Bảng đánh giá hiệu quả khi làm modification

Mô hình SAMR được thiết kế bởi Tiến sĩ Ruben Puentedura với mục đích mô tả, hướng dẫn cách ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu quá trình ứng dụng bảng trắng tương tác cho mô hình SAMR, hiệu quả tích cực đối với nền giáo dục hiện đại.

1. Mô hình SAMR là gì?

SAMR là viết tắt của các từ Substitution [Thay thế], Augmentation [Mở rộng], Modification [Sửa đổi] và Redefinition [Định nghĩa lại].

Mô hình SAMR được mô tả là từng cấp độ ứng dụng những tiến bộ của công nghệ vào giáo dục từ thay thế, đến phát triển mở rộng, đến sửa đổi những điều cũ kỹ và cuối cùng là định nghĩa lại phần mà công nghệ đã biến đổi.

Nội dung và cách phân nhóm trong mô hình SARM của Tiến sĩ Ruben Puentedura

Mô hình này thường được sử dụng để làm thang đánh giá mức độ hiệu quả của công nghệ vào giáo dục trong xu hướng EdTech hiện nay. Ví dụ:

  • S – Substitution: Thay thế

Đây là mức đầu tiên, trong thang đánh giá. Ở mức này, công nghệ chỉ dừng ở việc ứng dụng cái mới để thay thế cái cũ.

Ví dụ: chuyển từ hình thức thầy đọc – trò ghi chép sang thầy gửi tài liệu, bài giảng – học sinh sẽ đọc trước và tham gia thảo luận.

  • A – Augmentation: Mở rộng

Đến giai đoạn thứ 2, học sinh được yêu cầu vận dụng công nghệ như sử dụng thiết kế bài thuyết trình như Canvas, Powerpoint thay vì phát biểu bằng lời hoặc vẽ tranh minh họa trên giấy như trước đây.

  • M – Modification: Sửa đổi

Giáo viên và học sinh có thể thực hiện học tập hỗn hợp kết hợp cho phép học tập trên lớp và trực tuyến ngay cùng một thời điểm. Sự linh hoạt này cho phép học sinh được học tập liên tục, không bị gián đoạn bởi bất cứ lý do khách quan nào.

  • R – Redefinition: Định nghĩa lại

Đây là mức độ cao nhất, khi mà các tiến bộ được ứng dụng và tạo ra những đổi mới. Sự chuyển đổi này có thể thay thế hoàn toàn cho cái cũ và cần định nghĩa lại. Ví dụ: Mô hình lớp học ảo là sự kết hợp của công nghệ và cho phép học tập trực tuyến linh hoạt.

SAMR có thể được coi như một thước đo về hiệu quả của ứng dụng công nghệ trong xu thế EdTech

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quá trình ứng dụng và đánh giá mức độ hiệu quả của bảng trắng kỹ thuật số thông qua mô hình SAMR.

2.1 Bảng trắng kỹ thuật số thay thế bảng đen/bảng trắng truyền thống

Ở mức thang S: Bảng trắng kỹ thuật số đã được sử dụng và thay thế cho bảng đen hoặc bảng trắng truyền thống. Giáo viên và học sinh có thể trực tiếp viết, vẽ, cùng tương tác ngay trên màn hình.

Sử dụng màn hình tương tác thay thế bảng phấn là một phần trong mô hình SAMR

2.2 Mở rộng nội dung bài giảng nhờ công cụ đắc lực

Ở mức thang A, bảng trắng kỹ thuật số tích hợp nhiều công cụ đắc lực giúp việc giảng dạy trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ: Truy cập trực tiếp lên internet để lấy các video, hình ảnh đưa ngay vào bài giảng để minh họa cho bài viết

Dưới đây là một video ví dụ về myViewBoard của ViewSonic giúp việc học tập trở nên hiệu quả.

Mô hình phòng học thông minh ViewSonic tại Sự kiện Ngày chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2022

2.3 Mang tới trải nghiệm tốt cho người dạy và học

Ở mức thang M, bảng trắng kỹ thuật số với nhiều tính năng tích hợp tiện lợi cho người dùng, mang lại những trải nghiệm tốt cho người dùng.

Ví dụ: Trên bảng trắng kỹ thuật số có tích hợp nhiều công cụ và dễ dàng truy cập Internet nên việc tìm kiếm thông tin, chia sẻ màn hình trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, thiết bị này giúp thúc đẩy tương tác giữa giáo viên và học sinh nhanh chóng, đơn gian trong cùng một thời gian thực. Đây là điểm vượt trội hơn so với học qua các video đã được thu sẵn.

Thêm nữa, các bài giảng trở nên sinh động hơn, học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức thông qua các hình ảnh minh họa trực quan. Dần dần, việc sử dụng bảng trắng kỹ thuật số càng trở nên phổ biến hơn. Thay đổi cách giảng dạy trong môi trường giáo dục.

Màn hình tương tác cho phép giáo viên thiết kế bài giảng với hình ảnh trực quan, sinh động giúp học sinh ghi nhớ lâu

2.4 Chuyển đổi, tạo ra trải nghiệm mới cho người học, người dạy

Ở mức cuối cùng, bảng trắng kỹ thuật số đã được ứng dụng trong các mô hình lớp học ảo, lớp học thông minh. Điều này cho phép hình thức học tập mới ra đời như học tập kết hợp, lớp học ngược, lớp học thông minh,…

Như vậy, thông qua hành trình qua từng bậc thang của mô hình SAMR thì có thể thấy bảng trắng kỹ thuật số là một giải pháp EdTech hiệu quả.

3. Đánh giá EdTech và mô hình SAMR

Theo các chuyên gia ViewSonic, mô hình SAMR không phải mô hình để đo lường hiệu quả của công nghệ được áp dụng vào việc học tập. Bởi vì, mô hình này không thể đánh giá được toàn bộ các công nghệ được ứng dụng cho giáo dục.

Mô hình này chỉ phù hợp là một phương pháp phân nhóm việc thực thi ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục.

Mô hình này rất phù hợp để đánh giá hiệu quả của màn hình tương tác, tuy nhiên không phải với tất cả các loại công nghệ

4. Bảng trắng kỹ thuật số của Viewsonic và những tính năng vượt trội

Bảng trắng kỹ thuật số của ViewSonic còn được gọi là Phần mềm bảng tương tác Whiteboard. Đây là một lĩnh vực thuộc hệ sinh thái myViewBoard chuyên cung cấp các giải pháp giáo dục tiên tiến, thúc đẩy phát triển trong giáo dục.

  • Cung cấp công cụ giúp bài giảng thêm sinh động
  • Tăng tương tác
  • Đa dạng các mẫu bài giảng sáng tạo
  • Giúp ghi nhờ bài học tốt hơn
  • Thu hút người học tham gia vào bài giảng

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm bảng tương tác WhiteBoard ở bài viết dưới đây: Khám phá 6 tính năng phần mềm bảng tương tác giáo dục Whiteboard

Mô hình SARM là một gợi ý để làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của các phần mềm, thiết bị công nghệ vào thực tiễn theo xu hướng EdTech. Tuy nhiên, bạn cần xem xét mức độ phù hợp của mô hình này với từng loại EdTech để đảm bảo đánh giá chính xác và khách quan trước khi thay đổi cách dạy học mới.Việc ứng dụng bảng trắng tương tác cho mô hình SAMR chưa đem đến hiệu quả do mô hình SARM chưa phù hợp.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan tới mô hình SARM hay các sản phẩm của ViewSonic, hãy liên hệ với website ViewSonic hoặc Fanpage ViewSonic Classroom VietNam để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Chủ Đề