Bảo cao xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội

[HG] - Trung đoàn bộ binh 114, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 30 năm thực hiện Chỉ thị 143 của Tổng Cục Chính trị về tiến hành cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội, giai đoạn 1992-2022.

Đại tá Võ Văn Phương, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo báo cáo, qua 30 năm, Đảng ủy Ban Chỉ huy Trung đoàn bộ binh 114 đã triển khai, thực hiện sâu rộng cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; công tác tuyên truyền ngày càng đổi mới, sáng tạo với nhiều hình thức thông qua các hội nghị, sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm, đọc báo và giao ban. Đơn vị xác định xây dựng môi trường văn hóa là một tiêu chí quan trọng để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tạo động lực để mỗi cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trung đoàn cũng phát huy nội lực xây dựng, củng cố doanh trại, các thiết chế văn hóa và mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống sinh hoạt. Đồng thời, chủ động triển khai, thực hiện hiệu quả việc phòng, chống ảnh hưởng của tư tưởng phản động, ấn phẩm xấu độc ảnh hưởng tới đời sống của bộ đội; thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể nơi đóng quân và đơn vị kết nghĩa tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương và phong trào xây dựng nông thôn mới...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đại tá Võ Văn Phương, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, yêu cầu thời gian tới, Đảng ủy Ban Chỉ huy Trung đoàn kịp thời nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu trong thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị cũng như kịp thời chấn chỉnh những cá nhân có nhận thức sai trái, lệch lạc về chính trị, đạo đức, lối sống. Ngoài ra, tích cực đổi mới, đa dạng các hình thức hoạt động văn hóa, vai trò của các tổ chức quần chúng; các thiết chế văn hóa trong xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú…

Tin, ảnh: VĂN NGUYỄN

Trung đoàn Bộ binh 974 [Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh] vừa tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm thực hiện Chỉ thị 143 của Tổng cục Chính trị về tiến hành cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội.


30 năm thực hiện Chỉ thị 143, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong đơn vị đã chú trọng xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị, văn hóa, tuyên truyền đầy đủ, nghiêm túc các chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...


Tại hội nghị, Trung đoàn Bộ binh 974 đã đề xuất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan, đơn vị. Trong đó, tập trung phát huy vai trò của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong xây dựng và củng cố các thiết chế văn hóa ở cơ quan, đơn vị; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp...


NAM ANH

Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, mỗi dân tộc đều hình thành nên một môi trường sống phù hợp với điều kiện, bản sắc văn hóa của đất nước. Quá trình phát triển của mỗi quốc gia tiến bộ là sự thay đổi hướng tới con người, xã hội, làm tăng phẩm chất người cũng như tính đa dạng xã hội; “tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân”, trong đó tính sáng tạo của cá nhân phải được phát huy, tạo điều kiện cho mọi tài năng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Ngay từ những ngày đầu bắt tay xây dựng mô hình xã hội mới, Đảng ta đã xác định: xây dựng môi trường văn hóa là một trong những nhiệm vụ chủ yếu… làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

         Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cao đẹp của quân đội thể hiện tính chân, thiện, mỹ và tính văn hóa cao, được xây dựng trên cơ sở tình thương yêu giai cấp. Cán bộ, chiến sĩ đoàn kết, thương yêu nhau như ruột thịt, cùng chung mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, đó là mối quan hệ thấm đẫm yếu tố nhân văn, văn hóa. Tính văn hóa trong môi trường quân đội vừa thể hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân, vừa trở thành nhu cầu tự thân, tất yếu khách quan trong quá trình phấn đấu xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Xây dựng môi trường văn hóa ở các đơn vị cơ sở là quá trình phấn đấu toàn diện, từ chuyển đổi trong tư duy, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, tạo lập các mối quan hệ hài hòa trong đơn vị, đến phấn đấu xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội. Đồng thời, đây cũng chính là quá trình phấn đấu xây dựng các giá trị văn hóa mới, bù đắp những giá trị văn hóa còn thiếu hụt và đấu tranh loại bỏ những yếu tố bảo thủ lạc hậu trong đơn vị.

         Trình độ hiểu biết về lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự giác ngộ sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cũng như nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ chính trị, các giá trị văn hóa tiêu biểu của Đảng, của dân tộc và quân đội sẽ là cơ sở cốt lõi, nền tảng bảo đảm tính định hướng chính trị cho quá trình xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở. Môi trường văn hóa bao giờ cũng phản ánh dấu ấn về phương diện văn hóa của các chế độ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong đó, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, bản sắc văn hóa dân tộc giữ vai trò định hướng chủ đạo cho sự phát triển môi trường văn hóa của mỗi thời kỳ. Vì thế, phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, là yếu tố quyết định bảo đảm thành công cho quá trình xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội. Việc thường xuyên giáo dục các quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ, ban hành kịp thời các quy chế, quy định và sự nhạy bén trong chỉ đạo, triển khai của các cấp ủy đối với công tác văn hóa nói chung, xây dựng môi trường văn hóa nói riêng, đã tạo nên những ưu điểm, thành công trong thực hiện cuộc vận động Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội thời gian qua. Cùng với việc thường xuyên tiến hành giáo dục nâng cao trình độ lý luận, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nắm chắc nội dung các chỉ thị, quy định và quy chế về xây dựng môi trường văn hóa, tiêu chuẩn đơn vị có môi trường văn hóa của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải coi trọng việc bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ những giá trị và truyền thống văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Cần định hướng về mô hình con người mới Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để từ đó giúp cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao chất lượng quá trình nhập thân văn hóa, có đủ kiến thức, bản lĩnh tham gia xây dựng và làm chủ môi trường văn hóa ở đơn vị.

         Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hệ thống thang giá trị xã hội đang có những biến động, thay đổi. Cùng với sự phát triển tiến bộ, đã xuất hiện những tư tưởng quá coi trọng phát triển đời sống vật chất thuần túy mà coi nhẹ những giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống. Quan điểm phát triển bằng mọi giá, phát triển không tính đến môi sinh, môi trường đã dẫn đến kết cục mức sống vật chất của nhân dân tuy được cải thiện nhưng các giá trị tinh thần bị bào mòn, suy giảm, môi trường, môi sinh bị hủy hoại, cạn kiệt. Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên xuất hiện tư tưởng mơ hồ mất cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Việc phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước tới đảng viên cơ sở còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Tình trạng phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cấp uỷ viên ở các cấp, diễn ra nghiêm trọng. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả xây dựng môi trường văn hóa ở các đơn vị cơ sở trong quân đội. Vì thế, tăng cường công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, chiến sĩ, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc, sai trái, hướng mọi hoạt động giáo dục ở đơn vị vào việc “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” chính là biện pháp cần chú ý trước hết trong xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay.

         Bầu không khí tâm lý của tập thể quân nhân là yếu tố có vai trò quan trọng trong nội dung xây dựng môi trường văn hóa tại các đơn vị. Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, thể hiện sự tương tác giữa các quân nhân và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách của cán bộ, chiến sĩ. Nó là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể, tâm trạng chính trong tập thể, biểu hiện sự thỏa mãn, hài lòng của quân nhân đối với nhiệm vụ được giao và kết quả các mặt hoạt động của đơn vị. Nó là sự phản ánh các mối quan hệ người – người trong môi trường quân sự, trong đó quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ huy với cấp dưới, giữa các quân nhân với nhau là những mối quan hệ có vai trò nòng cốt. Phong cách, tác phong công tác của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có ảnh hưởng to lớn đến kết quả xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể quân nhân. Khi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy có năng lực, phẩm chất tốt, luôn gương mẫu trong cuộc sống, biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt cấp dưới một cách công bằng, khách quan, đúng mức thì sẽ khích lệ được mọi người hăng hái phấn đấu học tập, rèn luyện với năng suất, chất lượng cao hơn. Không khí dân chủ, sự đồng thuận về mục tiêu, lý tưởng, truyền thống khoan dung nhân ái, đoàn kết được duy trì trong đơn vị sẽ tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh, thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ hoạt động tích cực, phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho tập thể và tạo nên ý thức cố kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong quá trình xây dựng, duy trì bầu không khí tâm lý tích cực trong các tập thể quân nhân, cần chú ý đấu tranh khắc phục hiện tượng trung bình chủ nghĩa trong sinh hoạt, công tác của cán bộ, chiến sĩ và tư tưởng quan liêu, độc đoán trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, công tác, rèn luyện với kết quả tầm tầm, không có sự cố gắng, tìm tòi sẽ là nguyên nhân triệt tiêu dần tinh thần tự giác, tích cực phấn đấu của cán bộ, chiến sĩ. Khi yếu tố tốt đẹp không được vun trồng, cổ vũ, người có công không được khẳng định, nêu gương thì sự hăng hái, nỗ lực của các thành viên tích cực trong tập thể quân nhân sẽ dần bị thay thế bằng tình trạng nửa vời, được chăng hay chớ, tập thể đó khó có thể có được bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh, noi gương, cổ vũ nhau cùng tiến bộ. Tình trạng quan liêu, độc đoán của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy thường dẫn tới việc vi phạm nguyên tắc, chế độ sinh hoạt, thiếu dân chủ trong công tác xem xét, đánh giá cán bộ. Đây là những nguyên nhân làm xói mòn lòng tin của cán bộ, chiến sĩ, gây ra sự hoài nghi, đố kỵ, tình trạng cục bộ, mất đoàn kết trong tập thể quân nhân, dẫn đến bầu không khí tâm lý tích cực ở các đơn vị cơ sở dần bị phá hỏng.

         Cảnh quan môi trường được đánh giá ở sự hài hòa cảnh vật trong không gian sống, khả năng tạo ấn tượng và cảm xúc của cảnh quan đối với con người. Cảnh quan môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động có chủ đích của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ, là đối tượng để cán bộ, chiến sĩ thưởng thức, thư giãn, khám phá, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân nhân. Cảnh quan môi trường ở các đơn vị là kết quả sự kết hợp quá trình xây dựng, lưu giữ và bảo vệ toàn bộ những yếu tố hữu hình như nhà cửa, sân chơi, công viên, cây xanh, hệ thống panô, áp phích… tạo nên diện mạo kiến trúc của đơn vị vừa hài hòa, vừa có tính thẩm mỹ cao. Những yếu tố tạo nên cảnh quan môi trường ở các đơn vị do tần suất sử dụng nhiều, phần lớn được bố trí ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của con người và các yếu tố thời tiết nên dễ bị biến đổi. Để cảnh quan môi trường được bền vững, có tuổi thọ phục vụ cao, quá trình xây dựng, khai thác cần quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ tư tưởng giữ tốt, dùng bền, sử dụng đi đôi với bảo trì, nâng cấp. Thường xuyên huy động sức mạnh tổng hợp về nhân lực, vật lực, khai thác được nhiều nguồn kinh phí, vật tư, động viên mọi quân nhân trong đơn vị tích cực tham gia đóng góp trí tuệ, sức lực vào quá trình xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường của đơn vị. Thời gian qua, quán triệt quan điểm trên dưới cùng lo, cùng làm, nhiều đơn vị đã tranh thủ sự đầu tư của cấp trên, phát huy nội lực, nâng cấp hạ tầng cơ sở như nhà cửa, đường sá, ao vườn, nguồn nước, bổ sung trang thiết bị câu lạc bộ, hỗ trợ thiết thực cho hoạt động văn hóa và các hoạt động khác của đơn vị, nên chất lượng cảnh quan các đơn vị cơ sở trong toàn quân đã có những bước tiến đáng kể, góp phần vào thành công của cuộc vận động Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội.

          Đấu tranh chống biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào cấp trên hoặc tư tưởng phô trương hình thức là một trong những điểm cần chú ý trong xây dựng cảnh quan môi trường ở các đơn vị hiện nay. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên thường gây ra sức ì trong đơn vị, làm giảm niềm tin vào khả năng linh hoạt, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, tạo ra tâm lý dựa dẫm, đợi chờ mà không chú trọng phát huy khả năng tự vận động của bản thân. Tư tưởng phô trương hình thức lại thường dẫn đến sự thái quá không cần thiết, khuếch trương vượt quá khả năng thực của đơn vị mà không tương xứng với thực trạng nội dung hiện có, kết quả thường lãng phí kinh phí, vật tư, công sức của bộ đội, gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng xây dựng cảnh quan môi trường của các đơn vị. Đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội là yếu tố mang tính hệ quả tổng hợp các nội dung của môi trường văn hóa trong các đơn vị. Trong một môi trường văn hóa có tính định hướng chính trị tốt, cảnh quan hài hòa, thẩm mỹ, tất yếu đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội sẽ được bảo đảm, góp phần củng cố lòng tin của cán bộ, chiến sĩ vào Đảng, vào chế độ, xây dựng tình cảm, trách nhiệm của họ với nhiệm vụ được giao, đồng thời là cơ sở để nảy sinh tình cảm gắn bó giữa các quân nhân với nhau, hình thành nên bầu không khí tâm lý tích cực, thuận hòa đoàn kết.

         Để người chiến sĩ có đủ sức khỏe, độ vững vàng về tâm lý, hoàn thành được nhiệm vụ trong môi trường hoạt động đặc thù thường xuyên biến động, căng thẳng, gian khổ, việc bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội cần quan tâm cả diện và chất, chăm lo cho họ có thể lực sung mãn, trạng thái tinh thần vui tươi, phấn khởi, có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với đồng đội, nhân dân. Không chỉ bữa ăn của bộ đội cần được thường xuyên cải thiện mà sinh hoạt văn hóa, tinh thần cũng cần được chú ý nâng cao. Không chỉ nhà ở, nhà ăn, sân vườn, trận địa, thao trường cần được quy hoạch chính quy, thường xuyên củng cố chăm sóc, mà tiêu chuẩn sách báo, chế độ xem phim, văn công phải được duy trì bảo đảm, hoạt động thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên.

         Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin bùng nổ như hiện nay, cùng với việc coi trọng tận dụng tối ưu mọi khả năng, phương tiện có trong đơn vị để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần đặc biệt quan tâm bảo đảm tính định hướng, tính chiến đấu của các hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho bộ đội trong quá trình hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tại đơn vị. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao năng lực, bản lĩnh nhập thân văn hóa cho bộ đội; tích cực kiểm tra, quản lý chặt các kênh thông tin, truyển tải văn hóa của đơn vị; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho cán bộ, chiến sĩ chính là những biện pháp kết hợp giữa xây và chống một cách hiệu quả trong quá trình duy trì đời sống văn hóa lành mạnh, ngăn ngừa các sản phẩm độc hại thẩm thấu vào đơn vị. Đẩy mạnh phong trào tăng gia, sản xuất là một trong những biện pháp góp phần tích cực cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội ở các đơn vị.

         Xây dựng môi trường văn hóa vừa là tiêu chí thể hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân Việt Nam, vừa góp phần tạo nên môi trường rèn luyện, hoàn thiện nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ. Thực tiễn đã chỉ rõ xây dựng môi trường văn hóa chính là giải pháp có hiệu quả nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của toàn quân, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 382, tháng 4-2016

Tác giả : NGUYỄN VĂN HÙNG – NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

Video liên quan

Chủ Đề