Bảo hiểm xã hội trả bao nhiêu phân tram

Khi nghỉ ốm, nguồn tài chính của nhiều người chỉ có thể trông chờ vào tiền chế độ bảo hiểm xã hội [BHXH]. Câu hỏi đặt ra là khi nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm? Cùng xem hết bài viết dưới đây để có câu trả lời.

1. Nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm? Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức thanh toán chế độ ốm đau của cơ quan BHXH được áp dụng cho các đối tượng như sau:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân nghỉ ốm được BHXH trả 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Những người lao động khác nghỉ ốm được BHXH trả 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu nghỉ ốm thông thường hoặc nghỉ ốm dài ngày trong thời gian tối đa 180 ngày.

- Người lao động mắc bệnh dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn cần phải tiếp tục điều trị thì được BHXH thanh toán mức hưởng trong thời gian vượt quá 180 ngày như sau:

BHXH trả 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; BHXH trả 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; BHXH trả 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc cho người đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Nghỉ ốm BHXH trả bao nhiêu phần trăm lương?

2. Nghỉ ốm có được công ty trả lương không? Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động bị ốm đau, tai nạn [không phải là tai nạn lao động] có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh mà phải nghỉ việc thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau do cơ quan BHXH thanh toán.

Tiền chế độ ốm đau được tính dựa trên thời gian nghỉ cụ thể của mỗi người với mức hưởng theo tháng tính chung bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH [trừ trường hợp công an, bộ đội được thanh toán 100% tiền lương tháng đóng BHXH].

Do khi nghỉ ốm người lao động đã được hưởng chế độ bảo hiểm nên công ty không phải trả lương cho người đó nữa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bởi theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tất nhiên, nếu trước đó đã có thỏa thuận về việc trả lương khi nghỉ ốm hoặc tự công ty muốn hỗ trợ thêm thu nhập cho người lao động thì pháp luật cũng không giới hạn. Lúc này, người lao động hoàn toàn có thể nhận đủ lương khi nghỉ ốm.

3. Tiền bảo hiểm ốm đau bao lâu thì có? Theo Điều 100 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, thủ tục hưởng chế độ ốm đau được thực hiện thông qua người sử dụng lao động để gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH.

Cụ thể, người lao động sau khi trở lại làm việc phải nộp hồ sơ, giấy tờ cho người sử dụng lao động với thời hạn là 45 ngày.

Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ của người lao động, phía công ty sẽ hoàn thiện nốt hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày. Nếu nộp muộn hơn thời gian quy định, người sử dụng lao động phải có văn bản giải trình lý do nộp muộn.

Nếu công ty đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan BHXH thì tiền bảo hiểm ốm đau sẽ được giải quyết trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc.

Nếu trường bạn trả lương [không tính các khoản trợ cấp] thấp hơn tiền lương tối thiều vùng là trái quy định. Bạn có thể khiếu nại đến hiệu trưởng hoặc phản ánh vụ việc đến Phòng LĐTBXH, LĐLĐ quận huyện nơi trường đóng trụ sở để được giải quyết.

BHXH bắt buộc được thực hiện với NLĐ có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên bắt đầu từ thời điểm tháng 1.2018. Do đó, nếu bạn có HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên thì buộc phải tham gia BHXH bắt buộc.

Mức đóng BHXH [bao gồm cả BHYT, BHTN] của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH [bao gồm cả lương và các phụ cấp]. NSDLĐ đóng là 21,5% các loại bảo hiểm.

Theo quy định người tham gia có quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đề nghị gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cách tính BHXH 1 lần online dưới đây sẽ giúp người hưởng chế độ có thể biết được mức hưởng dự kiến được nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Hướng dẫn tính mức hưởng BHXH 1 lần năm 2023

1. Công thức áp dụng tính BHXH 1 lần

Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương [Mbqtl] tháng đóng BHXH như sau:

Công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần = {[1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014] + [2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014]} x Mbqtl Trường hợp NLĐ tham gia BHXH chưa đủ 1 năm

Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.1. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

1.2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Căn cứ theo thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03/01/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo bảng hệ số trượt giá tính BHXH năm 2023 như sau:

Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh < 1995 5,26 2010 1,77 1995 4,46 2011 1,50 1996 4,22 2012 1,37 1997 4,09 2013 1,28 1998 3,80 2014 1,23 1999 3,64 2015 1,23 2000 3,70 2016 1,19 2001 3,71 2017 1,15 2002 3,57 2018 1,11 2003 3,46 2019 1,08 2004 3,21 2020 1,05 2005 2,96 2021 1,03 2006 2,76 2022 1,00 2007 2,55 2023 1,00 2008 2,07 2009 1,94

Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh 2008 2,07 2017 1,15 2009 1,94 2018 1,11 2010 1,77 2019 1,08 2011 1,50 2020 1,05 2012 1,37 2021 1,03 2013 1,28 2022 1,00 2014 1,23 2023 1,00 2015 1,23 2016 1,19

1.3. Cách tính làm tròn thời gian tham gia BHXH

Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn theo nguyên tắc sau:

  • Từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm
  • Từ 07 - 11 tháng được tính là một năm = 1 năm

Ví dụ: Lao động A có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5/2019 đến tháng 03/2023 tại một số đơn vị như sau:

  • Từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: mức lương 4.500.000 đồng
  • Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2022: mức lương 8.500.000 đồng
  • Tháng 07/2022 đến tháng 3/2023 : mức lương 9.500.000 đồng

Lao động A có tổng thời gian tham gia BHXH là 3 năm 6 tháng và có dự định rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Để biết số tiền hưởng BHXH 1 lần của A là bao nhiêu? Có thể tính trực tiếp áp dụng theo công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của A trước năm 2014 = 0 năm

Thời gian tham gia BHXH của A sau ngày 01/01/2014 từ năm 2019 đến năm 2023 là 3 năm 6 tháng = 42 tháng làm tròn = 3,5 năm.

Mức bình quân tiền lương của A = [[3*4.500.000*1,08] + [12*8.500.000*1,05] + [12*8.500.000*1,03] + [6*8.500.000*1,00] + [6*1,00*9.500.000] + [3*1,00*9.500.000]] /42 = 8.648.571 đồng

Do thời gian đóng BHXH của A hoàn toàn sau năm 2014 nên công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần = 2* Tổng thời gian đóng BHXH* Mức bình quân tiền lương

Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần của A nhận được = 2*3,5*8.648.571= 60.539.997 đồng

2. Cách tính BHXH 1 lần online năm 2023

Việc áp dụng công thức tính như trên dễ khiến nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc tính toán và rất dễ nhầm lẫn dẫn đến kết quả tính ra không chính xác.

Để giúp người lao động có thể tính toán mức hưởng BHXH một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn, người lao động có thể sử dụng phần mềm tính BHXH 1 lần online theo quy trình các bước gồm tính tổng thời gian hưởng BHXH 1 lần trên VssID sau đó sử dụng hệ thống tính BHXH 1 lần trực tuyến trên LuatVietNam.

Cụ thể, người lao động sẽ thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tính thời gian đóng BHXH và mức lương đóng BHXH trên VssID

Người lao động có thể nhanh chóng tính được tổng thời tham gia đóng BHXH của mình trên VssID bằng cách sử dụng chức năng tra cứu quá trình tham gia trên ứng dụng này. Trong trường hợp không có ứng dụng người lao động cũng có thể sử dụng 1 trong 4 cách tra cứu BHXH thay thế tại - //ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi.

Tính thời gian đóng BHXH 1 lần trên VssID

Khi tính mức hưởng BHXH 1 lần người lao động cần quan tâm đến 2 yếu tố trên VssID gồm

  • Tổng thời gian tham gia BHXH
  • Các mức tiền lương đóng BHXH tại mỗi giai đoạn

Bước 2: Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam

Đường link công cụ tính bhxh 1 lần trên LuatVietNam như sau: //luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html

Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam

Đối với người lao động làm việc tại nhiều công ty thì mỗi công ty sẽ tương ứng với 1 dòng giai đoạn. Người lao động chọn "THÊM GIAI ĐOẠN" để bổ sung các trường thông tin tương ứng.

Bước 3: Điền thông tin theo hướng dẫn

Người lao động sau khi nhận kết quả tra cứu quá trình tham gia BHXH thì điền đầy đủ các trường thông tin tương ứng về các giai đoạn nộp BHXH và mức lương đóng BHXH của mình. Sau đó nhấn chọn "TÍNH BHXH" để xem kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả

Diễn giải cách tính BHXH 1 lần để có kết quả như trên:

1. Thời gian tham gia BHXH: 03 năm 6 tháng

- Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 03 năm 6 tháng

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

- Giai đoạn đóng từ tháng 5/2019 đến tháng 7/2019: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 4.500.000*1,08*3 = 14.580.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,05*12 = 107.100.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,03*12 = 105.060.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 8.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 8.500.000*1,00*6 = 51.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022: Thời gian 6 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*6 = 57.000.000 đồng

- Giai đoạn đóng từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023: Thời gian 3 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 9.500.000 đồng

Tiền lương đóng BHXH = 9.500.000*1,00*3 = 28.500.000 đồng

- Tổng tiền đóng BHXH = 14.580.000 + 107.100.000 + 105.060.000 + 51.000.000 + 57.000.000 + 28.500.000 = 363.240.000 đồng

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 363.240.000/42 = 8.648.571 đồng

3. Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

8.648.571 x 3,5 năm x 2 = 60.539.997 đồng

Như vậy, tổng tiền BHXH 1 lần được nhận là 60.539.997 đồng

*Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá năm 2023

Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH 1 lần tại thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và tổng thời gian tham gia BHXH trước đó.

3. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ theo quy định tại Điều 109, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

  1. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
  1. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
  1. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

3.1 Nơi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Người lao động trực tiếp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nơi đang cư trú [nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú] để nộp hồ sơ. Khi đi NLĐ mang theo CMND/ Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Thời hạn nộp hồ sơ: là 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nộp hồ sơ quy định tại điều 109 nêu trên.

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến người lao động phương pháp tính BHXH 1 lần và cách tính BHXH 1 lần online. Người lao động có thể dễ dàng tính được mức hưởng BHXH 1 lần từ đó đưa ra quyết định có nên rút BHXH hay không?

Bên cạnh đó việc rút BHXH 1 lần từ sớm sẽ khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi, không được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và không được hưởng lương hưu khi về già.

Chủ Đề