Bệnh viện bạch mai là bệnh viện tuyến gì năm 2024

Ngày 8/12, tại sự kiện kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Hội nghị khoa học tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện đánh giá, thời gian qua, Bạch Mai đã làm rất tốt công tác chỉ đạo tuyến, giúp giảm tình trạng chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên.

PGS.TS Đào Xuân Cơ đánh giá, tỉ lệ chuyển tuyến từ tuyến cơ sở lên Bệnh viện Bạch Mai giảm 30% [Ảnh: M.T].

Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai là đầu mối kết nối chuyển giao kỹ thuật và đưa cán bộ y tế tuyến trên luân phiên về hỗ trợ chuyên môn gần 200 bệnh viện các tỉnh phía bắc.

"Với việc thực hiện tốt nhiệm vụ này, Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai đã góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến lên trung ương với các chuyên khoa là 30%", PGS Cơ thông tin.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá, trong 25 năm qua, Trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai đã hỗ trợ được nhiều cơ sở y tế tuyến dưới tại những nơi vùng sâu vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn trên khắp cả nước, để không ngừng nâng cao năng lực khám chữa bệnh của các bác sĩ cơ sở tuyến dưới trong việc điều trị cho bệnh nhân ngay tại tuyến cơ sở.

Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại sự kiện [Ảnh: M.T].

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, các đề án, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chỉ đạo tuyến cho ngành như Đề án Khám chữa bệnh từ xa, Đề án Xây dựng các bệnh viện vệ tinh; Đề án 1816, Luân phiên cán bộ; Các chương trình mục tiêu Quốc gia..., Bộ Y tế đều tin tưởng giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

"Thành quả mang lại rất thiết thực với ngành y, khi mà y tế cơ sở được nâng cao chất lượng, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá.

Theo PGS Cơ, Trung tâm chỉ đạo tuyến đã góp phần rất lớn xây dựng và hoàn thiện mô hình đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật, thiết lập và kết nối mạng lưới chỉ đạo tuyến các bệnh viện khu vực phía bắc từ Quảng Bình trở ra với 33 bệnh viện tuyến tỉnh và 495 bệnh viện chuyên khoa, khu vực, tuyến huyện, xã...

Cụ thể, trong 25 năm, Trung tâm tổ chức thành công 4.548 khóa đào tạo liên tục cho 327.416 lượt cán bộ y tế các trình độ chuyên môn từ y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y đến bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc hơn 1.000 cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến trung ương đến cơ sở trên cả nước.

Trung tâm quản lý trên 1.700 cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ gần 200 bệnh viện các tỉnh phía bắc, giúp tỷ lệ chuyển tuyến với các chuyên khoa luân phiên giảm 30%.

Ngoài ra, đã có hơn 10.000 lượt cán bộ Bệnh viện Bạch Mai xuống hỗ trợ tuyến dưới, góp phần phát triển chuyên ngành.

Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh quy định thứ tự chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến huyện lên bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh lên bệnh viện tuyến trung ương thì được coi là đúng tuyến, trừ khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.

Vì vậy, chỉ có thể chuyển bố của ông từ tuyến huyện lên tuyến trung ương nếu cơ sở y tế tuyến tỉnh không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp. Trường hợp bố của ông được chuyển đúng tuyến mà thuộc một trong các bệnh, nhóm bệnh được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định về đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT thì Giấy chuyển tuyến có giá trị trong năm dương lịch.

Theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT, từ ngày 1/1/2016, có 62 loại bệnh người bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến 1 lần/năm.

Sáng 5/12, nhiều người khi đến khám tại BV Bạch Mai ngỡ ngàng khi biết quy định mới được thực hiện từ 1/1/2015, người bệnh có thẻ BHYT khám vượt tuyến ngoại trú sẽ không được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.

Sáng 5/1, sau đợt nghỉ lễ dài, các bệnh viện chính thức áp dụng quy định của Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2015. Tại BV Bạch Mai, lượng bệnh nhân đổ về đầu giờ sáng rất đông đúc.

Bác Trần Thị Lý [70 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội] phát hiện tăng huyết áp, tiểu đường từ 3 năm nay giờ đang tái khám thường xuyên tại BV Bạch Mai. Trước đây bác khám, điều trị tại nơi KCB ban đầu dùng thuốc bị phù nên rất mệt. Khi lên Bạch Mai khám thấy hợp thầy, hợp thuốc, huyết áp, tiểu đường đều được kiểm soát nên từ đó bác Lý đều khám trái tuyến tại BV Bạch Mai, được thanh toán 30% chi phí khám chữa bệnh, thuốc bảo hiểm y tế.

Sáng 5/1 khi đến viện tái khám, bác vẫn trình thẻ BHYT thì được nhân viên y tế giải thích, từ nay khám ngoại trú trái tuyến sẽ không được quỹ BHYT. “Tôi đóng hết 30 nghìn tiền khám, số tiền cũng không quá nhiều. Sau đợt này, tôi sẽ về nơi KCB ban đầu xin giấy chuyển tuyến khám bệnh. Nếu họ chấp nhận thì sẽ được lợi, nhưng trong trường hợp không được thì tôi cũng chấp nhận bỏ tiền túi ra khám vượt tuyến. Bởi gần 3 năm nay tôi tái khám tại BV Bạch Mai, thuốc dùng hàng tháng không hết quá nhiều tiền mà tình trạng bệnh được kiểm soát nên không muốn thay đổi nơi khám bệnh”, bác Lý nói.

Hai mẹ con bệnh nhân Đinh Thu Hiền từ Hải Dương lên cũng bất ngờ khi thẻ BHYT khám trái tuyến không được chấp nhận. “Đến đây khám tôi mới biết người ta cắt hết, không cho quyền lợi gì. Tôi đi khám hô hấp, con tôi lần này đi khám do đau lưỡi. Tôi vẫn thường xuyên khám hô hấp tại BV Bạch Mai, mọi khi, chi phí hết 1 triệu đồng/ lần thì cũng đươc thanh toán 300.000 đồng, bây giờ không có gì, mà cũng không được biết quyền lợi đã bị cắt giảm khi khám, điều trị ngoại trú”, chị Đinh Thu Hiền cho biết.

Mắc bệnh gan, men gan tăng, gan nhiễm mỡ nên bác P.T.L [52 tuổi] cứ 3 tháng lại phải đi khám, xét nghiệm lại một lần. Bác khám tại BM cũng là trái tuyến vì nhà neo người, không có điều kiện ra nơi đăng kí KCB ban đầu xin chuyển tuyến, mà “chắc xin người ta cũng chẳng cho” như lời bác nói. Mọi lần bác được BHYT chi trả 30% chi phí, lần này, bác phải bỏ toàn bộ tiền khám, tiền xét nghiệm, tiền thuốc với chi phí gần 1 triệu đồng.

“Quyền lợi bị cắt giảm như này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Tôi sẽ vẫn khám ở đây, nhưng đang tính giãn thời gian tái khám là 6 tháng cho đỡ chi phí”, bác L cho biết.

Sáng cùng ngày ban lãnh đạo BV Bạch Mai cũng chủ động đi giám sát việc thực hiện quy định của Luật BHYT sửa đổi. Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền Phó Giám đốc BV Bạch Mai, do đã lường trước được sự bỡ ngỡ của người bệnh khi thực hiện quy định mới về bảo hiểm nên trước đó BV đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các bác sĩ, nhân viên y tế; in các tờ hướng dẫn chi tiết về mức thanh toán, về những quy định mới.

Trên thực tế, các bảng điện tử của khoa Khám bệnh cũng hiện thông báo về quy định mới này, nhưng đa phần người bệnh vẫn chưa nắm được thông tin mà phải nghe giải thích trực tiếp từ nhân viên y tế.

Vì là quy định mới đưa vào thực hiện chắc chắn còn nhiều bỡ ngỡ, BV Bạch Mai lập hẳn một tổ công tác kiểm tra việc thực hiện Luật BHYT sửa đổi, với mục tiêu kịp thời giải đáp những thắc mắc của người bệnh, làm sao đảm bảo quyền lợi tốt nhất của người dân khi đi KCB.

Tại sao lại gọi là Bệnh viện Bạch Mai?

Bệnh viện là cơ sở thực hành chính của Đại học Y Hà Nội [thành lập năm 1902]. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, các địa danh mang dấu ấn của thực dân Pháp đều được đổi tên. Bệnh viện cũng được đổi tên thành Bệnh viện Bạch Mai cho đến nay. Như vậy, bệnh viện không nằm ở làng Bạch Mai mà chỉ nằm gần khu vực này.

Bệnh viện Bạch Mai thuộc quần gì?

Bệnh viện Bạch Mai [tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital] nằm ở số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.

Bệnh viện tuyến trung ương là gì?

Bệnh viện tuyến trung ương là những bệnh viện tuyến đầu của cả nước, là nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ và hệ thống trang thiết bị phục vụ việc điều trị, khám chữa bệnh cho bệnh nhân thuộc hạng tốt và đầy đủ nhất.

Khám tổng quát tại Bệnh viện Bạch Mai hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám tổng quát ở Bệnh viện Bạch Mai Bệnh nhân khám bệnh với Giáo sư sẽ mất phí: 100.000 VNĐ/lần. Chi phí khám sức khỏe tổng quát dao động từ 1.000.000- 2.000.000 VNĐ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi và bệnh án sẽ có các gói khám khác nhau.

Chủ Đề