Vì sao bơm hút nước làm lún nhà bên cạnh

Tình trạng sàn nhà bị võng thường ít phổ biến hơn tình trạng nứt sàn nhà. Những mức độ nguy hiểm hơn nứt sàn nhà rất nhiều. Do đó chúng ta cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục nền bị võng.

Tình trạng nền bị võng khá dễ phát hiện do các vị trí võng xuống sẽ thấp hơn bề mặt toàn bộ sàn. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể là sụt lún thẳng xuống sàn, nguy cơ đe dọa tới cả công trình.

Nguyên nhân dẫn tới sự cố sàn nhà bị võng

Sàn nhà bị võng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân lại có thể có những cách khắc phục khác nhau cho nên chúng ta cần phải nhanh chóng xác định được nguyên nhân cụ thể như sau:

Tình trạng sàn nhà bị võng

Sàn nhà bị võng do móng nhà không đảm bảo, nền đất bị sụt lún

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sự cố này. Trong quá trình xây móng nhà do xây trên nền đất nền kết hợp với việc xử lý không hiệu quả khiến cho bề mặt sàn ở vị trí đó bị võng xuống lâu dần bị nứt và sụt lún.

Tùy thuộc vào mức độ sụt lún của nền móng mà ảnh hưởng tới độ võng của bề mặt sàn. Nếu tình trạng sụt lún quá lớn có thể gây tình trạng võng sàn lớn dẫn tới nứt tường nguy hiểm hơn là gây sập nhà.

Tải trọng tác dụng lên mặt sàn quá lớn

Sàn nhà bị võng cũng có thể phát sinh từ nguyên nhân tải trọng bên trên bề mặt sàn vượt quá tải trọng định mức mà sàn có thể chịu được. Thực tế thi công cho thấy mỗi một m2 sàn nhà có thể chịu được lực có tải trọng khoảng 200kg. Tuy nhiên nếu như khối lượng trên mỗi m2 sàn nhà vượt nhiều lần tải trọng định mức thì sẽ khiến sàn bị võng. Khối lượng vật trên sàn càng lớn thì độ võng sàn càng cao.

Sàn nhà võng ít nên tình trạng nứt vỡ nhỏ

Sàn nhà bị võng do thiếu thép chịu lực

Trong hệ thống nền móng của sàn nhà nếu như số lượng thép chịu lực không đủ kết hợp cùng tải trọng lớn của ngôi nhà làm cho sàn nhà bị võng xuống. Mức độ nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thép chịu lực bố trí khi làm móng nhà. Nguyên nhân này thường không gây nguy hiểm tới mức có thể làm sụt lún nhà nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cũng như độ bền của ngôi nhà.

Cốt thép chịu lực không được nắn thẳng

Cốt thép tại phần móng nền sẽ là một cái khung để làm trụ chịu lực cho toàn căn nhà. Tuy nhiên nếu như phần khung này không được nắn thẳng mà móp méo, võng xuống thì khi đổ nền cũng sẽ khiến cho nền bị võng theo phần khung.

Bê tông không đảm bảo chất lượng

Những lớp bê tông kém chất lượng, cường độ bê tông cũng như độ kết dính không đảm bảo sẽ khiến cho sàn nhà nhanh chóng bị võng sàn. Tuy nhiên trường hợp võng sàn thường khá ít và nhẹ, chủ yếu là phát sinh tình trạng nứt sàn.

Lún sàn lớn gây nguy hiểm

Cách khắc phục tình trạng sàn nhà bị võng

Dù tình trạng sàn nhà bị võng của bạn ở mức lớn hay nhỏ thì chúng ta cũng đều phải tiến hành khắc phục nhanh chóng vì càng để lâu vết lõm càng lan rộng có nguy cơ dẫn tới những thiệt hại nguy hiểm.

Đối với những vết lõm nhẹ của nền nhà bê tông không sử dụng các loại gạch hoa thì việc khắc phục lõm sàn là đơn giản nhất. Chúng ta chỉ cần tiến hành trám thêm vữa lên sàn là được. Trộn đều vữa với tỉ lệ phù hợp sau đó trám lên vị trí bị lõm sao cho thật bằng là được.

Trám lại với các vết lõm nhỏ

Còn đối với những vết lõm sàn lớn gây ra tình trạng sụt bề mặt sàn gạch, làm vỡ gạch thì cách xử lý phức tạp hơn nhiều. Chúng ta cần dùng khoan, máy cắt để loại bỏ hết phần gạch sàn bị nứt vỡ lún xuống. Sau đó tiến hành thiết kế thêm dầm phụ nhằm khắc phục tình trạng võng xuống của sàn nhà và ngăn không cho chúng “lan” sang những vị trí khác. Tiến hành đổ hỗn hợp vữa tương ứng vào vị trí đã bố trí dầm phụ dưới sàn sau đó lựa chọn loại gạch hoa phù hợp để lát lại sàn.

Ngoài ra, chúng ta không nên để cho các vật quá nặng cùng đặt tại một khu vực nhất định. Thay vào đó chúng ta nên phân chia đều lực trên bề mặt sàn, không đặt để quá nhiều vật dụng có tải trọng gấp nhiều lần khối lượng định mức cho mỗi m2 sàn nhà.

Đảm bảo chất lượng móng nhà 

Để tránh tình trạng sàn nhà bị võng có thể xảy ra thì chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới quá trình làm móng cho căn nhà. Xử lý tốt phần đất nền cũng như quá trình làm khung dầm, đổ bê tông,... Nên sử dụng những vật liệu có chất lượng tốt nhất để đảm bảo chất lượng công trình. Vì một ngôi nhà chúng ta có thể sử dụng trong vài chục năm nên chất lượng chúng cần đảm bảo.

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sàn nhà bị võng. Bên cạnh đó, đầu tư máy chà sàn giúp vệ sinh sạch nhanh trong thời gian ngắn thay thế các bước vệ sinh thông thường khác. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với quý vị trong việc đảm bảo chất lượng cho bề mặt sàn nói riêng và toàn bộ căn nhà nói chúng.

14:55, 18/10/2019

BHG - Theo phản ánh của các hộ dân tại ngõ 62, phố Trần Đăng Ninh, tổ 4, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, trong quá trình thi công đào hố móng để xây dựng trạm bơm thoát nước thải số 4, thuộc Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang đã xảy ra sự cố sụt lún đất, làm dạn nứt nhà ở của người dân.

Một vết nứt lớn trên tường nhà của gia đình chị Đặng Thị Nga.

Bất ngờ nhà bị lún, nứt

Từ đầu tháng 10 cho đến nay, các hộ dân ngõ 62, phố Trần Đăng Ninh, tổ 4, phường Minh Khai bất ngờ khi thấy nhà và các công trình xây dựng của gia đình bị nứt, nghiêng, tiềm ẩn nguy sập đổ khi các vết nứt ngày càng mở rộng.

Ông Phí Đình Tiến lo lắng vì các vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều trên tường nhà.

Qua tìm hiểu cho thấy, có 14 công trình nhà ở gia đình bị sụt lún đất, dẫn tới xuất hiện nhiều vết dạn nứt trên nền, trần, tường nhà, vỡ bể nước và biến dạng một số vật kiến trúc khác. Vết nứt rộng khoảng 0,5cm - 1,5cm, khu vực sụt lún kéo dài khoảng 70m, rộng từ 3m - 6m [tính từ mép đường ngõ vào trong nhà các hộ dân]. Theo người dân, công trình thi công đào hố móng để xây dựng Trạm bơm nước thoát thải nằm liền kề khu vực sụt lún, việc thi công diễn ra hơn 1 tháng nay nhưng tiến độ chậm, mỗi ngày chỉ có 3 công nhân làm việc. Quá trình hút nước hố móng do hệ thống nước ngầm tạo ra khiến mạch nước ngầm sụt giảm đột ngột, dẫn đến sụt lún đất ngầm, dạn nứt nhà. Với mức độ nguy cấp trên, việc sập đổ nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vị trí thi công hố Trạm bơm số 4 liền kề khu vực nhà dân bị sụt lún.

Ông Phí Đình Tiến, có nhà bị dạn nứt nặng nhất, cho biết: “Hiện tượng nứt nẻ đã xảy ra hơn 10 ngày, đầu tiên vết nứt ở phía mặt tiền, sau đó ăn sâu vào trong nhà, gạch bị bong chóc, gây xáo trộn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình, đêm về ngủ cũng không yên tâm, chỉ sợ sập nhà”. Còn chị Đặng Thị Nga, cho biết: “Nhà tôi mới tu sửa lại được một năm nay. Giờ lại bị nứt nền, tường nhà, vết nứt chạy xung quanh nhà và ngày càng to. Vì chồng đi làm xa, chỉ có 2 mẹ con ở nhà nên lúc nào tôi cũng hoang mang, thấp thỏm”.

Anh Nhữ Văn Oánh, bày tỏ: “Hầu hết dãy nhà ở đây đều mới xây kiên cố được khoảng 2 năm và là nhà xây 2, 3 tầng. Nhà tôi cũng không tránh khỏi tình trạng nứt nẻ và diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng tới tài sản và tính mạng của người dân. Các hộ đã có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi UBND thành phố Hà Giang, phường Minh Khai, Ban Quản lý [BQL] các Dự án cấp, thoát nước tỉnh nhằm tìm biện pháp xử lý thỏa đáng và đẩy nhanh tiến độ thi công hố móng để hệ thống nước ngầm không bị tụt nữa”.

Sớm xác minh nguyên nhân và tìm giải pháp xử lý

Sau khi nắm bắt thông tin từ phía người dân, ngày 11.10, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và thành phố, gồm các đơn vị như: Sở TN&MT, sở Xây dựng, Trung tâm kiểm định chất lượng công trình tỉnh; Phòng Quản lý đô thị thành phố Hà Giang; UBND phường Minh Khai; BQL, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát xây dựng Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang cùng tổ dân phố, đại diện các gia đình có liên quan đã tiến hành làm việc, xác minh hiện trạng và đề xuất phương án giải quyết sự cố sụt lún đất, làm dạn nứt nhà ở, tài sản vật kiến trúc của các gia đình. Nếu nhà ở xuất hiện vết nức trên 2cm, các hộ chủ động tạm thời di dời người và tài sản đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Qua trao đổi với phóng viên, ông Trương Đức Khanh, Giám đốc BQL các Dự án cấp, thoát nước tỉnh Hà Giang – Chủ đầu tư dự án, cho biết: “Theo nhận định ban đầu, trong thời gian thi công hố trạm bơm số 4, phần đất dọc theo các mạch nước ngầm bị mất nước, giảm áp lực chịu tải gây ra sụt lún đất ngầm, nứt các công trình nhà ở. Trước vấn đề này, BQL đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với nhà thầu thi công, đơn vị giám sát xuống hộ dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc lún, nứt nhà dân. Đồng thời, chúng tôi đã thuê một đơn vị tư vấn độc lập đánh giá chính xác nguyên nhân để có câu trả lời cho người dân và có hướng xử lý sự cố. Sau khi có kết quả, chúng tôi và nhà thầu thi công sẽ tiếp tục cùng các ngành liên quan thống kê thiệt hại, xem xét tính toán bồi thường cho các gia đình. Trước mắt BQL đã yêu cầu nhà thầu đã đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục này”.

Bài, ảnh: M.LAN - D.TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề