Bàn chân bị rỗ là bệnh gì năm 2024

Khoảng hơn 1 năm nay, em bỗng mắc phải một chứng bệnh lạ. Đó là lúc nào 2 bàn chân của em cũng bị đau nhói bên trong. Ngoài ra, phần lòng bàn chân của em còn xuất hiện những "lỗ thủng" tròn, bên trong có nhiều sợi nhỏ, khô và cứng. Hiện giờ em rất hoang mang, lo lắng vì tình trạng này khiến em luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Mong bác sĩ giải đáp liệu em đang mắc phải bệnh gì và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! [haimin...@yahoo.com]

Chào em,

Bàn chân có dạng hình vòm gồm có xương gót, xương sên, xương thuyền, xương hộp liên kết với nhau bằng các cơ và dây chằng. Dưới lòng bàn chân là 1 lớp đệm có tính chất đàn hồi. Cùng với cấu tạo vòm của lòng bàn chân, chúng sẽ giúp giảm sự chấn động lên toàn bộ cơ thể khi di chuyển. Triệu chứng đau bàn chân như em mô tả trong thư có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cơ bản như:

- Viêm hoặc giãn gân a-sin [là gân nằm phía sau gót chân].

- Viêm các dây chằng ở lòng bàn chân.

- Gai xương gót chân: là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp [tuy nhiên một số ít trường hợp bị gai gót chân nhưng lại không có cảm giác đau gì cả].

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng góp phần khiến cho tình trạng đau bàn chân tăng lên:

- Sự thoái hóa xương khớp tự nhiên.

- Vận động thể chất, tập luyện không đúng tư thế.

- Cấu tạo của bàn chân quá khum hoặc quá bằng phẳng.

Liệu trình điều trị phổ biến cho chứng bệnh này là sự kết hợp giữa các biện pháp sau:

- Sử dụng giày, dép bệt, có đế mềm hoặc có miếng lót êm.

- Tập vật lý trị liệu bàn chân.

- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm.

- Nếu đau quá có thể chích thuốc tại chỗ nhưng không nên lạm dụng vì có thể có nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn khớp, rách gân gót…

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các phương pháp trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt gai xương hoặc cắt ½ gân gót tùy nguyên nhân gây đau. Thời gian lành bệnh sau phẫu thuật từ 6 - 12 tuần.

Hiện giờ, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên tới bệnh viện chụp X quang trực tiếp phần bàn chân để nhận được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời cho trường hợp của mình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bàn chân không chỉ là bộ phận nâng đỡ cơ thể mà còn kết nối với các cơ quan khác bên trong của bạn. Vì vậy, nếu bàn chân của bạn có dấu hiệu thay đổi thì đó có thể sự cảnh báo về vấn đề sức khỏe. Vậy bạn có biết các bệnh về lòng bàn chân là gì? Cùng tìm hiểu về các bệnh ở lòng bàn chân qua bài viết dưới đây.

Bàn chân chính là nơi chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và cọ xát giày dép. Bàn chân bình thường của một người sẽ có khoảng 42 cơ, 26 xương, 33 khớp và ít nhất 50 dây chằng và gân được hình thành từ các mô sợi bền chắc giúp giữ cho tất cả các bộ phận chuyển động được nhịp nhàng. Ngoài ra, bàn chân còn có chứa khoảng 250.000 tuyến mồ hôi. Bàn chân là một bằng chứng kỳ diệu của quá trình tiến hóa và có khả năng chịu đựng hàng trăm tấn lực [trọng lượng cơ thể khi bạn thực hiện các chuyển động] mỗi ngày.

Theo Y học Phương Đông, có nhiều huyệt đạo trên bàn chân và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau của cơ thể, vì thế khi các cơ quan bị tổn thương, bàn chân sẽ có những triệu chứng tương ứng. Tiếp theo, hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để biết rõ hơn về các bệnh của lòng bàn chân.

Các bệnh về da ở lòng bàn chân thường gặp nhất đó là khi bạn bị khoảng giữa các ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân.

Lòng bàn chân: Có thể xuất hiện như da màu hồng đến màu đỏ đối với mức độ khác nhau.

Ngay sau khi thấy có những dấu hiệu của bệnh nấm da ở lòng bàn chân thì người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Một số loại thuốc kháng nấm, gồm có: Terbinafine, Clotrimazole, Miconazole được sử dụng trong điều trị bệnh nấm da bàn chân. Bôi kem chống nấm giữa các ngón chân và lòng bàn chân cần phải thực hiện liên tục ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, người bệnh cần phải cố gắng giữ cho bàn chân khô để vi khuẩn nấm không thể phát triển được.

Một số biện pháp khác bao gồm: Rửa chân hàng ngày và lau khô cẩn thận, thậm chí sử dụng một máy sấy tóc nếu có thể; Dùng khăn riêng cho đôi chân của bạn, không chia sẻ khăn với bất cứ ai khác; Mang tất chân thường xuyên; Tránh những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su hoặc nhựa vinyl; Mang dép càng nhiều thì càng tốt; Bôi bột chống nấm vào để chân của bạn và bên trong đôi giày của bạn mỗi ngày... cũng là những cách giúp bạn phòng chống và điều trị bệnh nấm da ở lòng bàn chân.

2. Mụn cóc ở lòng bàn chân

Người bị mắc bệnh này sẽ nhận thấy những mụn cóc sần sùi hình thành trong lòng bàn chân. Những mụn cóc này gây ra bởi HPV type 1 xuất hiện trên lòng bàn chân; chúng được phẳng do bị đè ép và bao quanh bởi biểu mô sừng hóa. Chúng thường nhạy cảm và có thể gây ra khó chịu khi đứng hoặc đi bộ. Bệnh được chẩn đoán là phân biệt với sừng và chai chân bởi có điểm chảy máu khi loại bỏ bề mặt da. Mụn cóc thường thấy được ở lòng bàn chân và do một loại virus gây ra. Virus có ở nơi ẩm ướt và người nhiễm phải khi đi chân đất. Chúng có thể lây lan khi mà bạn chạm vào làn da người bệnh hoặc bề mặt của những nơi như hồ bơi công cộng.

Thường thì mụn cóc trên da ở các nơi khác mọc ra ngoài, nhưng ở bàn chân lại mọc sâu vào trong vì sức nặng cơ thể đè lên bàn chân. Do đó, cảm giác đau sẽ mạnh hơn khi đi đứng.

Không có phương pháp nào là tuyệt đối ở trong điều trị mụn cóc. Cân nhắc điều trị mụn cóc khi ảnh hưởng thẩm mỹ và ở những vị trí ảnh hưởng chức năng, hoặc gây đau nhiều. Bệnh nhân cần được khuyến khích tuân thủ điều trị, bởi khi điều trị có thể đòi hỏi một thời gian dài và có thể không thành công. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, các phương pháp điều trị thường sẽ ít hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng gây ra đau rất nhiều nếu bạn không chữa trị. Bạn có thể thoa axit salicylic lên vùng da bị mụn cóc để loại bỏ chúng. Nhưng đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các biện pháp đốt, làm lạnh, trị liệu bằng laser và phẫu thuật là những cách tốt nhất để loại bỏ chúng.

Mụn cóc ở lòng bàn chân là một trong các bệnh về lòng bàn chân thường gặp

3. Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu

Kể từ ngày chúng ta được sinh ra, ở lòng bàn chân của chúng ta sẽ có những đường và sẽ không có thay đổi lớn trong những năm sau này. Do đó, một khi các “đường chỉ chân” tăng lên, chúng ta cần phải cảnh giác.

Khi chức năng gan bị suy giảm thì sự lưu thông máu sẽ tồi tệ hơn. Vì lòng bàn chân phía dưới của cơ thể con người, máu có thể chảy ở đây cũng sẽ trở nên chậm hơn và ít hơn, dẫn đến sự gia tăng mạch máu của bàn chân. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải chú ý đi khám để bảo vệ sức khỏe gan.

Ngoài ra, nếu mà phụ nữ thấy có nhiều nếp nhăn sâu ở hai bên ngón chân, hoặc có những biểu hiện giống như lỗ kim, bạn cần cảnh giác với sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa chẳng hạn như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều...

4. Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường

Ở người bình thường khỏe mạnh thì màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần phải cảnh giác.

Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn tới tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường hoặc bàn chân của bạn có tính hàn

5. Lòng bàn chân khô khốc

Nhiều người cho rằng, hiện tượng khô của da là do cơ thể bị thiếu nước, gây ra hiện tượng nứt nẻ. Nhưng trên thực tế, hiện tượng toàn bộ lòng bàn chân khô khốc không chỉ do thiếu nước mà còn có khả năng liên quan đến bệnh gan. Nó sẽ ảnh hưởng đến nội tiết bình thường của cơ thể bạn, dẫn đến da vàng sẫm, dẫn đến khô bất thường và các vấn đề như bong tróc và nứt nẻ.

Bệnh Gout là một trong các bệnh về lòng bàn chân thường gặp

6. Bệnh Gout

Đây là một dạng chứng viêm khớp gây đau, sưng đỏ và cứng đơ đột ngột. Gout thường sẽ gây ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái. Ngoài ra, nó cũng có thể gây thương tổn ở bàn chân, lòng bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.

Bệnh gout là tình trạng mà bạn gặp phải khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric [UA] – axit có thể hình thành các tinh thể nhọn giống kim trong các khớp. Thời gian phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần tùy theo mức độ. Bạn có thể điều trị bệnh gout bằng sử dụng các loại thuốc chống viêm [chống đau, sưng đỏ] hoặc thuốc làm giảm axit uric. Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống cũng sẽ giúp cho bạn phá vỡ các phân tử axit uric cũng hỗ trợ bạn trong việc điều trị.

7. Mụn nước

Mụn nước là các túi da phồng, mềm và có chứa đầy chất lỏng trong suốt, nó thường gây đau đớn và có thể cản trở quá trình đi đứng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là phải tránh chọc thủng nó. Hãy vệ sinh vùng da bị mụn nước thật kỹ lưỡng, sau đó dùng cây kim [may đồ] đã được khử trùng để mở một góc của mụn nước nằm gần lòng bàn chân nhất. Hãy để dịch bên trong chảy hết ra và sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh lên và dùng gạc băng lại. Tương tự như vậy, bạn hãy làm theo các bước chăm sóc trên nếu như có một mụn nước tự vỡ ra.

8. Dày sừng lòng bàn chân

Dày sừng lòng bàn chân là những rối loạn di truyền hiếm gặp được đặc trưng bởi chứng tăng sừng lòng bàn chân.

Hầu hết dày sừng lòng bàn chân không nghiêm trọng và di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nhiễm trùng thứ phát là phổ biến. Ví dụ: Hội chứng Howel-Evans: Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường có các biểu hiện ngoài da, khởi phát từ 5 tuổi đến 15 tuổi. Ung thư thực quản có khả năng phát triển ở độ tuổi trẻ.

Phương pháp điều trị: Bao gồm các chất làm mềm, chất bạt sừng, và loại bỏ vảy da. Nhiễm trùng thứ phát cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Đôi khi retinoid uống sẽ được sử dụng.

Chai cứng da bàn chân là một trong các bệnh về lòng bàn chân thường gặp

9. Chai cứng da bàn chân

Chai là một vùng da ở trên hoặc giữa hai ngón chân trở nên dày và cứng lên. Ngón chân cái và ngón út thường sẽ hay bị chai. Chai cũng thấy ở gót chân.

Nếu chai quá dầy và gây đau, khó khăn đi lại, nên tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán điều trị.

Bởi vậy, bàn chân cũng cần phải được chăm sóc chu đáo như đi giày dép phù hợp, vệ sinh đôi bàn chân... để chân luôn luôn trong tình trạng tốt lành.

10. Căng cơ bàn chân

Căng cơ bàn chân thường xảy ra khi các cơ căng giãn quá mức và lòng bàn chân phải chịu áp lực lớn. Theo thống kê thì tình trạng này đang khá phổ biến ở nhóm đối tượng thường xuyên mang giày cao gót hoặc sử dụng đôi chân trong thời gian dài không nghỉ.

11. Tê lòng bàn chân

Tê lòng bàn chân thường sẽ xảy ra ở những người có tư thế xấu khiến khí huyết khó lưu thông. Trường hợp này thì không nghiêm trọng, tê bì có thể giảm sau vài phút massage, duỗi chân hoặc đi lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác lòng bàn chân có thể bị tê do chấn thương, hội chứng đường hầm cổ chân, bệnh lý liên quan đến mạch máu và dây thần kinh.

12. Nhiễm khuẩn nấm ở móng chân

Nhiễm khuẩn nấm nhỏ cũng có thể xâm nhập vào bên trong móng chân thông qua một vết nứt hoặc gãy ở móng. Bệnh sẽ gây ra nhiễm trùng làm cho móng dày, đổi màu và giòn hơn.

Nấm thường có xu hướng phát triển mạnh với những nơi ấm và ẩm ướt. Do đó, chúng có thể lan truyền mầm bệnh tới những người thường đi bơi nhiều hoặc những người tiết mồ hôi chân quá nhiều. Thông thường, bệnh nhiễm trùng sẽ không tự hồi phục và có thể gây ra khó khăn trong việc điều trị.

Các loại kem thoa trị nấm cũng chỉ có tác dụng chữa trị đối với các trường hợp nhẹ. Sử dụng thuốc kháng nấm hoặc phẫu thuật để loại bỏ móng nhiễm nấm là biện pháp tốt nhất để trị dứt bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này.

Bởi vậy, bàn chân của bạn cũng cần được chăm sóc chu đáo như đi giày dép phù hợp, vệ sinh đôi bàn chân... để chân luôn luôn trong tình trạng tốt lành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bị nước ăn chân nên bôi thuốc gì?

Thông thường trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi kháng nấm tại chỗ như: thuốc nhóm allylamine, nhóm azole như ketoconazole, clotrimazole, econazole,... Những loại thuốc này có tác dụng ngay tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn, chống bội nhiễm.

Tại sao bàn chân bị rò?

Nguyên nhân gây bàn chân bị lỗ rỗ? Mặc dù cơ chế gây bệnh chưa thực sự rõ ràng, nhưng có một số chủng gây ra tình trạng này như corynebacteria, Dermatophilus congolensis, Kytococcus sedentarius, actinomyces và Streptomyces tham gia vào việc gây nên tình trạng này.

Pitted Keratolysis là gì?

Bệnh hôi chân [Pitted Keratolysis] là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp ngoài của da. Có bàn chân khô và bong tróc, bàn chân sẽ bốc mùi hôi hơn người bình thường, vuất hiện các lỗ, lỗ chân lông nhỏ ở lòng bàn chân và đáy bàn chân.

Lòng bàn chân đó là bệnh gì?

Lòng bàn chân có màu quá đỏ: cơ thể bạn đang bị nóng trong, lúc này bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện. Lòng bàn chân có màu vàng: mắc bệnh gan. Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: lưu thông máu kém. Lòng bàn chân có màu trắng: cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.

Chủ Đề