Bài toán thực tế về bất phương trình mũ

Công ty TNHH Dịch vụ Giáo dục và Công Nghệ Việt Nam - MST 01068170636

TSC: Số 10D, Ngõ 325/69/14, phố Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VP: Số 23 ngõ 26 Nguyên hồng, Láng Hạ, Đống Đa, HN

SĐT: 0932.39.39.56

Phản hồi qua: hotro@vinastudy.vn

Bài học này không có clip bài giảng. Bạn chỉ cần làm bài luyện tập thật chăm chỉ thôi nhé!

Tài liệu 63 trang giới thiệu các ứng dụng hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit đế giải quyết các bài toán thực tế liên quan.

Các bài toán về hàm số lũy thừa hàm số mũ và hàm số logarit là các bài toán rất hay và có nhiều ứng dụng trong thực tế. 1. Các ứng dụng trong kinh tế: Bài toán lãi suất trong gửi tiền vào ngân hàng, bài toán vay, mua trả góp … 2. Các ứng dụng trong lĩnh vực đời sống và xã hội: Bài toán tăng trưởng về dân số …. 3. Các ứng dụng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: Bài toán liên quan đến sự phóng xạ, tính toán các cơn dư chấn do động đất, cường độ và mức cường độ âm thanh … [ads] Trước khi đọc các phần tiếp theo của tài liệu, các em thử một lần nhớ lại có khi nào ta từng đi theo bố [mẹ] vào ngân hàng: để gửi tiền tiết kiệm, hoặc vay tiền ngân hàng, hoặc làm một thẻ ATM mới … ở đó các em sẽ thay được những bảng thông báo về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, các em nghe được các nhân viên ngân hàng tư vấn về hình thức gửi tiền [vay tiền] và cách tính lãi suất. Liệu có em nào thắc mắc tư hỏi rằng lãi suất là gì? Có các hình thức tính lãi suất nào thường gặp? Câu trả lời sẽ có trong các phần tiếp theo của tài liệu. Trong tài liệu nhỏ này các em cũng tìm được những câu trả lời cho các câu hỏi như: Dân số các quốc gia được dự báo tăng hay giảm bằng cách nào? Độ to [nhỏ] của âm thanh được tính toán như thế nào? …

Qua nội dung này, chúng ta sẽ biết vận dụng các kiến thức đã học về hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit vào đế giải quyết một số bài toán thực tế liên quan các chủ đề nêu ở trên. Các chủ đề trong bài toán, được thể hiện qua các phần sau:

+ Phần A: Tóm tắt lí thuyết và các kiến thức liên quan + Phần B: Các bài toán ứng dụng thực tế + Phần C: Các bài toán trắc nghiệm khách quan + Phần D: Đáp án và hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm

Bạn đọc có thể xem thêm ứng dụng của các kiến thức tích phân, hình học vào giải quyết các bài toán thực tế dưới đây: + Ứng dụng tích phân để giải bài toán thực tiễn – Trần Văn Tài + Bài toán thực tế liên quan đến hình học – Nguyễn Bá Hoàng

  • Hàm Số Mũ Và Hàm Số Lôgarit

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]

Phương trình, bất phương trình là một vấn đề quan trọng của Toán học phổ thông, nó trải dài và xuyên suốt từ cấp học THCS lên cấp THPT. Đây là một vấn đề hay và khó, xuất hiện nhiều ở dạng câu phân loại mức độ cao trong các đề thi. Việc giải toán phương trình, bất phương trình cũng rất đa dạng và phong phú, ngoài việc phân loại theo các dạng toán cơ bản đặc trưng chúng ta cũng có thể phân loại theo phương pháp giải toán. Do sự đa dạng về dạng toán, phương pháp giải cũng như mật độ xuất hiện dày đặc trong các đề thi nên học sinh có một khối lượng lớn các kiến thức và bài tập thực hành khổng lồ. Vì vậy, nếu không có chiến lược trong cách học phần kiến thức này học sinh rất dễ sa vào việc chỉ lo giải bài tập toán mà không có những định hướng tư duy phương pháp.

Giải bài tập Toán là phần quan trọng, không thể thiếu trong môn Toán học, làm bài tập không những giúp học sinh củng cố khắc sâu thêm kiến thức mà đồng thời còn rèn luyện khả tư duy của cho học sinh. Bài tập phương trình, bất phương trình mũ và logarit là một bài toán rất quan trọng, xuất hiện nhiều trong các đề thi THPT quốc gia ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Tuy nhiên các nội dung lí thuyết phần này trong hệ thống SGK phổ thông được trình bày khá đơn giản, và chưa có hướng xử lí nhanh cho thi trắc nghiệm khách quan [TNKQ]. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc tiếp thu kiến thức, hình thành dạng toán và phương pháp giải toán cho học sinh.

Vì vậy, thực tế yêu cầu phải trang bị cho học sinh một hệ thống các phương pháp suy luận giải toán, các kĩ năng thực hành giải nhanh phương trình, bất phương trình mũ và logarit. Với ý định đó, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn nêu ra một cách xây dựng các định hướng “giải nhanh bài toán phương trình, bất phương trình mũ và logarit” theo hướng TNKQ.

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải nhanh bài toán phương trình, bất phương trình mũ và logarit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Chủ Đề