Bánh ú nước tro giá bao nhiêu năm 2024

Theo nhiều tiểu thương, do TP.HCM đang giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nguồn cung hàng hóa không dồi dào như các năm nên giá một số mặt hàng cúng đều nhích nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Bánh ú nước tro cúng Tết Đoan ngọ tại TP.HCM ngày 14/6 có giá đến 100.000 đồng/chục. Ảnh: Hồng Phúc.

Đáng chú ý nhất là bánh ú nước tro, loại bánh không thể thiếu dịp Tết Đoan Ngọ. Giá bánh ú nước tro được nhiều người đánh giá tăng chóng mặt, vượt 100.000 đồng/chục, trong khi các năm chỉ dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/chục, tức tăng gấp rưỡi đến gấp đôi.

Tại chợ Bà Chiểu [quận Bình Thạnh], bánh ú nước tro loại có nhân hầu hết được người bán báo giá 100.000 đồng/chục, không nhân 60.000 - 70.000 đồng/chục. Một địa điểm khác cũng tại chợ này chắc giá bánh ú nước tro 110.000 đồng/chục, trả giá mấy cũng không bán.

Tiểu thương tại chợ Tân Định bán bánh ú nước tro có nhân, khá nhỏ nhưng đã 90.000 đồng/chục, loại không nhân 60.000 đồng/chục. Theo người bán, nguyên nhân bánh ú nước tro năm nay tăng mạnh vì giá lấy từ các mối sỉ đã tăng so với năm ngoái, nên không thể giữ giá như các năm được.

Anh Phúc Thịnh [ngụ quận Bình Thạnh] cho biết "sốc" khi nghe bánh ú nước tro năm nay lên đến cả trăm nghìn đồng/chục. Do dịch bệnh, anh không muốn kỳ kèo nên lấy vội một chục bánh ú rồi tranh thủ đi mua thêm ít đồ khác. "Bánh ú năm nay giá đắt quá, tăng gần gấp đôi nên tôi mua ít. Năm ngoái mua hai ba chục lận", anh nói.

Nếp cẩm dịp Tết Đoan ngọ khá đắt hàng, giá từ 25.000 - 30.000 đồng/hộp. Ảnh: Hồng Phúc.

Bà Loan - chủ một lò bánh ú nước tro tại quận 8, TP.HCM cho biết Tết Đoan ngọ hàng năm, cả xóm nhộn nhịp, nhà nào cũng làm với số lượng ít nhất lên đến hàng chục nghìn bánh, rồi phân phối cho các chợ trong thành phố. Nhưng năm nay Covid-19 phức tạp, hạn chế tập trung nên số lượng bánh giảm đi nhiều.

Bà cũng nói thêm giá thành từ lá tre, nếp, đường, đậu hầu hết đều tăng 20-30% nên bánh gói ra cũng phải bán tăng nhẹ, dù rất muốn giữ giá. Đó là lý do giá bán lẻ bánh ú nước tro năm nay tăng chóng mặt, đồng thời, cũng không còn thấy cảnh bánh ú được bán nhan nhản ngoài đường như các năm trước.

Cơm rượu cũng tăng giá, vải thiều chỉ 35.000 đồng/kg

Không chỉ bánh ú nước tro, giá cơm rượu năm nay cũng tăng nhẹ và sức mua khá tốt. Mới sáng sớm, một tiểu thương tại chợ Bà Chiểu đã bán hết cơm rượu nếp trắng và chỉ còn cơm rượu than. Giá mỗi hộp nhỏ là 25.000 đồng, hộp lớn 30.000 - 35.000 đồng.

Hoa và các loại trái cây dịp Tết Đoan ngọ tại TP.HCM có giá không tăng đáng kể so với ngày thường. Ảnh: Hồng Phúc.

Các loại lá xông, xương rồng có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/bó. Hoa tươi các loại rất dồi dào và giá tốt như cúc chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/bó, cát tường 30.000 đồng/bó, hoa ly hơn 150.000 đồng/bó. Nhiều loại trái cây đang vào chính vụ nên giá tại TP.HCM cũng rẻ hơn so với các năm, vải thiều 35.000 đồng/kg, xoài 40.000 đồng/kg, quýt đường 50.000 đồng/kg…

Thị trường Tết Đoan ngọ năm nay tại TP.HCM có nhiều điểm đặc biệt, khi Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, TP đang trong thời gian giãn cách xã hội. Ghi nhận cho thấy, tất cả người dân đều chủ động đeo khẩu trang khi đi mua đồ cúng để phòng dịch.

Trưa 14/6, Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng đã quyết định sẽ tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng thêm 14 ngày.

Sau đây là bảng giá Bánh Ú Đoan Ngọ Đại Phát 2021. Đặt bánh Đại Phát chính hãng, chiết khấu cao tại trungthudaiphat.com.vn

BẢNG GIÁ BÁNH Ú ĐOAN NGỌ ĐẠI PHÁT 2023

Trân trọng gửi quý khách hàng bảng giá Bánh Ú Đoan Ngọ Đại Phát 2021 từ Tổng công ty. Bảng giá chưa bao gồm chiết khấu cho khách hàng.

Để biết mức chiết khấu ưu đãi, quý khách hàng lựa chọn bánh, số lượng và liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0909 238 138 hoặc email LHdaiphat@trungthudaiphat.com.vn để được phản hồi nhanh nhất.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là "Tết diệt sâu bọ" là ngày Tết quan trọng thứ 2 trong năm, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống của người Việt, trên bàn thờ dâng lên tổ tiên, ngoài các loại trái cây, rượu nếp, chè, xôi… người dân thường cúng thêm bánh ú tro để cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức trong ngày 2/6 [ngày Mùng 4/5 Âm lịch], nhiều lò bánh ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân, Quận 8 [TP Hồ Chí Minh] đang tất bật gói, nấu bánh ú nước tro để kịp cung ứng ra thị trường.

Cơ sở gói bánh ú lá tre của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh [phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân].

Bánh ú nước tro được gói bằng tay, tỉ mỉ và có kích thước bằng nắm tay trẻ em. Nhân chủ yếu là nhân đậu xanh, sầu riêng, bí đỏ. Để làm ra một chiếc bánh ú nước tro, công đoạn đầu tiên là ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng 4 ngày. Tiếp đó là công đoạn làm nhân, chuẩn bị lá. Sau khi gói xong, bánh được luộc trong khoảng 2,5 - 3 giờ. Mỗi chục [12 chiếc] bánh ú nước tro có giá bán từ 70.000 - 80.000 đồng.

Lá tre được gia đình chị Thanh mua từ tỉnh Tây Ninh mang về dùng để gói bánh.

Mỗi chiếc bánh cần 3 chiếc lá tre để gói.

Khoảng một phút là gói xong một chiếc bánh.

Bánh ú nước tro nhân đậu xanh ăn có độ dai, không quá ngọt.

Bà Lê Thị Em [61 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh] gắn bó với nghề gói bánh ú gần 40 năm, cho biết: “Năm nay, gia đình làm gần 30.000 bánh ú nước tro để cung ứng ra thị trường. Để kịp sản xuất số lượng bánh lớn, có được chất lượng tốt nhất, gia đình đã huy động 12 người tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện các công đoạn làm bánh”.

Bà Lê Thị Em [61 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh] kiểm tra nồi bánh ú. Bánh được luộc trong khoảng 2,5 – 3 giờ.

Sau khi vớt ra ngoài, bánh ú được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh để giữ được độ dai của bánh.

Mỗi chùm bánh 12 cái, bà Em bán lẻ từ 75.000 – 80.000 đồng, còn giao mối thì giá 65.000 – 70.000 đồng.

Theo bà Em, mặc dù giá cả mọi thứ đều tăng nhưng giá bánh năm nay bà vẫn giữ như năm ngoái. Theo đó, giá bán lẻ mỗi chùm bánh 12 cái là từ 75.000 – 80.000 đồng, còn giao mối thì 65.000 – 70.000 đồng. Hầu hết bánh làm ra bà đều giao cho mối quen, còn lại một số ít bán tại lò bánh.

Khách tìm đến tận cơ sở làm bánh của bà Em để mua.

Còn tại lò bánh của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh [phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân], chị cũng huy động nhiều người gói bánh để kịp giao cho khách.

“Gia đình tôi làm bánh ú lá tre cũng được hơn 30 năm rồi. Từ mùng 1/5 Âm lịch, gia đình tôi đã bắt đầu làm bánh cho đến tết Đoan Ngọ. Năm nay, gia đình gói số lượng ít, khoảng 5.000 bánh để cung ứng ra thị trường. Bánh cũng làm giống nhiều nhà khác, cứ làm bình thường vậy, khoảng một phút là gói xong một chiếc bánh”, chị Thanh chia sẻ.

Chủ Đề