Bao nhiêu điểm là qua môn đại học năm 2022

[PLO]- Chỉ tiêu xét điểm thi ít, điểm chuẩn đại học được dự báo sẽ ở mức cao, nhất là những ngành hot.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã kết thúc, đề thi năm nay được nhiều giáo viên, thí sinh [TS] đánh giá ở mức “dễ thở”, phù hợp với điều kiện dạy học trong khó khăn vì dịch bệnh. Tuy nhiên, với chỉ tiêu xét tuyển dành cho điểm thi ngày một giảm, điểm chuẩn xét tuyển vì thế cũng được dự báo sẽ biến động ở mức cao.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: HOÀNG GIANG

Điểm xét tuyển ĐH sẽ tăng?

Đánh giá tổng quan về kỳ thi năm nay, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du [TP.HCM], cho rằng với năm bài thi, nội dung đề ở chín môn thi đều cơ bản để xét tốt nghiệp THPT. Những phần để phân hóa năng lực TS, xét tuyển đại học [ĐH] cũng không quá khó hay đánh đố học trò. Theo ông Phú, phổ điểm năm nay sẽ dao động nhiều từ 5 đến 6,5. Những em học chuyên hoặc những em giỏi, học có đầu tư và nghiêm túc sẽ dễ dàng đạt điểm 9, 10. Do đó, điểm xét tuyển vào ĐH năm nay sẽ rất cao.

Chưa kể, theo ông Phú, năm nay các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, riêng phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ ở mức trung bình, thậm chí một số trường xét dưới 50% chỉ tiêu. Nhiều em đi thi với tâm thế chỉ cần đậu tốt nghiệp vì đã có suất vào ĐH bằng những phương thức khác. Điều này sẽ càng đẩy điểm chuẩn ĐH tăng lên rất cao.

“Về lâu dài tôi nghĩ chúng ta cần nghiên cứu giải pháp để kỳ thi này trở nên nhẹ nhàng hơn vì áp lực thi cử hiện nay vẫn rất nặng nề. Nếu kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp thôi sẽ đơn giản. Hãy để việc xét tuyển ĐH cho các cơ sở đào tạo tự quyết, tự lo bằng nhiều hình thức khác” - ông Phú góp ý.

TS cần xem xét đến chỉ tiêu của từng ngành và số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó để có những chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng thông minh.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng với đề thi năm nay, nhiều em sẽ làm được bài, mức bình quân là 8-9 điểm cho mỗi môn. Vì thế, tính toán mức điểm năm nay và với nhiều phương thức xét tuyển khác, các trường ĐH sẽ lấy điểm cao hơn [bình quân] năm ngoái khoảng 0,5 điểm.

Những trường ĐH có mức điểm cao như Y Dược, Bách khoa, Kinh tế... sẽ có mức điểm dao động trong khoảng 22-28,5 điểm, tùy theo ngành. Mức trúng tuyển vào các ngành hot vì nhiều TS giỏi quan tâm như y đa khoa, công nghệ thông tin, logistics, truyền thông đa phương tiện... của các trường sẽ cao hơn năm 2021 khoảng 0,5-1,5 điểm.

Còn ông Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng [Đồng Nai], lại cho rằng qua ghi nhận khi làm nhiệm vụ kiểm tra thi tại Bình Dương, nhiều giáo viên đánh giá đề thi tốt nghiệp năm nay có độ phân hóa cao hơn những năm trước, phổ điểm sẽ biến động nhưng điểm chuẩn vào các trường ĐH có thể sẽ không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, ông Quỳnh cho rằng năm nay Bộ GD&ĐT yêu cầu lọc ảo ở tất cả phương thức, vì thế tỉ lệ xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT dự đoán sẽ tăng. Đồng thời với nhiều phương thức xét tuyển như hiện nay, trường sẽ chủ động để giữ ổn định điểm chuẩn bằng cách xác định tỉ lệ trúng tuyển ở mỗi phương thức.

Thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay, cả nước có hơn 1 triệu TS đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, gần 88% số TS dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển ĐH. Tổng chỉ tiêu ĐH năm nay chỉ hơn 550.000 TS và có đến 20 phương thức xét tuyển.

Thí sinh cẩn trọng khi đặt nguyện vọng

Theo kế hoạch mà Bộ GD&ĐT đã công bố, việc xét tuyển ĐH năm nay có nhiều thay đổi lớn khi TS được đăng ký xét tuyển ĐH sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời bộ sẽ tiến hành lọc ảo ở tất cả phương thức xét tuyển ở đợt 1, do đó các TS cũng cần lưu ý nhiều điểm mới để không bị nhầm lẫn, sai sót trong quá trình xét tuyển.

Về vấn đề này, ông Phạm Thái Sơn lưu ý rằng sau khi thi xong, TS cần theo dõi trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT để biết thời gian đăng ký các nguyện vọng của mình, theo thời gian đã công bố.

Đặc biệt với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, TS cần liệt kê ra các ngành, trường mà các em thấy phù hợp để đăng ký, bởi nếu không liệt kê thì TS sẽ khó khăn hơn trong khâu đăng ký của mình.

ThS Trần Vũ, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông [Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM], lưu ý TS sau khi thi xong cần tìm hiểu về những ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức mà các trường đã công bố để lựa chọn nguyện vọng ưu tiên khi đăng ký tại cổng thông tin của Bộ GD&ĐT.

Nếu TS mong muốn xét tuyển theo phương thức dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc các phương thức kết hợp thì cần theo dõi phổ điểm để đánh giá đúng tình hình và lựa chọn các ngành có mức điểm năm ngoái phù hợp với điểm số. Cũng trên nguyên tắc ngành nào muốn chọn nhất thì đặt nguyện vọng 1.

“Các vấn đề về tuyển sinh của từng trường, TS nên hỏi bộ phận tư vấn của các trường để tránh nhiễu thông tin và cũng được cập nhật tin chính xác hơn, tránh tâm lý hoang mang lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe” - ThS Vũ khuyên.

Ông Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng [Đồng Nai], cho biết từ ngày 22-7 đến 20-8, TS sẽ đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

“TS cần xem xét đến chỉ tiêu của từng ngành và số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó để có những chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng thông minh. TS cần thận trọng tìm hiểu kỹ về các ngành, về trường sẽ giúp các em không rơi vào hoàn cảnh “mọi chuyện đã rồi” hoặc phải bỏ học giữa chừng vì không phù hợp” - ông Quỳnh nhắn gửi.•

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, ngày 24-7, các sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Trước 17 giờ ngày 15-7: TS nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu [không giới hạn số nguyện vọng] về các cơ sở đào tạo.

- Từ ngày 1-7 đến 18-7, TS phải sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập [học bạ] cấp THPT trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Nếu sai, TS báo lại để được chỉnh sửa.

- Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, TS đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 28-8: TS phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.

- Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8: TS trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học trên hệ thống.

- Từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9: Thực hiện lọc ảo trên hệ thống.

- Trước 17 giờ ngày 17-9: Các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

PHẠM ANH

Cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2022 như thế nào? Có gì khác biệt so với các năm trước không? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Cách tính điểm xét tuyển đại học năm 2022

  #1 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, các bạn có thể đơn giản tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

  • Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, phổ biến nhất là nhân hệ số 2 áp dụng với các ngành thi năng khiếu hoặc với một số ngành có môn chính. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 40] = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, chúng ta quy đổi lại như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 30] = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

  #2 Tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ THPT

Để tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ, các bạn cần đọc kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường đại học bởi mỗi trường sẽ có hình thức xét điểm học bạ riêng.

Có 02 hình thức xét điểm học bạ phổ biến như sau:

  • Hình thức 1: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12] hoặc 3 học kỳ [HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12] hoặc cả năm lớp 12 [một số trường sẽ có mốc học kỳ xét điểm khác]
  • Hình thức 2: Xét kết quả học tập [điểm tổng kết học tập]

Ứng với mỗi hình thức, mình sẽ có một ví dụ để các bạn dễ hiểu.

Ví dụ: Trường Đại học Kinh tế TPHCM năm 2022 có sử dụng phương thức xét học bạ THPT với các tổ hợp A00, A01, D01 và D07.

Hình thức xét học bạ của trường là xét điểm trung bình tổ hợp môn [A00, A01, D01 hoặc D07] các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT.

Ở đây xét tuyển đại học theo môn, ta sẽ có công thức tương tự xét điểm thi THPT như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]     với các ngành không có môn nhân hệ số

hoặc

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]    với các ngành có môn nhân hệ số 2

Trong đó:

  • Điểm M1 = [Điểm TB cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/3 hoặc với một số trường tính Điểm M1 = [Điểm TB HK1 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/5.
  • Điểm M2 và M3 tính tương tự với 2 môn còn lại của tổ hợp xét tuyển.

VD cụ thể: Bạn Nguyễn Văn A xét khối A01 ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Kinh tế TPHCM. A thuộc nhóm ưu tiên 2 [được +1 điểm].

Điểm học bạ của A như sau:

/ Điểm TB môn Toán Điểm TB môn Lý Điểm TB môn Anh
Lớp 10 6.9 6.6 6.4
Lớp 11 8.0 6.6 7.6
HK1 lớp 12 7.9 7.4 7.1

Dựa theo bảng điểm trên, ta có thể tính điểm xét học bạ của Nguyễn Văn A khối A01 ngành Quản trị nhân lực vào Đại học Kinh tế TPHCM như sau:

Điểm TB môn Toán = [6.9 + 8.0 + 7.9]/3 = 7.6

Điểm TB môn Vật lý = [6.6 + 6.6 + 7.4] = 6.9

Điểm TB môn tiếng Anh = [6.4 + 7.6 + 7.1] = 7.0

=> Điểm xét học bạ = 7.6 + 6.9 + 7.0 + 1.0 = 22.5 điểm

Ví dụ: Trong trường hợp trên, nếu trong thông báo tuyển sinh xét học bạ của trường Đại học Kinh tế TPHCM là xét điểm tổng kết các năm của thí sinh và điểm học tập của Nguyễn Văn A như sau:

  • Điểm TB các môn cả năm lớp 10: 7.2
  • Điểm TB các môn cả năm lớp 11: 7.6
  • Điểm TB các môn HK1 lớp 12: 7.6

=> Điểm xét học bạ = 7.2 + 7.6 + 7.6 + 1.0 = 23.4 điểm

Lưu ý: Điểm TB các môn ở đây chính là điểm TB toàn bộ các môn học của thí sinh bậc học THPT.

Ngoài 2 cách tính điểm trên còn một số phương thức đặc biệt khác và cách tính sẽ dựa trên quy định của từng trường. Các phương thức này bao gồm: Xét điểm thi đánh giá năng lực, xét kết hợp điểm thi và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế…

Xem thêm: Danh sách các trường đại học xét học bạ năm 2022

  #3 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá tư duy

Rất nhiều trường khu vực miền Bắc và miền Trung sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm một phương thức để xét tuyển đại học năm 2022.

Dưới đây là cách tính điểm thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022:

  • Thang điểm: 30
  • Phần thi Toán: 15 điểm [gồm 25 câu trắc nghiệm 10 điểm và 2 bài tự luận 5 điểm]
  • Phần thi Đọc hiểu: 5 điểm [35 câu trắc nghiệm]
  • Phần Khoa học tự nhiên: 10 điểm [45 câu trắc nghiệm]
  • Phần Tiếng Anh: 10 điểm [gồm 50 câu trắc nghiệm 7 điểm và 1 bài viết 3 điểm]

Thí sinh bắt buộc phải thi phần Toán và Đọc hiểu. Ở phần tự chọn, thí sinh được lựa chọn thi phần Khoa học tự nhiên hoặc phần Tiếng Anh.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên

hoặc

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Tiếng Anh

  #4 Tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá năng lực

Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu để xét tuyển đại học năm 2022. Trong đó có tới gần 70 trường đại học có phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và

Trường hợp 1: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Thang điểm: 150
  • Phần Tư duy định lượng: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài]
  • Phần Tư duy định tính: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]
  • Phần Khoa học [tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội]: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]

Bài thi được thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Trường hợp 2: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM

  • Thang điểm: 1200
  • Phần Sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm [gồm 40 câu]
  • Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: 300 điểm [30 câu]
  • Phần Giải quyết vấn đề: 500 điểm [50 câu]

Lưu ý: Điểm từng câu hỏi có trọng số khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên [theo quy định từng trường]

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

  #5 Tính điểm xét tuyển đại học vào các trường Công an

Năm 2022 thí sinh thi tuyển vào các trường Công an sẽ phải thi thêm bài thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an.

Điểm xét tuyển vào các trường CAND = Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển [40%] + Điểm bài thi Bộ Công an [60%]

Điểm xét tuyển quy về thang điểm 30 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân, cộng điểm ưu tiên và điểm thưởng theo quy định.

Công thức tính điểm chi tiết như sau:

Điểm xét tuyển vào các trường CAND = [M1 + M2 + M3]x2/5  + Điểm bài thi BCA x 3/5 + Điểm ưu tiên [đối tượng, khu vực] + Điểm thưởng

Trong đó:

  • M1, M2, M3 là điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển vào trường CAND
  • Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Điểm thưởng: Dành cho thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia bậc THPT hoặc cuộc thi KHKT quốc gia bậc THPT theo quy định của Bộ Công an

  #6 Tính điểm xét tuyển đại học vào các trường Quân đội

Điểm xét tuyển vào các trường quân đội năm 2022 tính theo công thức áp dụng chung cho các trường đại học khác như sau:

Điểm xét tuyển vào trường quân đội = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có].

Xem thêm: Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT và điểm liệt 2022

Điểm cộng ưu tiên trong tính điểm xét tuyển đại học

Mỗi trường sẽ có chính sách ưu tiên theo quy định riêng dựa theo đề án tuyển sinh đại học hàng năm. Tuy vậy thông thường các trường đều sẽ áp dụng chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xem chi tiết hơn tại:

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm xét tuyển đại học. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng nhắn tin tới địa chỉ fanpage //www.facebook.com/diendangiaoducvietnam để được giải đáp nhé.

Video liên quan

Chủ Đề