Bảng kê tt biên lai su dung mau nào năm 2024

Hướng dẫn cách lập Biên lai thu tiền theo Thông tư 133 và 200 - Mẫu 06-TT, Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

  1. Mẫu Biên lai thu tiền:

Đơn vị: Kế toán Thiên Ưng Địa chỉ: ……………… Mẫu số 06 - TT [Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính]

BIÊN LAI THU TIỀN Ngày…. tháng….. năm….

Quyển số:….….….….

Số:….….….……….

Họ và tên người nộp:........................................................................................ Địa chỉ:................................................................................................................ Nội dung thu:.......................................................................................... Số tiền thu: ….….….….….….….…. [Viết bằng chữ]:.................................... ....................................................................................................

Người nộp tiền [Ký, họ tên]

Người thu tiền

[Ký, họ tên]

Tải mẫu Biên lai thu tiền theo Thông tư 133:

Tải mẫu Biên lai thu tiền theo Thông tư 200:

Nếu bạn không tải về được thì có thể làm theo cách sau: Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: ketoanthienung@gmail.com [Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải]

II. Cách lập BIÊN LAI THU TIỀN

1. Mục đích: - Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển. Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền. - Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền. - Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD...

Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.

Biên lai thu tiền được lập thành hai liên [Đặt giấy than viết một lần].

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.

Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày [Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng] và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật phí, lệ phí... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.

Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht năm 2023? [Câu hỏi của chị Loan - Hà Tĩnh]

Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht năm 2023?

Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht là mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC dùng để đề nghị hoàn thuế đối với các trường hợp như sau:

- Hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác.

- Hoàn thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công [áp dụng cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập].

Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht như sau:

Tải Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht năm 2023 tại đây. Tải về.

Mẫu bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/ht năm 2023? [Hình từ Internet]

Chứng từ trong quản lý thuế bao gồm các loại nào? Nội dung chứng từ khấu trừ thuế có gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ trong quản lý thuế bao gồm các loại như sau:

- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Biên lai gồm:

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá.

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá.

+ Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.

*Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.

Trong đó, chứng từ khấu trừ thuế bao gồm các nội dung như sau:

- Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế [nếu người nộp thuế có mã số thuế];

- Quốc tịch [nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam];

- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.

Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.

Thời điểm lập chứng từ là khi nào?

Theo quy định Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập chứng từ như sau:

Thời điểm lập chứng từ
Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.

Theo đó, thời điểm lập chứng từ là các thời điểm như sau:

- Thời điểm khấu trừ thuế TNCN.

- Thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế TNCN, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai.

Chứng từ điện tử được định dạng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ điện tử được định dạng như sau:

[1] Đối với biên lai:

- Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML [XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin].

- Định dạng biên lai điện tử gồm 02 thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.

- Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

[2] Đối với chứng từ khấu trừ thuế TNCN:

- Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc của chứng từ.

*Lưu ý: Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

Chủ Đề