Bé 17 tháng tuổi mọc bao nhiêu răng năm 2024

Bé trai nhà em được 17 tháng, bé cao gần 80cm, nặng 11kg, mới mọc được 6 răng và thóp chưa đóng hết, liệu bé có đang bị thiếu canxi không ạ?

Chào bạn!

Bé trai 17 tháng nặng 11kg, cao 80cm được đánh giá là phát triển bình thường. Trong thông tin bạn cho là gần 80cm thì được rõ ràng, nếu bé trai 17 tháng 77cm thì sẽ bị thấp còi, nếu bé được 82cm là chiều cao trung bình, khoảng 77-82 m là khoảng -2SD -trung bình, trên biểu đồ tăng trưởng là khoảng bình thường. Nhưng để đánh giá thêm về các chỉ số chiều cao cân nặng bạn cần theo dõi dọc em bé, một thời điểm cắt ngang cũng chưa đủ thông tin đánh giá, khi theo dõi dọc nếu chiều hướng tăng trưởng đi lên là dấu hiệu tốt, đi ngang trong 3 tháng liền bạn nên đưa bé đến bác sĩ.

Bé thường bắt đầu mọc rang lúc 6-8 tháng, khi 17 tháng thông thường sẽ có 11-13 chiếc răng. Bé của bạn có 6 chiếc răng là hơi ít so với bình thường, nhưng chưa đủ chứng cứ nói bé bị thiếu canxi. Bé thường đóng thóp vào 12-18 tháng, bé của bạn 17 tháng chưa đóng thóp nhưng thóp còn rất bé và đóng vào 18 tháng thì bạn không có gì phải lo ngại về cái thóp. Nhưng nếu 17 tháng thóp bé còn rộng rõ ràng, thì bạn cần đánh giá thêm chỉ số vòng đầu của bé, việc đo vòng đầu gọi là chu vi đầu là đo phần rộng nhất của trá, ngay sát trên tai, điểm giữa chỗ gồ cao nhất phía sau đầu, gọi là ngang ụ chậm phía sau, cho kết quả, nhưng bạn lưu ý nhé vì không để ý các điểm đo, dễ cho kết quả sai, thường việc đo dành cho những bạn nhân viên y tế đã thực hành nhiều lần ít sai sót hơn. Bé 17 tháng chu vi vòng đầu thường 45-50cm, nếu chu vi đầu quá to hơn hoặc nhỏ hơn, bạn cần đưa bé đến khám với bác sĩ. Thực tế có một số bạn chu vi đầu to giống bố hoặc mẹ nhưng phát triển mọi mặt về tinh thần vận động vẫn bình thường. Việc bé mọc răng ít, thóp rộng bé có thể bị thiếu canxi hoặc vitamin D, nhưng không thể khẳng định ngay bé thiếu canxi, vì nếu bé có trương lực cơ bình thường, và các mốc vận động vẫn trong chuẩn thì có nhiều bé không thiếu gì cả. Vả lại có bé chỉ thiếu vitamin, không thiếu canxi, nên bạn cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra cụ thể, và nếu cần thiết sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra ho bé. Bạn tuyệt đối không tự bổ sung canxi cho trẻ.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúc hai mẹ con một ngày vui khoẻ, bé hay ăn chóng lớn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 024 3872 3872 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

Rất nhiều ông bố bà mẹ lần đầu có con nhỏ vẫn còn lúng túng chưa biết được trẻ mấy tháng mọc răng? Thấy con nhà người ta đẻ cùng thời điểm răng mọc “đầy mồm” mà con mình chưa thấy gì, không biết khi nào mới đến lượt con nhà mình cũng sốt ruột khôn nguôi. Thực tế cho thấy răng của trẻ có thể được mọc sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa, sự phát triển của chúng nữa. Muốn biết cụ thể thời gian mọc răng của trẻ thì mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội Dung Chính

Trẻ mấy tháng mọc răng?

Mọc răng được xem là một cột mốc quan trọng để đánh dấu sự chuyển giao của bé từ giai đoạn bú sữa mẹ sang chế độ ăn dặm. Lúc này cơ thể của bé sẽ cần có nhiều dưỡng chất hơn bình thường nên phụ huynh phải đặc biệt lưu ý để có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhất cho con yêu nhé.

Thông thường những chiếc răng đầu tiên sẽ được mọc ngay từ lúc bé mới được khoảng 6 tháng tuổi. Đến khi bé được 3 tuổi, hàm răng hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, việc mọc răng sớm hay muộn ở mỗi trẻ sẽ là khác nhau và tùy thuộc vào sự phát triển của chúng nữa.

Trẻ em bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6

Có một số bé mọc được chiếc răng đầu tiên khi mới có vỏn vẹn 4 tháng tuổi nhưng mà lại có những bé đến 9 – 10 tháng thì mới bắt đầu lấp ló những chiếc răng đầu tiên. Việc răng mọc muộn sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mà cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, đợi đến sau 1 tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc nào thì hãy đưa chúng đến bệnh viện để được thăm khám nhé.

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Khi mà trẻ mọc răng thì thường có các biểu hiện đặc trưng điển hình giống như dưới đây mà cha mẹ có thể quan sát và nhận biết một cách dễ dàng.

Dãi chảy nhiều, liên tục

Hiện tượng mọc răng kích thích cho nước dãi bên trong khoang miệng của bé chảy ra ngoài nhiều hơn. Tình trạng chảy nước dãi sẽ khéo dài liên tục trong quá trình răng mọc, vì vậy hãy buộc yến để trẻ được thoải mái hơn.

Cằm, quanh miệng nổi mẩn

Khi nước dãi trẻ chảy nhiều sẽ tiếp xúc với vùng da cằm và quanh miệng. Theo đó, đây là nguyên nhân chính khiến vùng da này mẩn đỏ.

Trẻ bị ho

Nước dãi cũng được xếp vào nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho. Nếu thấy chúng tự nhiên ho mà không hề có dấu hiệu bị dị ứng hay cảm cúm thì có thể đây chính là dấu hiệu của một vài chiếc răng sữa sắp mọc.

Trẻ bị sốt

Thông thường giai đoạn trẻ mọc răng thì hệ miễn dịch cũng sẽ thay đổi, bé hay bị sốt bất thường. Tuy nhiên nếu như bé sốt cao, không thấy thuyên giảm thì tốt nhất nên đưa đi khám.

Trẻ hay cáu gắt, khóc

Lúc mọc răng thì lợi sẽ đau và sưng. Đây là nguyên nhân làm cho bé hay khóc, khó tính hơn bình thường, lười bú và ngủ không ngon.

Tiêu chảy

Lúc mọc răng, lợi bé sẽ nứt ra và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Cuối cùng dẫn đến tình trạng tiêu chảy cho trẻ.

Thích cắn

Dấu hiệu này phụ huynh nhận biết khá dễ dàng, trẻ thường thích cắn, gặm mọi đồ vật ở trong tầm với của mình. Nguyên nhân là khi răng mọc, áp lực từ răng lên nướu gây cảm giác khó chịu, ngứa buộc trẻ phải tìm vật để cắn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Thứ tự mọc răng sữa của bé

Khi trẻ sơ sinh mọc răng thì điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy theo dõi cụ thể trình tự mọc răng hàm trên và hàm dưới để đảm bảo răng mọc đầy đủ, mọc đúng quy định. Dưới đây là thứ tự mọc răng phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con yêu của mình.

Thứ tự mọc răng từ 6 – 19 tháng tuổi

  • Từ 6 – 10 tháng tuổi: Giai đoạn 2 chiếc răng cửa hàm dưới sẽ xuất hiện
  • Từ 8 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn 2 chiếc răng cửa hàm trên xuất hiện. Khi đó nhìn trẻ rất là dễ thương.
  • Từ 9 – 13 tháng tuổi: Giai đoạn này 2 chiếc răng cửa bên hàm trên mọc, trẻ có đủ 4 chiếc răng cửa hàm trên.
  • Từ 10 – 16 tháng tuổi: Lúc 2 răng cửa hàm trên mọc thì tiếp theo là 2 chiếc răng cửa bên hàm dưới mọc.
  • Từ 13 – 19 tháng tuổi: Thời điểm xuất hiện 2 răng hàm của hàm trên. Hai chiếc này mọc tại vị trí lùi về phía trong, cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa của hàm dưới.

Thứ tự mọc răng ở độ tuổi từ 6 – 19 tháng

Thứ tự mọc răng từ 14 – 33 tháng

  • Từ 14 – 18 tháng tuổi: Tương tự giống 2 chiếc răng hàm trên, 2 chiếc ở hàm dưới sẽ mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa của hàm dưới.
  • Từ 16 – 22 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà 2 chiếc răng nanh hàm trên bắt đầu mọc, lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • Từ 17 – 23 tháng tuổi: Giai đoạn mà 2 răng nanh cửa hàm dưới mọc, giúp trẻ có được nụ cười toàn răng.
  • Từ 23 – 31 tháng tuổi: Giai đoạn 2 răng nanh hàm dưới mọc để đảm bảo cho việc ăn nhai được tốt hơn.
  • Từ 25 – 33 tháng tuổi: Giai đoạn có 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng mọc lên. Tổng cộng đến khi 3 tuổi là trẻ có hàm 20 răng sữa

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của trẻ

Bình thường, trẻ sẽ thay răng sữa để mọc răng vĩnh viễn trong khoảng giai đoạn từ 7 – 8 tuổi. Khi đó những chiếc răng sữa yếu dần, bắt đầu rụng đi và thay thế vào đó là răng vĩnh viễn. Quá trình này kết thúc lúc trẻ 12 tuổi với số lượng răng lên đến 28 chiếc. Trong đó quá trình thay răng sữa cụ thể của trẻ sẽ như sau:

  • Từ 5 – 7 tuổi: Lúc này răng cửa sữa rụng đi, thay đó đó răng cửa giữa vĩnh viễn mọc lên. Các răng hàm thứ nhất là chiếc răng sâu răng hàm sữa thứ hai mọc lên. Đây là răng vĩnh viễn nên sẽ không thay.
  • Từ 7 – 8 tuổi: Giai đoạn răng cửa sửa bên thay, các răng cửa vĩnh viễn mọc
  • Từ 9 – 10 tuổi: Khi đó, răng hàm sữa thứ nhất thay đi, các răng tiền hàm [cối nhỏ] thứ nhất mọc.
  • Từ 10 – 11 tuổi: Giai đoạn răng nanh sữa thay
  • Từ 11 – 12 tuổi: Giai đoạn răng hàm sữa thứ hai thay, các răng tiền hàm [răng cối nhỏ] thứ hai mọc. Song song là các răng hàm [cối lớn] thứ hai sau răng hàm thứ nhất mọc. Đây là những chiếc răng vĩnh viễn không thay đổi.

Như vậy đến khoảng 12 tuổi là trẻ đã hoàn thiện được hết hàm răng vĩnh viễn cho chính mình. Tại đó, trên cung hàm đã đủ 28 chiếc răng nhằm phục vụ cho quá trình ăn nhai được tốt và đảm bảo nhất.

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

Lúc trẻ có dấu hiệu mọc răng thì thường sẽ cảm thấy khó chịu trong người, hay quấy khóc. Khi đó phụ huynh có thể áp dụng một số cách chăm sóc sau đây để giúp con yêu cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

  • Sử dụng ngón tay để xoa nhẹ nhàng lên trên nướu đau của con
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ ngay từ khi bắt đầu mọc răng với khăn vải mềm có nhúng nước.
  • Với những trẻ lớn hơn thì có thể sử dụng bàn chải lông mềm vệ sinh răng miệng cũng được.
  • Đối với trường hợp trẻ sốt dưới 39° thì bạn có thể sử dụng khăn ấm để chườm, mặc đồ thông thoáng, thoải mái.
  • Với trẻ sốt trên 39°, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, theo dõi thân nhiệt thường xuyên.
  • Nên hạn chế cho bé dùng thực phẩm nhiều đường mà thay vào đó dùng các loại thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên thì các phụ huynh có thể nắm bắt được đầy đủ cụ thể trẻ mấy tháng mọc răng cũng như quá trình thay răng của chúng. Đồng thời qua đó biết cách nhận biết để kịp thời chăm sóc con yêu tốt hơn trong quá trình mọc răng này. Mọi ý kiến thắc mắc cần tư vấn, giải đáp thì vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 nhé! Hoặc bạn có thể đăng ký thông tin theo form dưới đây để được nhân viên nha khoa tư vấn chi tiết nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Bao lâu thì bé bắt đầu mọc răng?

Thời gian mọc răng của bé khác nhau về thể chất, có một số bé 4 - 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có bé khoảng 1 tuổi mới bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ không phải lo lắng vì trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn hoàn toàn phát triển bình thường.

1 cái răng vĩnh viễn mọc trong bao lâu?

Tuy nhiên, thời gian mọc răng vĩnh viễn chỉ thường chỉ kéo dài 1 - 2 tháng, nếu thời gian thay răng quá lâu có thể dẫn đến một số biến chứng sau: - Những chiếc răng mọc lệch có thể sẽ làm tổn thương những chiếc răng bên cạnh và nướu.

Bổ sung gì cho bé chậm mọc răng?

Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh hay hoa quả có chứa các chất cần thiết cho quá trình mọc răng như vitamin K2, canxi, vitamin D. Không nên cho bé ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng quá cao phốt pho. Cho bé sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa. Cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Bé mọc răng có triệu chứng gì?

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Mọc Răng.

Chảy nước dãi nhiều..

Hay cáu kỉnh..

Quấy khóc nhiều hơn..

Hay cắn..

Thích nhai, gặm..

Nướu có dấu hiệu sưng đỏ.

Khó ngủ.

Chủ Đề