Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây là ai

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?


A.

B.

C.

D.

Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” [Nguyễn Trung Trực] đã thể hiện


A.

 quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.

B.

 ý chí độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam.

C.

lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

D.

 tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”kết hợp với những kiến thức mở rộng về anh hùng Nguyễn Trung Trực là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

A.Trương Định

B. Nguyễn Trung Trực

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Dương Bình Tâm

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Nguyễn Trung Trực

Giải thích: Tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” làNguyễn Trung Trực

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về anh hùng Nguyễn Trung Trực nhé!

Kiến thức tham khảo về anh hùng Nguyễn Trung Trực

1. Thân thế củaNguyễn Trung Trực

- Nguyễn Trung Trực [1838 – 1868] là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam.

- Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch,làm nghề chài lưới tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyên Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định [nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An]. Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn.

- Năm 1861, ông đã phối hợp với Trương Định chỉ huy đánh thắng một trận lớn trên sông Nhật Tảo [Bến Lức], đốt cháy tàu Espérance [Hy Vọng] của giặc Pháp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng trong năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868.Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”.

2. Những câu nói anh hùngNguyễn Trung Trực

- Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:

“Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.”

- Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:

“Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.”

- Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:

“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”

3. Hoạt động cách mạng củaNguyễn Trung Trực

- Nguyễn Trung Trực được học văn võ tại Bảo Định, Định Tường nên năm 1858 ông đoạt giải quán quân võ đài Cai Tài, Phủ Lý và Tân An. Các môn phái võ đài đều tôn Nguyễn Trung Trực làm thủ lĩnh Dân quân tham gia đánh giặc.

- Tháng 2 năm 1859, Pháp mở cuộc tấn công thành Gia Định, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất [hòa ước Nhâm Tuất 1862] ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

- Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang [nay là thị xã Rạch Giá] tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

- Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

- Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.

4. Trận chiến tên tuổi củaNguyễn Trung Trực

- Năm 1859 thực dân pháp tấn công vào thành GiaĐịnh, ôngđã tham gia vàođội nghĩa binh kháng chiến vàđược cử về hoạtđộng chống Pháp trênđịa bàn phủ Tân An và phối hợp tác chiến với TrươngĐịnh. Năm 1861, ông chiêu mộ một sốđông nông dân nổi dậyđánh phá cácđồn Phápở các vùng thuộc phủ Tân An, nhờ lậpđược nhiều công lao, ôngđược triềuđình Nguyễn phong chức Quản cơ nên còn gọi là Quản Chơn, hay Quản Lịch.

- Được sự giúpđỡ của hương chức làng Nhật Tảo, ôngđã bố trí một kế hoạchđểđánh tàu Hi Vọng [pháo hạm L’Espérance] của quân xâm lược Phápđang hoạtđộng trên Nhật Tảo [pháo hạm L’Espérance là tàu gỗđược bọcđồng chạy bằng hơi nước có thể ra vào những luồng lạch cạn,được trang bị mộtđại bác và nhiều vũ khíđa năng, là một trong những tàu thuộc hạng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ].

- Tham gia trong trận chiến này có Nguyễn Trung Trực và các Phó quản binh Hoàng Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, lương thần Hồ Quang cùng 59 nghĩa quân cảm tử.

- Sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ, nghĩa quân phân tán lên các thuyền nhỏ giả làm thuyền buôn tiến sát pháo hạm L’Espérance củađịch và bất thần nhảy lên tiêu diệtđịch. Sau khi làm chủđược chiến trường, nghĩa quân lấy búa phá tàu giặc nhưng không pháđược nênđổ dầu, châm lửađốt cháy tàu. Không kịp trở tay toàn bộ lính Pháp bị tiêu diệt. Chiếc tàu dần chìm xuốngđáy sông. Sau trậnđốt cháy pháo hạm L’Espérance của thực dân Pháp, triềuđình Huếđã phong Nguyễn Trung Trực chức Quản cơ và hậu thưởng cho nghĩa quân.

- Sau đó, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân vẫn tiếp tục chiếnđấu trênđịa bàn GiaĐịnh, Biên Hòa. Khi Hòaước Nhâm Tuất [1862]đã ký, 3 tỉnh miềnĐông rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực rút quân về hoạtđộngở 3 tỉnh miền Tây.

- Năm 1867, ông về lập căn cứ chống Phápở Hòn Chông, Rạch Giá [nay thuộc xã Bình An, Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang].Ởđó sau khi nắmđược tình hình củađối phương và tập trung xong lực lượng [trongđó có cả hương chức, nhân dân Việt – Hoa – Khơ me cùng tham gia].

- Đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên [nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang]điđánh úpđồn Kiên Giang [Rạch Giá] do trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trậnđánh, nghĩa quân chiếmđượcđồn, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thuđược nhiều vũ khí,đạn dược, làm chủ Rạch Giá.Đây là lầnđầu tiên lực lượng nghĩa quânđánhđối phương ngay tại trung tâmđầu não của tỉnh. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, Nguyễn Trung Trựcđành phải lui quân về Hòn Chông, rồi rađảo Phú Quốc lập căn cứ tại Cửa Cạn nhằm chống Pháp lâu dài.

- Tháng 9 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắtở Phú Quốc rồi bịđem về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ôngđầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, thực dân Phápđưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và xử tử ông tại dây. Trước khi chết Nguyễn Trung Trựcđã dõng dạc nói với quân Pháp “Bao giờ nước Nam hết cỏ, thì mới hết người Namđánh Tây”.

Video liên quan

Chủ Đề