Bệnh hen suyễn chữa như thế nào

Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Có thể hồi phục bệnh do sưng phù, đông tiết nhiều đờm và co thắt đường dẫn khí  luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở; gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh.

Những triệu chứng của bệnh hen là gì?  

Các triệu chứng của bệnh hen bao gồm:

      - Ho

      - Khò khè, tiếng thở rít

      - Nặng ngực

      - Khó thở

Những triệu chứng này khi thay đổi thời tiết có thể xảy ra hàng ngày, hàng tuần hay thưa hơn. Triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Dù khá hiếm, nhưng một cơn hen cấp tính đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

Vậy cần phòng ngừa và điều trị bệnh hen như thế nào?

Nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy vậy việc phát hiện và điều trị bệnh hen suyễn càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ kiểm soát được bệnh và không làm bệnh phát triển nặng thêm. Dưới đây là một số cách để hạn chế tối đa những triệu chứng mà bệnh gây ra:

1. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:

Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,... thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.

2. Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn:

Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm: vật nuôi, mạt nhà, gián, cây trồng và phấn hoa, ẩm mốc, khói thuốc, hóa chất, một số loại thức ăn. Cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này.

- Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…

- Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.

- Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.

- Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.

3. Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng:

Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,... Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...

Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.

Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả

4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh:

Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.

5. Thực hiện tầm soát hen:

Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán hình ảnh qua chụp X-Quang phổi, đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,... để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.

Để kết quả tầm soát hen chính xác nhất, bạn nên đến bệnh viện để Bác sĩ khám và điều trị kịp thời và chính xác.

---------------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: [028] 6260 1100
Hotline: 0974 508 479
---------------------------------------------------------------
Tư vấn online tại 
Website: 
//bvtamtrisaigon.com.vn/
Fanpage: //www.facebook.com/benhviendakhoatamtrisaigon/
Khám và tư vấn tại bệnh viện:
171/3 Trường Chinh, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. HCM

Bệnh hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Căn bệnh này gây ra những triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực,… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một vấn đề luôn được nhiều người bệnh quan tâm đó là bệnh hen suyễn có chữa được không và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

1. Bệnh hen suyễn có chữa được không?

1.1. Một số triệu chứng của bệnh hen suyễn

Khi bị bệnh hen suyễn, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

- Bệnh nhân thường xuyên ho, khó thở, đau tức ngực,… Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và thường gặp vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya.

- Những cơn khó thở của người bệnh có thể tạo thành tiếng rít mà chỉ đứng gần đã có thể nghe thấy. Cơn khó thở này có thể diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút hoặc cũng có thể kéo dài đến 1 tiếng. Khi cơn khó thở qua đi, bệnh nhân ho nhiều và khạc ra đờm đặc quánh.

Bệnh hen suyễn gây khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp gây tử vong,…

1.2. Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không và mong muốn được chữa khỏi bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lo lắng quá, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, căn bệnh này hoàn toàn có thể được kiểm soát giúp giảm thiểu triệu chứng và hạn chế nguy cơ tiến triển nặng của bệnh, nói một cách khác là bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với bệnh hen suyễn.

Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng có thể được kiểm soát tốt

Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân mắc hen suyễn có thể tự khỏi do diễn tiến tự nhiên của bệnh. Cụ thể là:

- Một số bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bệnh khi con nhỏ nhưng khi trưởng thành những triệu chứng này lại không còn nữa.

- Một số bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ cần tránh những yếu tố gây kích thích cơn hen là có thể kiểm soát bệnh rất tốt.

2. Các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn

Để điều trị bệnh hen suyễn, các bác sĩ có thể sử dụng một phương pháp hoặc áp dụng nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Khi sử dụng thuốc điều trị hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, cần luôn luôn mang theo thuốc bên người để có thể sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp. Một số loại thuốc thường được sử dụng là:

+ Thuốc kiểm soát tình trạng hen suyễn dài hạn: Bệnh nhân cần sử dụng hàng ngày để tránh tình trạng viêm đường hô hấp và giảm thiểu nguy cơ xảy ra triệu chứng bệnh.

+ Thuốc cắt cơn: Loại thuốc cắt cơn đường hít có thể mang đến tác dụng giảm thiểu triệu chứng nhanh chóng. Bệnh nhân có thể sử dụng trước khi vận động trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

Trong những trường hợp hen phế quản đã được kiểm soát tốt thì người bệnh vẫn không nên chủ quan, mà cần tái khám định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng bệnh. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi loại thuốc, điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Mặc ấm khi trời lạnh để tránh nguy cơ khởi phát triệu chứng hen suyễn

  • Tránh xa những yếu tố có thể khiến cơn hen suyễn khởi phát.

+ Thay đổi thời tiết: Trời chuyển lạnh, chuyển mùa là yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn khó tránh nhất. Vào những thời điểm này, bạn nên chú ý đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào ban đêm khi trời trở lạnh,…

+ Gắng sức: Người bệnh có thể khởi phát những triệu chứng hen suyễn khi làm những công việc nặng nhọc, khi leo cầu thang, tham gia chơi thể thao,… Cách phòng tránh như sau: Trong khi vận động, nếu có biểu hiện mệt, thở khò khè thì bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Bên cạnh đó, chỉ nên tham gia những môn thể thao có tính chất rèn luyện toàn thân như đi xe đạp, bơi lội,…

+Khói thuốc lá: Cần loại bỏ thói quen hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá để tránh nguy cơ gây bùng phát cơn hen,…

+ Khói bụi chẳng hạn như khói bếp, bụi nhà, bụi công nghiệp, bụi phấn,… chính là một trong những yếu tố kích thích triệu chứng bệnh. Cách phòng tránh như sau: Bệnh nhân không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nên mang khẩu trang khi ra ngoài đường, giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ.

+ Một số loại hóa chất như mỹ phẩm, nước hoa, nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt phòng,… cũng là một số tác nhân mà người bệnh nên tránh để kiểm soát cơn hen.

+ Một số loại thức ăn, đồ uống cũng có thể là nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng hen. Chính vì thế, bệnh nhân nên cẩn trọng trong quá trình ăn uống. Nên ăn uống đủ chất nhưng đừng quên tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng, những thực phẩm mà bạn đã từng bị dị ứng,…

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lựa chọn bài tập toàn thân nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, phòng tránh hen suyễn

+ Ngoài ra bệnh nhân cũng cần thực hiện một số lưu ý như: Không tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp để tránh nguy cơ lây nhiễm, có thể sử dụng điều hòa không khí để đảm bảo nguồn không khí trong lành, nên đóng cửa vào thời điểm nhiều phấn hoa, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng,… để kiểm soát tốt cơn hen suyễn.

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không và một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để được biết thêm thông tin về bệnh hen suyễn và một số vấn đề sức khỏe, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ với cước gọi hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề