Báo cáo xây dựng chính quyền điện tử

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm Điều hành thông minh [IOC] tháng 8/2020

Xây dựng Chính quyền điện tử tại tỉnh Phú Thọ được triển khai từ nhiều năm nay, tuy nhiên tổ chức thành hệ thống đồng bộ, liên thông, thống nhất được thực hiện quyết liệt từ năm 2019. Với nhiều nỗ lực trong tìm kiếm các giải pháp để khắc phục những thách thức của một tỉnh còn nhiều khó khăn, Phú Thọ đã xác định được các nhiệm vụ cụ thể cho xây dựng Chính quyền điện tử. Sau 2 năm, tỉnh đã có những bứt phá trong xây dựng Chính quyền điện tử, tạo đà cho phát triển Chính quyền số trong thời gian tiếp theo.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước có sự phát triển vượt bậc, được triển khai đồng bộ ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Tháng 6/2020, 100% các cơ quan nhà nước thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai, đến nay đã có 302 điểm cầu. Tháng 9/2020 liên thông hệ thống báo cáo quốc gia với hệ thống báo cáo cấp tỉnh, huyện, xã. Trung tâm điều hành thông minh được đưa vào hoạt động.

Tháng 3/2021, tại hơn 300 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể với trên 40.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh tham gia học tập trực tuyến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [Ảnh tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị tỉnh]

Hệ thống một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến được triển khai đồng bộ trong các cơ quan nhà nước, cung cấp 448 thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến mức độ 2 [bằng 22,55%]; 859 thủ tục hành chính ở mức độ 3 [bằng 43,23%]; 680 thủ tục hành chính ở mức độ 4 [bằng 34,22%].

Kết quả của 2 năm xây dựng Chính quyền điện tử liên thông, đồng bộ, thống nhất 3 cấp tỉnh, huyện, xã đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI], hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh [PAPI] được cải thiện. Năm 2020 chỉ số “Hiện đại hóa nền hành chính” trong xếp hạng cải cách hành chính [PAR INDEX] của tỉnh đạt 11,79/13 điểm [bằng 90,69%], góp phần đưa tỉnh Phú Thọ xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố [tăng 10 bậc so với năm 2019]; đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy với các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tháng 5/2021

Chính quyền điện tử bước đầu đã làm thay đổi cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh từ phương thức thủ công sang môi trường điện tử. Vì vậy, các nhiệm vụ được giải quyết nhanh chóng, chính xác, đồng bộ hơn. Hoạt động của cơ quan nhà nước được công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhân dân theo dõi, giám sát. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có thêm nhiều cơ hội thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính. Chi phí về thời gian, công sức, của cải vật chất cho cả cơ quan nhà nước lẫn tổ chức, người dân được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì Chính quyền điện tử đã hỗ trợ quan trọng để không làm gián đoạn các hoạt động chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; đồng thời hạn chế việc lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kết luận thông qua Đề án phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tại hội nghị BTV Tỉnh ủy tháng 8/2021

Có được các kết quả đó là do có sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, được thể hiện qua những chỉ đạo quyết liệt trong thời gian gần đây. Đồng thời, nắm bắt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng Chính phủ điện tử phải có cách nhìn tổng thể, nhưng hành động phải nhanh và bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch mang tính định hướng; văn bản chỉ đạo với các nhiệm vụ cụ thể về Chính quyền điện tử. Nổi bật là Nghị quyết số 55-NQ/TU về Đề án phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành ngày 13/8/2021. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu một chặng đường mới trong xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tại địa phương. Đề án đã cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ để thực hiện.

Trong quá trình triển khai, Sở đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương nắm bắt kịp thời khó khăn từ cơ sở để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính khả thi. Mọi ứng dụng, dịch vụ của Chính quyền điện tử phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm cho người sử dụng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông tăng cường hỗ trợ các cơ quan, đơn vị và người dân bằng hình thức cầm tay chỉ việc, mắc đến đâu gỡ đến đấy để giải quyết triệt để những vướng mắc liên quan đến quy trình nghiệp vụ.

Người dân được hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Giai đoạn 2021 - 2025 Phú Thọ xác định phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm chuyển đổi cơ bản hoạt động của chính quyền lên môi trường điện tử, môi trường số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của tỉnh. Định hướng đến năm 2030, Phú Thọ hoàn thành xây dựng Chính quyền điện tử từng bước xây dựng Chính quyền số trên nền tảng ứng dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn; triển khai các dịch vụ đô thị thông minh và cung cấp các dịch vụ cho người dân.

Để đạt được mục tiêu trên, Phú Thọ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm là: Phát triển Chính quyền điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp; Phát triển các hệ thống phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Xây dựng cơ sở dữ liệu, nền tảng hệ thống, hạ tầng số hướng tới Chính quyền số; Xây dựng đô thị thông minh; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Nâng cao các chỉ số thành phần trong xếp hạng cấp tỉnh PCI, PAPI, PAR INDEX.

Phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số là nhiệm vụ chưa có tiền lệ. Vì vậy, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao; đồng bộ triển khai ở các cấp, các ngành, đơn vị; kiên trì, bền bỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Như vậy, xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số mới đến được đích như đã đề ra.

Trịnh Hùng Sơn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,  Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Your browser does not support the audio element.

Cùng dự hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Năm 2021, là năm đầu thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Với quan điểm "Đầu tư ít, hiệu quả cao" đã được khẳng định đúng với tình hình thực tiễn của tỉnh. Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được triển khai đến 100% các cơ quan, đơn vị và sớm hoàn thành việc kết nối theo yêu cầu với các hệ thống của quốc gia; nền tảng chính quyền điện tử/chính quyền số đang được xây dựng trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tận dụng, kế thừa hạ tầng kỹ thuật, thiết bị sẵn có để phát triển, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Các hệ thống thông tin, hạ tầng mạng của tỉnh vận hành ổn định, thông suốt đảm bảo an toàn, an ninh trên không gian mạng; Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đồng hành, vào cuộc quyết liệt, qua đó đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả; 

Việc đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử/chính quyền số, chuyển đổi số trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả. 

Đặc biệt, năm 2020, tỉnh Ninh Bình được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng chuyển đổi số đứng thứ 8 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã đã thiết lập mạng nội bộ [LAN - Local Area Network]; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có máy tính sử dụng tại cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, tại cấp xã đạt khoảng 85%. Đã phủ sóng di động 2G, 3G cho 100% thôn, xã; phủ sóng 4G cho 100% khu vực trung tâm phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. 

Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai cho 196 cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh. Triển khai cung cấp cho các cơ quan Nhà nước tỉnh Ninh Bình 4.080 chứng thư số; đã triển khai cấp SIM PKI phục vụ việc ký số trên thiết bị di động cho 201 cá nhân của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. 

Đến nay, đã có 100% cơ quan, đơn vị đã thực hiện ký số hồ sơ, văn bản điện tử; có 86,9% hồ sơ, văn bản tại các sở, ban, ngành; 72,6 % cấp huyện thực hiện đầy đủ ký số tổ chức và cá nhân là lãnh đạo trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh; ước tính tiết kiệm tiền ngân sách năm 2021 khoảng 63,9 tỷ đồng… Về chuyển đổi số đã tập trung triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại xã Yên Hòa [huyện Yên Mô], đến nay đã sơ kết, đánh giá kết quả giai đoạn 1 được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá đạt kết quả, hiệu quả. 

Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí thí điểm giai đoạn 1 tại xã Yên Hòa đã nhân rộng triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số tại 13 xã trên địa bàn tỉnh. Thực hiện thí điểm mô hình Chính quyền số tại thành phố Tam Điệp…

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung chỉ ra những nội dung làm được, tồn tại của địa phương, các sở, ngành trong thực hiện chuyển đổi số; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, như: Các cơ quan chuyên môn của tỉnh tăng cường công tác tập huấn, nâng cao về kỹ năng số, chuyển đổi số, chính quyền số, kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và đảm bảo an toàn, an ninh mạng; 

Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của tỉnh, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung nghiên cứu xây dựng số hóa các văn bản giấy theo lộ trình.

Kế hoạch nâng cấp công nghệ thông tin, hạ tầng thực hiện chuyển đổi số; không ngừng cung cấp dịch vụ công của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... 

Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh: Ninh Bình đã đạt được kết quả khá cao trong công tác chuyển đổi số, năm 2020, tỉnh xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó một số chỉ số thành phần xếp thứ 3, thứ 5 trong xếp hạng toàn quốc. 

Từ những kết quả đã đạt được, Ban chỉ đạo đã có sự đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng, cách làm để có giải pháp thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo. 

Bên cạnh đó, Ninh Bình được chọn là tỉnh thực hiện thí điểm về công tác chuyển đổi số trong toàn quốc, đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy, với quan điểm thực hiện chuyển đổi số là nhiệm vụ tỉnh phải làm nên tỉnh phải nỗ lực, quyết tâm phải làm bằng được, làm tốt. 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Chủ tịch UBND cũng chỉ ra tồn tại của công tác chuyển đổi số hiện nay chính là chúng ta chưa hình dung được hết tổng thể về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong từng cấp, từng ngành, trong tư duy lãnh đạo, điều hành; 

Người làm công tác chuyển đổi số chưa có chuyên môn chuyên sâu, hiện đang sử dụng đội ngũ công chức văn phòng trong triển khai thực hiện nên việc ứng dụng và tham mưu chưa sâu sát, đề ra lộ trình, bước đi. 

Đội ngũ lãnh đạo các cấp vẫn còn tồn tại về nhận thức, quyết tâm chính trị về chuyển đổi số. 

Do đó, để thực hiện quả công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh theo đúng lộ trình, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ ra cách làm cần có sự thống nhất các nội dung thực hiện từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ số đến công dân số.

 Cần thống nhất về hạ tầng CNTT, bố trí nguồn nhân lực quản lý CNTT. Thống nhất các phần mềm tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh. Đề nghị các sở, ngành bám sát kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của UBND tỉnh đã ban hành để thực hiện hiệu quả. 

Xây dựng lộ trình thực hiện của Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu số hóa các thông tin, dữ liệu dễ khai thác. Sở Thông tin và Truyền thông phát huy vai trò của cơ quan tham mưu cho tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử; hướng dẫn thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đồng bộ trong toàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ giám sát các dự án chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh…

Xem trên Youtube

Hồng Vân - Minh Quang - Anh Tú

Video liên quan

Chủ Đề