hóa cổ phiếu/ Giá trị sổ sách.

Trong đó, vốn hóa cổ phiếu là tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu đang lưu hành.

Phân Tích Giá Trị Cổ Phiếu Theo P/B

Nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số P/B để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

  • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Nếu giá trị P/B cao tức là giá trị của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp có nhiều tài sản vô hình hoặc đang vay nợ nhiều, có vốn để xoay vòng kinh doanh, tăng gia sản xuất. Nếu giá trị P/B thấp tức là giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn, ít vay nợ, chủ yếu dùng vốn của mình để sản xuất kinh doanh.

Hạn Chế Của Giá Trị Sổ Sách Trên Một Cổ Phần 

Giá trị sổ sách trên một cổ phần – BVPS của doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế đó là:

Hạn chế của giá trị sổ sách trên một cổ phần

  • Giá trị sổ sách được báo cáo định kỳ theo quý hoặc theo năm. Do đó, chỉ khi công ty phát hành báo cáo tài chính thì các nhà đầu tư mới biết được giá trị sổ sách trên một cổ phiếu để định giá doanh nghiệp và bao quát được tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
  • Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu là mục kế toán, có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải báo cáo giá trị sổ sách cao hơn do quy tắc thực hành kế toán khấu hao kể cả trong trường hợp giá trị sổ sách có thể giảm.
  • Các loại máy móc thiết bị công nghệ sẽ có tuổi thọ giảm, nhanh bị lỗi thời. Tuy nhiên, giá trị sổ sách của nó phải cao hơn thực tế.
  • Giá trị sổ sách không xét các trường hợp nếu doanh nghiệp dùng máy móc thiết bị làm tài sản đảm bảo của khoản vay.

Kết Luận

Giá trị sổ sách là gì? Giá trị sổ sách của doanh nghiệp chính là tổng tài sản của doanh nghiệp không bao gồm tài sản vô hình trừ đi tổng nợ. Nhà đầu tư dựa vào giá trị này để xem xét báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ theo quý hoặc theo năm.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

Nắm chi tiết bản chất giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong mọi quyết định. Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé! 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì?

Để hiểu giá trị sổ sách của cổ phiếu, bạn cần nắm rõ giá trị sổ sách là gì. Đây là khái niệm được dùng nhiều trong kế toán. Theo đó, giá trị sổ sách[Book Value] là giá trị của một tài sản theo số dư tài khoản trong bảng cân đối kế toán. 

Giá trị sổ sách là khái niệm tài chính quan trọng

Với mỗi doanh nghiệp, giá trị sổ sách dựa trên chi phí ban đầu của tài sản trừ đi mọi khấu hao. Nếu hiểu theo truyền thống, giá trị sổ sách của doanh nghiệp chính là giá trị tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu được viết tắt là BVPS [Book Value Per Share]. Đây là phần giá trị được xác định theo giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành. 

Chỉ số BVPS được tính theo công thức sau:

BVPS = [Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình] / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trường hợp doanh nghiệp có nợ, được tính như sau:

BVPS = [Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình – Nợ] / Số lượng cổ phiếu phát hành

Trong đó:

  • Tài sản vô hình = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế.
  • Nợ phải trả = Nợ dài hạn + Nợ ngắn hạn. 

Giá trị sổ sách của cổ phiếu tính trên một cổ phiếu đang lưu hành

Ý nghĩa của chỉ số BVPS đối với nhà đầu tư

Với các nhà đầu tư, chỉ số BVPS có ý nghĩa vô cùng quan trọng. BVPV chính là yếu tố cấu thành nên chỉ số P/B. Đây là hệ số giá trị sổ sách [P/B – Price per Book Value] được dùng để so sánh giá trị cổ phiếu trên thị trường với giá trị đích thực của doanh nghiệp. 

Hệ số P/B được tính theo công thức:

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu

Hoặc

P/B = Vốn hóa cổ phiếu /Giá trị sổ sách

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào hệ số P/ B để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư sẽ biết được tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại. 

  • P/B > 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường lớn hơn giá trị sổ sách.
  • P/B = 1, giá trị cổ phiếu trên thị trường tương đồng với giá trị sổ sách.
  • P/B < 1 , giá trị cổ phiếu trên thị trường thấp hơn với giá trị sổ sách.

Trường hợp hệ số P/B cao cho thấy cổ phiếu đang tốt. Thị trường cũng kỳ vọng nhiều về triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Nhưng, điều này cũng có thể là do doanh nghiệp sử dụng nợ vay nhiều. 

Hệ số P/B thấp có nghĩa cổ phiếu đang được định giá thấp hoặc cũng có thể do doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hệ số P/B thấp chưa hẳn đã xấu bởi công ty sở hữu giá trị tài sản lớn hoặc ít nợ vay cũng ảnh hưởng đến chỉ số này. 

Công thức tính P/B

 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sổ sách của cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu luôn có sự biến chuyển. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy vào định hướng kinh doanh, quyết định của doanh nghiệp. Đương nhiên, với bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn giá trị của cổ phiếu luôn là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức giá trị này. Cụ thể:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sau hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Khi công ty tạo ra lợi nhuận ròng, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ tăng. Đó là bởi lợi nhuận ròng được chuyển sang vốn chủ hoặc lợi nhuận giữ lại phục vụ cho kế hoạch kinh doanh. 

Vì thế, các công ty, doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ròng lớn, giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ ngày càng tăng. Đương nhiên, đây chính là điều các nhà đầu tư cổ phiếu luôn mong nhất. 

Lợi nhuận ròng âm giúp tăng giá trị sổ sách

Lỗ ròng

Lỗ ròng là khi chi phí vượt quá thu nhập hoặc tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian. Có thể hiểu nôm na, lỗ ròng chính là “thu vượt chi” ở các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng này chính là thời điểm làm ăn thua lỗ, có nghĩa lợi nhuận ròng âm. 

Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ ròng không nhất định phải phá sản. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản vay để duy trì. Đồng thời, số tiền tương tự sẽ được chuyển sang bảng cân đối kế toán, khiến khoản dự trữ sẽ giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị sổ sách bị giảm.  

Cổ tức

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty. Lợi nhuận này có thể được lấy từ lãi ròng hoặc nguồn dự trữ của công ty. 

Doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng tiền thông qua chuyển khoản hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhưng dù chi trả bằng hình thức nào thì thời điểm trả cổ tức, giá trị sổ sách của công ty sẽ bị giảm. 

Cổ tức được chia dựa trên lợi nhuận sau thuế

Mua lại cổ phần

Nhiều thời điểm, doanh nghiệp sẽ mua cổ phần của chính mình từ thị trường. Cổ phần này có thể của các cổ đông hoặc của nhà đầu tư tự do. Số tiền doanh nghiệp sử dụng để mua cổ phiếu sẽ được điều chỉnh trong tài khoản bằng cách giảm giá trị sổ sách của công ty. 

Hạn chế của giá trị sổ sách của một cổ phiếu

Áp dụng hệ số P/B vào việc đánh giá giá trị của một cổ phiếu không phải là ưu việt nhất. Hình thức đánh giá này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Nhất là với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản vô hình, hệ số P/B sẽ không thực sự phù hợp. 

Độ trễ về thời gian

Giá trị sổ sách của cổ phiếu là con số động liên tục thay đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng nắm được sự thay đổi này. Chỉ sau khi công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính, nhà đầu tư mới nắm được giá trị sổ sách thực. 

Không chính xác tuyệt đối

Giá trị cổ phiếu theo sổ sách được dựa trên nhiều hạng mục kế toán thu chi, công nợ. Những hạng mục này có thể điều chỉnh, thay đổi trong quá trình tổng hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của cổ phiếu. Theo đó, giá trị sổ sách của cổ phiếu mà doanh nghiệp đưa ra ở từng thời điểm chỉ mang tính tương đối. 

Hệ số P/B không phải thước đo giá trị doanh nghiệp

Không phải tiêu chí đánh giá doanh nghiệp

Giá trị sổ sách chỉ là một phần để đánh giá năng lực, tình hình kinh doanh của công ty. Đây không phải tiêu chí toàn diện để xác định công ty đang lỗ hay lãi. Đồng thời cũng không phải cơ sở xác định tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó. Vì thế, ngoài hệ số P/B, nhà đầu tư nên dựa trên nhiều phương pháp để định giá cổ phiếu. 

Để định giá cổ phiếu chính xác, nhà đầu tư có thể dựa vào hệ số P/B và P/E. Trong đó, hệ số P/E sẽ giúp nhà đầu tư tính toán dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả này sẽ phản ánh rõ hơn về năng lực trong sản xuất và kinh doanh của công ty. 

Kết luận

Trên đây, Taichinhz đã giới thiệu cơ bản về giá trị sổ sách của cổ phiếu doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể dựa vào đây để làm căn cứ định giá tài sản sở hữu. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn đừng ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay hôm nay. 

Video liên quan

Chủ Đề