Báo cáo khi luận văn bị rao bán trên mạng năm 2024

1/Chẳng phải mất hằng tuần hay hằng tháng tìm tòi học hỏi, tìm tài liệu, người học chỉ cần bỏ ra từ vài triệu đến vài chục triệu đồng là có thể có được một bài báo cáo, bài luận văn chi tiết đầy đủ trong thời gian mong muốn. Có cầu ắt có cung, hiện tượng bát nháo trong việc làm các văn bản này hoạt động chủ yếu trong các hội nhóm kín trên mạng xã hội.

Truy cập nhóm kín “Làm luận văn - khóa luận - chuyên đề - báo cáo thực tập - đề án” trên Facebook với 45,3 nghìn thành viên, liên tục có những dòng trạng thái tìm người viết bài thuê, từ làm báo cáo kiến tập công ty, sửa luận văn thạc sĩ theo yêu cầu giáo sư chuyên ngành chính sách công đến báo cáo đề tài ngành luật dân sự... Ở dưới là hàng chục đến hàng trăm bình luận nhận việc với các tiêu chí làm hài lòng khách hàng như “chính chủ không cần cọc”, “cùng chuyên ngành cam kết uy tín”...

Nhiều tài khoản còn cung cấp dịch vụ chuẩn chỉnh và đa dạng từ khâu cung cấp số liệu - công đoạn mất nhiều thời gian khảo sát nhất, đến trình bày văn bản, trình chiếu hình ảnh, kiểm tra đạo văn cho đến chỉnh sửa đạt yêu cầu đối với tất cả mọi luận văn, báo cáo, khóa luận... thuộc mọi ngành nghề. Thường những người này - gọi là đầu mối, sẽ nhận việc này rồi chia cho người sau, phần trăm chia theo thỏa thuận. Mỗi “đường dây” như vậy thường có khoảng bốn đến sáu người chuyên nghiệp trong việc làm giả các văn bản, có kinh nghiệm và có những công cụ thông minh phục vụ công việc như kiểm tra sao chép văn bản, kiểm tra nguồn chính thống, phân tích định lượng các mô hình để lấy số liệu...

Một lần bí bách khi hạn nộp báo cáo đến mà chưa làm xong, bạn Trần Linh có lên hội nhóm và đăng trạng thái ẩn danh “Tìm bạn làm báo cáo liên quan đến luật dân sự”. Chưa đầy 5 phút, rất nhiều tài khoản bình luận “nhận việc”, giá chung phải trả cho một báo cáo khoảng từ bốn triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào yêu cầu như độ dài, số lượng số liệu, tính độc quyền, số lần sửa... Đối với khóa luận hay luận văn các cấp cao hơn, đòi hỏi nhiều tính sáng tạo hơn, giá sẽ khoảng từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng cũng có.

2/Quá trình cung - cầu diễn ra sôi nổi cũng tạo cơ hội cho nhiều kẻ xấu thực hiện ý đồ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng việc sử dụng các tài khoản mạng xã hội ảo lấy lý do bảo mật thông tin, nhiều kẻ xấu đã tiếp cận những người có nhu cầu, nhắn tin trao đổi rồi chiếm đoạt tiền cọc hoặc toàn bộ tiền bài trong khi chất lượng sản phẩm không được như cam kết ban đầu. Trường hợp của bạn Nguyễn Thị Khánh Vân, một người có nhu cầu thuê viết luận văn và cũng lên nhóm tìm người làm dịch vụ. Sau khi trao đổi thông tin và chốt giá, bạn Vân được yêu cầu chuyển một phần tiền cọc. Một thời gian sau, bài luận bạn Vân nhận được giống 100% một bài khác, sơ sài và cẩu thả hơn, số liệu cũng không chuẩn chỉnh, không đạt yêu cầu như thỏa thuận ban đầu. Khi bạn Linh yêu cầu hoàn phần tiền cọc và không tiếp tục hợp tác thì đã bị chặn tin nhắn, mất luôn số tiền cọc.

Hệ lụy của những trang giấy thật nhưng chất lượng giả này khiến cho việc trở thành cử nhân, thạc sĩ dễ hơn bao giờ hết. Việc gian lận nhưng lại dễ dàng tìm kiếm người thực hiện chỉ cần thông qua một thiết bị điện tử thông minh khiến cho nhiều sinh viên, học viên bình thường hóa hoạt động trái phép này. Thực trạng nạn thuê viết luận văn, báo cáo, khóa luận... tràn lan còn là báo động đỏ cho những tấm bằng vốn mang giá trị cao của xã hội nhưng thực chất lại là... hàng giả. Đó là lời cảnh tỉnh trong hoạt động giáo dục.

Theo luật sư Đặng Văn Cường [Văn phòng luật sư Chính Pháp], việc thuê viết hay người nhận viết thuê được xếp vào hành động gian lận trong thi cử, mức phạt cao nhất khi hành vi bị phát hiện chỉ dừng lại ở buộc thôi học. Nếu các luận văn đó không phải là một sản phẩm sao chép hay xâm phạm bản quyền thì vẫn chưa có chế tài xử phạt cụ thể, trong trường hợp đã cấp bằng thì sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà kỷ luật hay thu hồi các văn bằng, chứng chỉ đã cấp.

Để ngăn chặn tình trạng này, luật sư cho rằng, cần có chế tài xử phạt nặng hơn, mang tính răn đe hơn với cả người thuê viết và người nhận viết, cùng sự chung tay của cả những hội đồng chấm luận văn, chấm khóa luận chứ không chỉ riêng của lực lượng chức năng.

Thạc sĩ Lê Tấn Phúc, tốt nghiệp lớp cao học vật lý nguyên tử khóa 23 [năm 2015] tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bức xúc: “Mới đây, mình vô tình lên mạng tìm kiếm thông tin, bất ngờ phát hiện luận văn của người bạn bị đưa lên một trang chuyên kiếm tiền bằng việc rao bán luận văn tiến sĩ, thạc sĩ. Mình bèn gõ thử đề tài của mình thì thấy nằm trong chuyên mục thạc sĩ - cao học. Sau một hồi kiểm tra, hóa ra hầu hết mọi luận văn của học viên hay bài giảng của thầy cô trong lớp của mình đều bị đưa lên mạng, trong khi chính những tác giả này không hề hay biết. Mình cảm thấy vô cùng tức giận vì có kẻ xài đồ của mình và kiếm tiền trên mỗi lượt tải về”.

Luận văn của Phúc có tên “Khảo sát ảnh hưởng của bức xạ tương tự tia vũ trụ lên hợp chất hữu cơ mô phỏng môi trường liên sao”. Hàng loạt các đề tài khác của học viên trong lớp Phúc cũng bị lấy cắp đưa lên, như: “Nghiên cứu cộng hưởng lưỡng cực pygmy trong hạt nhân nguyên tử” của thạc sĩ Nguyễn Thị Chương, “Tiết diện tán xạ đàn hồi của các nucleon lên các bia hạt nhân hình cầu” của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Tùng, “Ảnh hưởng của sự đối xứng phân tử lên quá trình phát sóng điều hòa bậc cao” của Nguyễn Thị Ái Như...

tin liên quan

Trùng lặp, sao chép luận văn

Chính từ nhu cầu làm luận văn thạc sĩ quá cao nên “chợ luận văn” xuất hiện tràn lan trên mạng nhiều năm qua. Ở đó, người học có thể nạp tiền tải về luận văn rồi sao chép.

Chúng tôi truy cập vào trang 123doc.org thì thấy tràn ngập tài liệu về các lĩnh vực thuộc khối khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trong đó có kinh tế, tài chính, giáo dục, công nghệ thông tin, môi trường... Ngay khi truy cập, một cửa sổ nhảy ra mời đăng tải tài liệu với mức thu nhập 5 triệu/tháng. Phía dưới là thông tin “top doanh thu 7 ngày”, hiện lên những người có tài liệu được tải về nhiều nhất, với các mức thu nhập trong từ 2 đến gần 4 triệu đồng chỉ trong vòng 7 ngày. Ví dụ: tài khoản Thanh Hà bán được 112 tài liệu, thu về 3,6 triệu đồng; tài khoản Quỳnh Hương bán được 86 tài liệu, thu về hơn 2,7 triệu đồng. Người thấp nhất cũng thu về gần 2 triệu trong vòng 7 ngày gần đây.

Đa số các trang mua bán luận văn trên mạng hiện nay hoạt động theo phương thức các thành viên sở hữu tài liệu có thể mở tài khoản và đưa lên. Khi khách truy cập muốn tải tài liệu của chủ tài khoản về thì phải trả tiền online [bằng cách nạp các mệnh giá thẻ cào điện thoại], tiền sẽ gửi về cho chủ tài khoản [70%]. Chủ trang web lấy một phần phí gian hàng online [30%] như trong thỏa thuận đăng ký với chủ tài khoản.

Trang web mời đăng tài liệu để kiếm tiền

Dẹp các website tiếp tay cho kẻ cắp

Chúng tôi đặt câu hỏi: “Ở đâu ra mà một người lại có nhiều tài liệu để bán như thế?”. Theo Phúc: “Thông thường sau khi bảo vệ thành công luận văn, thư viện là nơi lưu trữ tài liệu giấy và file mềm. Hầu như các năm trước đây và khóa của tụi mình, luận văn, khóa luận bị lộ rất nhiều. Quá trình in ấn cũng có thể khiến file luận văn bị lọt ra ngoài. Nhất là các tiệm photocopy, in ấn trước cổng trường ĐH, họ tiếp nhận mỗi ngày hàng chục tài liệu. Chỉ cần một thao tác là file của người in đã bị họ lấy cắp”.

Phúc cho rằng nếu các trang web này tồn tại vì mục đích tạo ra kho tài liệu tham khảo bổ ích cho người học thì rất tốt. Nhưng sự biến tướng của nó bằng những việc như mời gọi đăng thông tin để kiếm tiền, có trang còn công khai đưa ra dịch vụ viết luận văn thuê... thì rõ ràng đã trở thành nơi tiếp tay cho những người ăn cắp công trình nghiên cứu của người khác.

Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Trịnh Thanh Sơn, Trưởng phòng sau ĐH Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: “Chúng tôi có những quy định và nguyên tắc làm việc để không xảy ra tình trạng lọt tài liệu ra ngoài. Người học khi vào tham khảo ở thư viện cũng chỉ được tham khảo tại chỗ. Tuy nhiên, nếu có mục đích xấu, với công nghệ ngày càng hiện đại, người học có thể sao chép mà thư viện không biết”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó viện trưởng Viện Đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, những trang web hoạt động cung cấp, mua bán luận văn công khai đã diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng dẹp bỏ. “Sự tồn tại ngang nhiên của nó đã tiếp tay cho hành động ăn cắp để trục lợi. Người tải về tham khảo phải trả tiền, tiền đó một phần vào tay chủ website, một phần vào tay người đăng tải. Nếu đăng tải sản phẩm không phải của mình, kiếm tiền một cách dễ dàng trên mồ hôi công sức của người khác, là vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm việc này”, ông Dũng nhận định.

Chủ Đề