Bánh đa gấc mua ở đâu

Bánh Đa Gấc Vĩnh Lương Kẻ SặtĐặt sản ViệtDate: 2022,⛔ Đã đặt chân lên mảnh đất Hải Dương xinh đẹp là không ai không thưởng thức món bánh đa gấc Kẻ Sặt. Bánh đa thì có ở nhiều huyện trong tỉnh nhưng chỉ có ở huyện Kẻ Sặt mới làm ra chiếc bánh đa gấc thơm ngon trứ danh,. Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc được cuộn tròn thành từng cuộn , nổi tiếng thơm ngon của xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương và trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này. ⛔ Bánh đa gấc kẻ sặt – món ăn tuyệt vời dành cho dân nhậu, nổi tiếng khắp bốn phương với hương vị vô cùng đặc biệt : vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi.Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới trở thành đặc sản của Hải Dương và nổi tiếng như món bánh gai hay món bánh đậu xanh Hải Dương .⛔ Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi và hương gạo mới. Khác với những loại bánh đa khác, bánh đa gấc Kẻ Sặt được cuộn tròn thành từng cuộn , nổi tiếng thơm ngon của xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương.Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay người ta còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn và lạ mắt cho chiếc bánh.Để làm nên chiếc bánh đa đặc sản Hải Dương này, người dân nơi đây phải vô cùng khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Gạo làm cần đạt yêu cầu ngọt, tới và nhiều bột. Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, loại vừng tấm thơm bùi là tốt nhất. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày thì bánh mới thơm và bùi.Công đoạn làm bánh cũng khá phức tạp. Ngâm gạo trong nước sạch khoảng từ 1 đến 2 tiếng. Sau đó, vớt lên để ráo và cho vào cối xay. Những gia đình làm bánh lâu năm đều có cối xay bột bằng đá và xay thủ công – một trong những yếu tố chính làm nên món bánh đa đặc sản nơi đây đấy. Trong quá trình xay gạo, vừa xay vừa đổ nước vào để bột có nồng độ vừa phải, không loãng cũng không quá đặc để vắt lọc bằng vải. Đường được đun chảy và hòa với bột theo tỷ lệ nhất định để vị bánh ngọt vừa ăn.

#banhdagac,#banhdagacVinhLuong,#banhdagockesat,#banhdahaiduong

Chi tiết sản phẩm

SKU Thương hiệu Kho hàng d
s6415023212
OEM
Hải Dương
817

Nghề làm bánh đa gấc đã có hơn 30 năm tại thị trấn Kẻ Sặt và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cho đến nay bánh đa gấc vẫn giữ được vị ngon ngọt không đâu sánh bằng, nức tiếng gần xa và trở thành thứ quà quê không thể thiếu của những người con Hải Dương.

Những sáng tinh mơ cặm cụi

“Ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn thêm" - là câu nói cửa miệng của người dân Tráng Liệt và thị trấn Kẻ Sặt [huyện Bình Giang - Hải Dương] về món bánh đa gấc Kẻ Sặt - một món quà quê đặc biệt chỉ nơi đây mới có.

Bánh đa gấc thành phẩm được bán với giá từ 45.000 - 50.000 đồng/túi. Bánh có màu đỏ đặc trưng của gấc, rất bắt mắt. Ảnh: Ngọc Hoa

Đã hơn 30 năm gia đình bà Phạm Thị Ngọc – Chủ cơ sở bánh đa gấc Ngọc Khánh xã Tráng Liệt [Bình Giang] ngày nào cũng phải dậy sớm tinh mơ từ 2 - 3 giờ sáng, luôn tay, luôn chân làm cặm cụi tới tận chiều muộn để cho ra lò hàng trăm mẻ bánh đa gấc thơm ngon, giòn rụm phục vụ nhu cầu đặt hàng cao ở khắp nơi.

Bánh đa gấc Kẻ Sặt ngoài nguyên liệu chính là gạo tẻ còn được làm từ quả gấc chín. Để làm được những chiếc bánh đa thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Theo ông Phạm Văn Khánh, người có 20 năm kinh nghiệm làm bánh đa gấc ở xã Tráng Liệt, một chiếc bánh đa ngon chứa đựng rất nhiều cái tâm của người làm nghề. Yếu tố quyết định đầu tiên là tỷ lệ gạo, gấc, đường phải cân đối, hợp lý.

Đây là "bí kíp" gia truyền của mỗi hộ sản xuất, quyết định tới độ giòn, xốp, độ ngọt vừa của chiếc bánh. Cùng với các nguyên liệu như vừng, dừa, lạc, vị bùi, béo ngậy của gạo, ngọt mát của gấc hòa quyện sẽ tạo nên hương vị khó quên của món quà quê này, khiến ai đi xa cũng nhớ. "Trong tất cả các khâu, việc xay bột có vị trí rất quan trọng. Bột xay phải mịn để chiếc bánh có độ dẻo, dai" - ông Khánh nói.

Tiếp đến là công đoạn tráng bánh, chiếc bánh phải chín tới, nếu bánh chưa chín, khi đưa ra phơi bánh sẽ dễ bị nứt, vỡ. Đặc biệt, bánh đa gấc ngon nhất khi được phơi khô từ 2 - 3 nắng to, người làm bánh gọi là "được nắng". Những người làm nghề thường phải nghe ngóng thời tiết từ nhiều ngày trước. "Nghe dự báo thời tiết trên đài chưa đủ, chúng tôi vẫn phải kết hợp cả bằng kinh nghiệm dân gian như nhìn ráng chiều hoặc quan sát chuồn chuồn bay. Nếu ráng vàng thì nắng, ráng đỏ, trắng hoặc chuồn chuồn bay thấp là rất dễ mưa" - bà Phạm Thị Ngọc, chủ cơ sở bánh đa gấc Kẻ Sặt Ngọc Khánh cho biết.

Dù nắng nóng gay gắt rất khó chịu, nhưng với những người làm bánh đa gấc cũng là một niềm vui nhỏ khi công đoạn phơi bánh được rút ngắn hơn. Ảnh: Ngọc Hoa

Mỗi mẻ bánh khi phơi, người làm bánh phải trở đi trở lại 2 - 3 lần, bánh mới khô kỹ. Sau đó, bánh được cho lên bếp nướng. Lúc này người nướng bánh cần cảm nhận tinh tế độ chín của bánh bằng mắt, bằng tay, thậm chí bằng tai khi nghe những âm thanh lép bép do bánh đa chín nở. Điểm đặc biệt là khi chiếc bánh vừa chín tới vẫn có độ mềm, dẻo. Do vậy rất dễ cho việc cuốn tròn chiếc bánh, cắt ra thành từng khoanh nhỏ để đóng túi.

Sống với nghề vì tình yêu với thức quà quê hương

Có đến tận nơi, đưa chân vào khu bếp nơi mà gia đình bà Phạm Thị Ngọc tiến hành tráng bánh mới thực sự cảm nhận được sự vất vả và cực nhọc khi phải ngồi tráng bánh, cắt bánh luôn tay luôn chân giữa sức nóng hầm hập của bếp than tổ ong, không thể bật quạt, mồ hôi từng giọt mặn chát lăn trên vầng trán.

Vất vả là vậy nhưng với những hộ làm nghề tại đây lại rất vui mừng vì “tay làm hàm nhai”, chỉ sợ những ngày mưa, ẩm thấp kéo dài nhiều ngày, việc phơi bánh sẽ lâu khô, phải cách ngày mới có thể có mẻ bánh được làm và phải sấy bằng bếp than có phần mất công hơn rất nhiều.

Ở công đoạn tráng bánh phải lật nhanh tay, khéo léo để bánh không bị cháy, đòi hỏi người thợ phải làm lâu năm, biết căn thời gian hợp lý để bánh chín vừa tới. Ảnh: Ngọc Hoa

Ông Khánh cho biết, chiếc bánh đa gấc Kẻ Sặt bắt nguồn từ thị trấn Kẻ Sặt và xã Tráng Liệt [Bình Giang]. Ban đầu những người làm bánh đa ở đây chỉ sản xuất ra các loại bánh đa bằng đường kính trắng. Trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình tìm tòi, đến năm 1997, ông Khánh cùng một số người dân đã nghĩ ra cách làm bánh đa gấc thơm ngon như ngày nay. Lúc cao điểm có đến 30 gia đình làm nhưng nay chỉ còn khoảng 5 hộ ở xã Tráng Liệt còn giữ nghề. Hiện bánh đa gấc không chỉ được cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn đi các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với mức thu nhập trung bình khoảng 10 triệu đồng/người/tháng, người làm bánh đa gấc có cuộc sống ổn định hơn.

Dù là món đặc sản đã theo những người làm nghề ở đây bao lâu, nhưng theo bà Phạm Thị Ngọc, dù nghề mang lại kinh tế khá dư dả nhưng cũng không có nhiều người mặn mà, muốn học để duy trì, bởi lẽ “giờ nhiều nghề sạch sẽ, thu nhập cao mà người dân ở đây có thể tìm đến chứ không phải đầu tắt, mặt tối trong bếp cả đêm, nóng bức để làm, hiện tại chỉ còn những hộ đã làm từ thời cha ông vì quý nghề, vì tình yêu với thức quà quê chứa đựng biết bao sự giản dị, chân chất mà lưu giữ”.

Là một người con của xứ Kẻ Sặt từ lâu đã quá quen thuộc với món bánh đa gấc, chị Nguyễn Thị Thảo cho biết: “Tôi rất thích hương vị bánh đa gấc, nó mang dư vị đặc trưng không đâu có được. Mỗi khi đi đâu xa hoặc có bạn bè về chơi, tôi đều tìm mua bánh đa gấc làm quà cho mọi người"./.

Ngọc Hoa

Bánh đa gấc Kẻ Sặt Hải Dương là món đặc sản độc đáo của vùng đất này. Bánh được cuộn tròn thành từng cuộn như những chiếc ống chứ không mang dáng vẻ tròn và mỏng như các loại bánh đa khác.

Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu đôi nét về món bánh đa gấc Kẻ Sặt Hải Dương qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Bánh đa cua Hải Phòng mang hương vị của biển

Bánh đa gấc Kẻ Sặt Hải Dương

Bánh đa gấc Kẻ Sặt Hải Dương:

Nguyên liệu làm bánh đa gấc Kẻ Sặt:

Để có thể làm ra những cuộn bánh đa người làm phải rất công phu và nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm ra bánh phải được lựa chọn rất kỹ.  Gạo làm cần đạt yêu cầu ngọt, tơi và nhiều bột.

Vừng cũng phải chọn loại vừng tốt, loại vừng tấm là tốt nhất. Lạc được chọn phải là loại lạc già, nhân to, mẩy để dễ thái mỏng. Dừa phải chọn loại dừa già, cùi dày.

Cách làm bánh đa gấc Kẻ Sặt:

Khi đã có được các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, người làm bánh ngâm gạo trong nước sạch khoảng từ 1 đến 2 tiếng.

Sau đó, vớt lên để ráo và cho vào cối xay. Những gia đình làm bánh lâu năm đều có cối xay bột bằng đá và xay thủ công. Trong quá trình xay gạo, vừa xay vừa đổ nước vào để bột có nồng độ vừa phải, không loãng cũng không quá đặc để vắt lọc bằng vải.

Để có được nước bột vừa có vị ngọt, lại có vị của gừng tươi, những người làm bánh đã đun chảy đường và hòa với bột; gừng tươi thì được giã nhỏ và lọc lấy nước. Sở dĩ phải giã nhỏ để vị gừng được hòa tan trong nước, khi ăn, người ăn không gặp phải những miếng gừng trong bánh, tránh việc quá cay tại một chỗ.

Ngoài nước bột ngọt vị đường và thơm vị gừng, bánh còn được gia thêm vừng, lạc thái mỏng và dừa. Vừng đem ngâm, xát bỏ vỏ; lạc sống được thái thật mỏng, sau đó sảy bỏ vỏ. Dừa thái mỏng thành từng sợi.

Cách làm bánh đa gấc

Cách tráng bánh:

Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, việc tráng bánh được tiến hành. Cho vào nồi khoảng 2/3 nước so với dung tích nồi, đun đều lửa và giữ ổn định trong suốt quá trình tráng bánh. Khi nước sôi để khuôn lên miệng nồi múc một muôi bột đổ lên khuôn, dùng muôi dàn đều trên mặt khuôn [công đoạn này tương tự như tráng bánh cuốn].

Bánh đa Sặt, đặc biệt hơn bởi được tráng 2 lần. Lần thứ nhất rắc đều vừng, lạc, dừa lên mặt bánh. Sau đó tiếp tục múc một muôi bột nữa đổ lên trên láng đều kín hết nhân, đậy vung lại khoảng 1-2 phút mở vung ra, lúc này bánh đã chín, dùng ống nứa dài 40-50 cm có đường kính 7-8 cm đặt vào mép bánh đa, để bánh dính vào ống nứa sau đó từ từ nặn tròn vào ống nứa, đưa ống nứa đặt vào phên, lăn ống nứa ngược chiều khi cuộn bánh, chiếc bánh đa trải đều trên phên.

Trước khi đưa bánh sang phên người ta tiếp tục đổ bột vào khuôn, khi đưa bánh sang phên xong thì bánh trên khuôn chín; làm như vậy tiết kiệm thời gian.

Công đoạn phơi bánh:

Phên nứa dùng để phơi bánh được đặt ra ngoài nắng; khi ướt bánh dính vào phên, lúc khô bong ra. Khi bánh khô thu bánh quay vào cót để theo từng chồng. Nếu có khách mua thông thường người ta đóng bánh thành chục, lấy giấy báo bọc ngoài dùng dây buộc.

Để tiện cho khách mua, người làm bánh hơ qua lửa để bánh chín. Khi tráng và phơi xong, bánh có hình tròn. Tuy nhiên, khi quạt chín, bánh còn mềm và dẻo, người làm đã cắt bánh làm đôi theo hình bán nguyệt và cuộn tròn lại theo hình ống.

Việc cuộn lại là để tránh bánh bị vỡ vụn khi vận chuyển. Khi xưa, bánh có màu vàng óng, nhưng ngày nay, hầu hết những hộ làm bánh hiện tại [chỉ còn rất ít hộ làm] cho thêm màu đỏ của gấc để bánh có màu hấp dẫn hơn.

Cắt bánh cho vào túi

Thưởng thức bánh đa gấc Hải Dương:

Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị bùi và béo của bánh khiến nó đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường luôn gây cảm giác khô.

Thưởng thức bánh đa gấc Hải Dương

Nếu có dịp dừng chân trên quê hương Hải Dương này bạn nhớ ghé qua và tìm cho mình những chiếc bánh đa gấc Kẻ Sặt này thưởng thức và làm quà cho người thân nhé!

Video liên quan

Chủ Đề